Mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Khambay Damlath cùng Đoàn Đại biểu QH Lào nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Trong chuyến thăm VN của Phó Chủ tịch QH Lào, ông Khambay mong muốn tập trung triển khai các hoạt động hợp tác, cụ thể: Thỏa thuận cấp cao Việt Nam – Lào năm 2023, Thỏa thuận hợp tác giữa hai QH, cơ chế Hội nghị cấp cao QH CLV (Campuchia – Lào – Việt Nam). Đáng chú ý, hai bên tiếp tục đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, trong đó tập trung vào kết nối cơ sở hạ tầng chiến, trong đó có các dự án kết nối quy mô lớn như đường cao tốc Hà Nội – Vientiane, đường sắt Vũng Áng – Vientiane.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) phải đối mặt với những khoảng cách phát triển do vị trí đặc biệt không giáp biển. Để biến điểm yếu “không giáp biển” thành thế mạnh “liên kết với đất liền” ở Khu vực sông Mê Kông, CHDCND Lào cần đóng vai trò lớn hơn như một trung tâm hậu cần và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chế tạo của mình song song với tăng cường kết nối với Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Chuyển đổi quốc gia hoàn toàn là rất quan trọng không chỉ đối với sự phát triển công nghiệp của đất nước, mà còn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của toàn bộ khu vực Mekong. Trong bối cảnh đó, đường cao tốc Viêng Chăn-Hà Nội (VHE) là một trong những dự án giao thông được mong đợi nhất giữa CHDCND Lào và Việt Nam.
Theo dự án, tuyến đầu tiên sẽ chạy qua Viêng Chăn-Pakxan-Viengthong-Thanh Thủy-Hà Nội dài 725 km, trong đó 355 km sẽ ở Lào. Chi phí ước tính sẽ là 5,23 tỷ USD. Trong đó, phần vốn đầu tư bên Việt Nam là gần 1,6 tỷ USD theo hình thức PPP. Tuyến thứ hai đi qua Viêng Chăn-Naphaeng-Xaysomboun-Xieng Khuang-Tha Lao (tỉnh Huaphan)-Hà Nội, dài 730 km, trong đó 485 km trên lãnh thổ Lào. Chi phí ước tính của tuyến đường này sẽ vào khoảng 9,27 tỷ USD.
Theo hãng Vientiane Times của Lào, đây sẽ là tuyến đường “huyết mạch” thúc đẩy xuất khẩu song phương giữa Việt Nam và Lào.
Điểm đặc biệt là với dự án này, Chính phủ Việt Nam đã đồng ý cho phép Lào tiếp cận cảng nước sâu Vũng Áng – cảng biển gần nhất với Thủ đô Viêng Chăn.
Hiện nay, Hà Tĩnh đang tập trung xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng sớm trở thành khu kinh tế động lực tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Cùng với đó, Hà Tĩnh tập trung thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chính vì vậy, tuyến đường sắt Viêng Chăn – Vũng Áng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tăng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai khu vực. Theo Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh sẽ tận dụng cơ hội này để hình thành trung tâm logistics, kết nối hàng hóa đến cảng cửa ngõ.
Theo kế hoạch phát triển của Hà Tĩnh, dịch vụ logistics là một trong 4 ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh cần tập trung tạo đột phá phát triển từ nay đến năm 2030. Khi dự án kết nối Viêng Chăn – Vũng Áng hoàn thành, tuyến đường sẽ góp phần đưa Hà Tĩnh trở thành trung tâm logistics của vùng Bắc Trung Bộ.
Theo trang Vientiane Times (Lào) cho biết, khi tuyến đường chính thức đi vào hoạt động, giao thương hàng hóa đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á được xếp dỡ nhanh hơn, thuận tiện hơn. Qua đó, giao thương thương mại giữa Việt Nam với các nước láng giềng được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, tuyến đường sắt nối Viêng Chăn (Lào) với Vũng Áng (Việt Nam) được xây dựng với mục đích kết nối với đường sắt Lào – Trung. Đặc biệt hơn, từ việc kết nối đường sắt Lào – Trung có thể thuận lợi hơn khi hướng tới tiếp cận các thị trường châu Âu trong tương lai.
Bên cạnh tuyến đường sắt Viêng Chăn – Vũng Áng, chính phủ hai nước đang tiến hành triển khai thêm tuyến đường cao tốc nối thủ đô Hà Nội – thủ đô Viêng Chăn. Theo Chủ tịch PetroTrade kiêm Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào, tuyến đường được xây dựng với mục đích kết nối hai nền kinh tế Việt – Lào.
Chính phủ hai nước đã xác định tuyến đường sắt Viêng Chăn – cảng Vũng Áng và đường cao tốc kết nối thủ đô Hà Nội – thủ đô Viêng Chăn là hai dự án kết nối chiến lược. Hai nước thực hiện đầu tư và xây dựng hai dự án này nhằm giúp đáp ứng nhu cầu tăng kim ngạch thương mại hai chiều hai nước.
T.P