Thursday, December 26, 2024
Trang chủBiển ĐôngĐá Gạc Ma và dã tâm của TQ

Đá Gạc Ma và dã tâm của TQ

Đá Gạc Ma là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng vào bồi đắp trái phép. Bãi đá này nằm gần sát 2 thực thể hiện đang được lực lượng hải quân Việt Nam đóng giữ, là đá Côlin cách khoảng 3,2 km về phía Đông Nam và đá Len Đao cách khoảng 10km về phía Tây. Đá Gạc Ma có chiều dài lớn nhất khoảng 4,5 km, chiều rộng lớn nhất khoảng 2,2 km, có diện tích khoảng 8 km², chìm dưới nước, khi thủy triều xuống thì nó như một vệt đá trải dài giữa biển.

Tàu HQ-604 rời đất liền ra Trường Sa làm nhiệm vụ, chỉ 3 ngày trước cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền và bị tàu địch bắn chìm tại đá Gạc Ma, ngày 14/3/1988.

Gạc Ma – ký ức bi tráng về tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền biển đảo

Gạc Ma là nơi diễn ra cuộc thảm sát Gạc Ma năm 1988, khiến 64 binh sĩ Việt Nam không vũ khí hy sinh dưới họng súng quân Trung Quốc. Đầu tháng 3 năm 1988, hải quân Việt Nam dự đoán Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và khu vực phía Đông kinh tuyến 115, trong đó Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nên đã đưa lực lượng ra để đóng giữ. Khoảng 9h ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu vận tải HQ 604, tàu vận tải HQ505 xuất phát từ đảo Đá Lớn tiến về Gạc Ma và Côlin khi hai tàu của Việt Nam thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ Trung Quốc từ đá Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma áp sát tàu HQ604 dùng loa gọi sang khiêu khích, chạy quanh đảo Gạc Ma uy hiếp. Binh sĩ tàu 604 và 605 của Việt Nam đã động viên nhau giữ vững, không mắc mưu lính Trung Quốc. 21h cùng ngày, hải quân Việt Nam khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm chuyển vật liệu làm nhà lên đảo ngay trong đêm. Đến khoảng 2 giờ sáng ngày 14 tháng 3, khi thủy triều xuống, công binh Việt Nam chuyển vật liệu từ tàu HQ604 lên đảo Gạc Ma, tiếp đó bí mật đổ bộ cắm cờ Việt Nam và triển khai 4 tổ bảo vệ đảo…

Khoảng 5h30 quân Trung Quốc tiếp tục xuất hiện trên 3 tàu hộ vệ trang bị pháo 100mm, sát tàu vận tải của Việt Nam. 6h Trung Quốc thả ba thuyền nhôm và khoảng hơn 50 quân được trang bị súng AK đổ bộ lên đảo để giật quốc kỳ của Việt Nam. Để tránh bị xung đột vũ trang, công binh Việt Nam đã dùng cuốc, xẻng và gạch đá để giao tranh giành lại quốc kỳ. Sau đó lính Trung Quốc đã nổ cùng bắn vào bộ đội ta khiến thiếu ý Trần Văn Phương tử vong. Dù bị đối phương uy hiếp, nổ súng tấn công, bộ đội Việt Nam vẫn kiên cường đấu tranh bảo vệ. Nhận thấy các tàu của Việt Nam chỉ là tàu vận tải trang bị pháo cỡ nhỏ, top lính Trung Quốc đã rút về tàu, hai tàu hộ vệ của Trung Quốc lập tức khai hỏa, hỏa lực gồm trọng liên 12,7mm, pháo 37mm, pháo 76,2 mm và pháo 100mm, dàn ống phóng rocket-12 nòng, bắn vào tàu HQ604 và cả công binh của Việt Nam trên đảo. Sau loạt đạn, gần như toàn bộ công binh của Việt Nam trên đảo hi sinh. Sau đó, tàu Trung Quốc đã quay sang bắn các tàu vận tải HQ505 bên đảo Côlin và tàu vận tải HQ605 bên đảo Len Đao. Sau đợt pháo kích Hải quân Trung Quốc cho các xuồng đổ bộ về phía tàu HQ604. Bộ đội Việt Nam trên tàu sử dụng các loại súng như là AK,mRPD, B40, B41 đánh trả quyết liệt khiến nhiều lính Trung Quốc thương vong buộc đối phương phải bỏ xuồng nhảy xuống biển bơi về tàu rồi tiếp tục nã pháo cho tới khi tàu HQ604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Trời sáng rõ, quân Trung Quốc mới rút khỏi đá Gạc Ma. Trưa ngày 14 tháng 3 máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời đá Gạc Ma nhưng tàu Trung Quốc đã đi khỏi.

Sau đó, tức ngày 16 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đá Gạc Ma và vẫn kiểm soát rạn san hô cho đến ngày nay. Trong sự kiện này, Trung Quốc đã vu khống rằng Việt Nam đã nổ súng trước. Nhưng năm 2012 chính Trung Quốc đã công bố một thước phim ghi hình diễn biến đã xảy ra ở đá Gạc Ma cho thấy một sự thật khác với những tuyên bố 24 năm trước của họ. Trong thước phim này điều dễ nhìn nhận thấy nhất là từ đầu đến cuối chỉ có duy nhất một bên nổ súng là Trung Quốc.

Quá trình xây dựng đá Gạc Ma trở thành đảo nổi như hiện nay

Ngay sau khi chiếm đóng trái phép bãi đá Gạc Ma, Trung Quốc đã cho xây dựng căn cứ gồm 3 kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ. Đầu năm 1989, họ đã hoàn thiện lô cốt xi măng cao 2 tầng và củng cố dần thành nhà bê tông 4 tầng với tầng chắn sóng, tháp canh và các thiết bị thông tin liên lạc. Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006, họ tiếp tục xây dựng thêm một số công trình trái phép. Tuy nhiên cho tới năm 2011, kết cấu hình chữ nhật đã không còn nữa có thể là do Trung Quốc đã tháo dỡ để chuẩn bị cho đợt bồi đắp quy mô lớn vào năm 2013.

Từ tháng 7 năm 2013, lực lượng kỹ thuật hải quân và tập đoàn xây dựng giao thông Trung Quốc đã ồ ạt đưa phương tiện xuống Trường Sa để xây dựng căn cứ biến bẩy bãi đá mà họ chiếm đóng trái phép trong đó có cả đá Gạc Ma, thành đảo nhân tạo. Hiện tại phía Trung Quốc đã tôn tạo xây dựng trên diện tích hơn 13hecta ở đá Gạc Ma nhiều công trình sơn màu trắng nổi bật dễ nhận dạng khi cách xa hơn mười hải lý, bao gồm tòa nhà trung tâm kiên cố cao từ 26 đến 27m gồm 8 tầng, 4 góc nhà được bố trí các lỗ châu mai và có đường dẫn cho xe cơ giới lên thẳng tầng 2, trên nóc nhà tầng 5, 6, 7, 8 tại các đài quan sát được thiết kế dạng hình bậc thang được bố trí hai radar hàng hải, hai ăng ten parabol và một thiết bị đảm bảo bay cùng một số thiết bị thông tin liên lạc khác. Tầng 6 của tòa nhà là Club radar điều khiển hỏa lực hệ thống kính ngắm quang học hiện đại và trên sân thượng của tất cả các tầng đều được trang bị một loạt các bệ pháo từ 30mm cho đến 76mm với lính trực canh 24/24 sẵn sàng khai hỏa… Hiện nay thì phía Trung Quốc đã hoàn tất và đưa vào sử dụng một bãi đáp trực thăng ở một trạm không lưu ở phía Bắc đảo; một cầu cảng ở phía Tây Bắc với chiều dài khoảng 80m; một bến nghiêng rộng khoảng 30m phục vụ việc đổ bộ cho các loại xe vận tải xe bánh xích từ tàu vận tải.

Với việc chiếm đóng trái phép Gạc Ma, Trung Quốc muốn có một pháo đài ở trung tâm Biển Đông, tạo thế gọng kìm tam giác từ Hải Nam xuống Hoàng Sa và Gạc Ma để khống chế Biển Đông, một bước đi cụ thể dã tâm hiện thực hóa đường lưỡi bò trên Biển Đông.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới