Friday, January 10, 2025
Trang chủQuân sựVì sao UAE từ bỏ HIMARS của Mỹ quay sang mua hệ...

Vì sao UAE từ bỏ HIMARS của Mỹ quay sang mua hệ thống AR-3 của TQ

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Abu Dhabi (IDEX) 2023 sắp kết thúc, Tập đoàn Công nghiệp Vũ khí Trung Quốc (NORINCO) đã giành được đơn đặt hàng lớn của quân đội UAE về hệ thống phóng tên lửa tầm xa.

Hệ thống phóng tên lửa AR-3 và ba loại đạn Huolong.

Theo tập đoàn quốc phòng Tawazun nổi tiếng của Liên hiệp Các Tiểu vương Ả rập Thống nhất (UAE), tại IDEX 2023, UAE đã ký hợp đồng với NORINCO về việc mua các hệ thống phóng tên lửa tầm xa AR-3. Theo hợp đồng, quân đội UAE sẽ mua một số hệ thống phóng tên lửa tầm xa AR-3 và các dịch vụ hỗ trợ, bảo trì với tổng giá trị hợp đồng lên tới 902 triệu dirham, tương đương khoảng 1,7 tỉ nhân dân tệ.

Thương vụ này được giới công nghệ quân sự cho là thắng lợi của AR-3 trước các hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS và M270 của Mỹ.

Hai kỷ lục được dàn phóng phóng tên lửa AR-3 thiết lập

Việc Quân đội UAE mua hệ thống phóng tên lửa tầm xa AR-3 của Trung Quốc đã lập 2 kỷ lục mới:

Thứ nhất, đây là quốc gia Trung Đông thứ hai mua hệ thống phóng tên lửa tầm xa Trung Quốc sau Ả Rập Saudi. Tháng 10/2022, Quân đội Hoàng gia Ả Rập Saudi tiết lộ họ đã lần đầu tiên mua hệ thống phóng tên lửa tầm xa A-300 do Trung Quốc sản xuất. Điểm khác biệt là A-300 là sản phẩm của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC), còn AR-3 là sản phẩm của Tập đoàn Công nghiệp Vũ khí Trung Quốc (NORINCO). Bằng cách này, các nhánh khác nhau trong hệ thống công nghiệp vũ khí của Trung Quốc đã đạt được bước đột phá trong việc bán các hệ thống phóng tên lửa tầm xa của riêng họ vào Trung Đông.

Thứ hai quan trọng hơn, hệ thống phóng tên lửa tầm xa AR-3 của Trung Quốc đã giành được sự ưu ái của Quân đội UAE sau khi đánh bại hệ thống phóng tên lửa tầm xa HIMARS nổi tiếng của Mỹ. Cần biết rằng Quân đội UAE là khách hàng cũ của HIMARS, trước đó có tin họ đã mua ít nhất 40 hệ thống này. Trong hoạt động của liên quân quốc tế do Ả Rập Saudi dẫn đầu chống lại lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen, HIMARS của UAE cũng đã tham gia.

Nhưng rõ ràng, UAE không mấy mặn mà với thứ được coi là “thần khí” này… Đơn cử như trong lễ duyệt binh 2020, xuất hiện nhiều nhất là phóng tên lửa mô-đun SR-5 do NORINCO xuất khẩu vào thời điểm đó, HIMARS bị lướt qua. Bây giờ với việc chỉ mua hệ thống phóng tên lửa AR-3 của Trung Quốc, dự tính HIMARS đã bị UAE bỏ rơi.

Tính năng AR-3 so với HIMARS

Vậy, tính năng của hệ thống phóng tên lửa tầm xa AR-3 như thế nào và tại sao nó có thể đánh bại HIMARS để giành được sự ưu ái của Quân đội UAE? Có nhiều lý do.

Về thiết kế tổng thể: Cả AR-3 của NORINCO và HIMARS của Lockheed Martin, thiết kế hệ thống, bao gồm cả tổ chức cấp phân đội, đều tương đối giống nhau. Theo thông tin được NORINCO công bố tại Triển lãm hàng không Chu Hải, AR-3 lấy cấp tiểu đoàn làm đơn vị chiến đấu cơ bản, một tiểu đoàn có ba đại đội pháo binh và một đại đội bảo đảm trực thuộc, được trang bị hệ thống thăm dò khí tượng hoàn chỉnh, hệ thống bảo trì sửa chữa và chỉ huy điều khiển hỏa lực. Thời gian phản ứng hỏa lực cấp tiểu đoàn dưới 5 phút, và tất nhiên nó có thể hạ xuống cấp đại đội hoặc thậm chí là một cá nhân sử dụng.

Hệ thống HIMARS của quân đội Mỹ cũng sử dụng cấp tiểu đoàn làm đơn vị chiến thuật cơ bản và mỗi tiểu đoàn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và điều khiển hỏa lực cấp tiểu đoàn. Về thiết kế tổng thể, nó không khác gì AR-3 của Trung Quốc và thời gian phản ứng tác chiến cũng tương đương.

Nhưng xem xét tiếp theo, hệ thống AR-3 về cơ bản đều là ưu thế về kỹ, chiến thuật. Ví dụ, về hiệu suất xe phóng, AR-3 được coi là vượt qua HIMARS về mật độ hỏa lực. HIMARS được thiết kế “nhẹ hóa” nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến của quân đội Mỹ sau Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là nhẹ và yêu cầu tác chiến toàn cầu trong cuộc chiến chống khủng bố.

Để giảm trọng lượng, cái giá phải trả là mật độ hỏa lực giảm. So với M270, một trong những hỏa lực cốt lõi của pháo hỗ trợ cấp quân đoàn của quân đội Mỹ vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mô-đun hỏa lực của HIMARS đã được giảm trực tiếp từ hai mô-đun 6 ống phóng cỡ 227mm thành một mô-đun hỏa lực; nghĩa là, một xe phóng chỉ có thể mang theo 6 tên lửa 227mm hoặc đạn 1 tên lửa chiến thuật lục quân ATACMS. Mặc dù trọng lượng chiến đấu của nó chỉ có 10,8 tấn và có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải C-130H, nhưng rõ ràng tính năng này không phải là quan trọng nhất đối với đa số các quân đội.

Ngược lại, AR-3 là hệ thống phóng tên lửa tầm xa dựa trên các trận chiến trên bộ quy mô lớn, không chú trọng đến trọng lượng nhẹ, tổng trọng lượng chiến đấu lên tới 45 tấn. Do đó, mật độ hỏa lực và hiệu quả tấn công của xe phóng AR-3 đơn rõ ràng không thể đặt ngang với HIMARS quá coi trọng trọng lượng nhẹ.

Trong số những thứ khác, phương án mô-đun hỏa lực của mỗi xe phóng AR-3 bao gồm hai cụm 10 tên lửa 300mm và hai cụm 8 tên lửa 370mm, hai tên lửa chống hạm TL-7B hoặc hai tên lửa tấn công chính xác cỡ 750mm… Mật độ hỏa lực và hiệu quả tấn công vượt xa tên lửa HIMARS đã phát triển chệch hướng do “nhẹ hóa”.

Ngoài thiết kế tổng thể của xe phóng và mật độ hỏa lực vượt xa hệ thống HIMARS, loại đạn được trang bị và hiệu quả tấn công của bệ phóng tên lửa AR-3 cũng vượt trội: Hiện tại, loại HIMARS mà quân đội Mỹ đang được trang bị chủ yếu là hai loại đạn tên lửa dẫn đường chính xác (GMLRS) và Tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS).

Đạn GMLRS có hai loại là M30/31, trong đó M30 là tên lửa dẫn đường chính xác sử dụng đầu đạn chùm, mang theo 404 đầu đạn con DPICM, còn M31 là tên lửa có đầu chiến đấu tích hợp với trọng lượng 90 kg. Cả hai loại tên lửa đều có tầm bắn từ 80 đến 90 km, sử dụng dẫn đường GPS/INS và độ dung sai dưới 10 mét;

Loại thứ hai là vũ khí được quân đội Mỹ sử dụng để tấn công thê đội thứ hai của Quân đội Liên Xô đang tiến công dựa trên cái gọi là khái niệm “tác chiến nhất thể trên không-mặt đất” trong Chiến tranh Lạnh. Các mẫu khá tiên tiến là Block2 và Block2A, mỗi mẫu có thể chứa 13 đầu đạn xuyên giáp BAT/P3IBAT.Tất nhiên, các mẫu đầu tiên cũng có thể mang đầu đạn sát thương M74. Loại tên lửa chiến thuật lục quân này giai đoạn đầu có tầm bắn dưới 200 km, giai đoạn sau gần 300 km, hiện đã được sử dụng làm trang bị dự trữ và sắp bị loại bỏ. Quân đội Mỹ dự định trong vài năm tới sẽ thay thế bằng cái gọi là “tên lửa chiến thuật tấn công chính xác”.

Ngược lại, hệ thống phóng tên lửa tầm xa AR-3 có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau và có khả năng sát thương mạnh: ví dụ, về tên lửa dẫn đường chính xác, AR-3 được trang bị đạn dẫn đường chính xác Huolong-140 (Hỏa Long) cỡ 300mm, Huolong-220 và Huolong-280 cỡ 370mm.

Ngay cả tên lửa Huolong-140 có tầm bắn ngắn nhất cũng có tầm bắn xa hơn 50 km so với tên lửa M30/31 được trang bị cho HIMARS, trong khi tên lửa tiên tiến nhất Huolong-280 đã đạt tới 280 km và khả năng sát thương của mỗi quả tên lửa lớn hơn gấp ba lần so với tên lửa M31 và nó cũng sử dụng kiểu dẫn đường GPS/INS. Điều này có nghĩa là hiệu quả tấn công đơn lẻ của tên lửa dòng Huolong lớn hơn ba lần so với tên lửa được trang bị cho HIMARS và hiệu quả tấn công tổng thể của xe phóng đơn lẻ tăng gấp bội.

Một ví dụ khác, AR-3 cũng có thể mang tên lửa dẫn đường chính xác Huolong-480 cỡ 750mm (thực chất là tên lửa chiến thuật lục quân). Trọng lượng phóng của loại đạn này lớn hơn 3.680 kg, dung sai ở chế độ dẫn đường GPS/BDS/INS dưới 30 mét, có thể sử dụng dẫn đường đầu cuối đa chế độ (sóng milimet, truyền hình, hồng ngoại) và có khả năng cơ động thay đổi quỹ đạo, trọng lượng đầu chiến đấu lớn tới 480 kg, tầm bắn gần 300 km. Tính năng này vượt xa tên lửa chiến thuật lục quân ATACMS Mỹ trang bị cho M270 và M142 HIMARS, đồng thời đây cũng là một trong những loại tên lửa chiến thuật lục quân mạnh nhất hiện nay.

Hơn nữa, ngoài việc được trang bị tên lửa dẫn đường chính xác tầm xa và tên lửa chiến thuật lục quân, AR-3 còn tương thích với tên lửa chống hạm TL-7B và các loại tên lửa tuần kích khác, v.v. khả năng phóng chủng loại tên lửa càng vượt trội HIMARS. Do đó, không có gì lạ khi UAE cuối cùng đã từ bỏ HIMARS nổi tiếng trên Internet và chuyển sang mua hệ thống phóng tên lửa tầm xa AR-3.

Với việc xuất khẩu AR-3 sang UAE, hệ thống phóng tên lửa tầm xa sản xuất tại Trung Quốc đã có mặt ở nhiều quốc gia từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, UAE ở Trung Đông, Algeria và Marocco ở Bắc Phi, đến Soudan, Ethiopia ở Châu Phi, thậm chí cả Belarus ở Châu Âu…

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới