Thursday, January 9, 2025
Trang chủQuân sựBom lượn UPAB của Nga hoạt động thế nào?

Bom lượn UPAB của Nga hoạt động thế nào?

Gần đây, Nga bắt đầu ném loại bom lượn UPAB-1500B dẫn đường bằng vệ tinh ở thành phố Avdiivka gây xôn xao dư luận. Liệu có phải là lần đầu tiên loại bom nặng 1,5 tấn có sức công phá khủng này được Nga sử dụng?

Bom lượn UPAB-1500B dẫn đường bằng vệ tinh của Nga đã được ném xuống thành phố Avdiivka của Ukraine.

Bài viết của bình luận viên quân sự trên trang tin Trung Quốc Guancha (Nhà quan sát) ngày 6/3 cho rằng, thực ra đây không phải lần đầu tiên loại bom này được Nga sử dụng, mà chỉ là số lượng sử dụng trước đây quá ít, sau đó số lượng số lần sử dụng gần đây đã tăng lên tương đối nhiều, số lượng mảnh vỡ để lại để phân tích cũng tăng lên, cuối cùng người ta xác định rằng nó đã được quân Nga sử dụng rộng rãi.

Trên thực tế, bom UPAB-1500B đã được đưa vào biên chế chiến đấu của Nga gần như cùng lúc với chiến đấu cơ Su-35 cách đây vài năm. Loại bom này về cơ bản chính là bom KAB-1500, được loại bỏ đầu dẫn đường laser hoặc hồng ngoại và thay thế bằng thiết bị thu tín hiệu của hệ thống dẫn đường vệ tinh Glonass, sau đó cải tạo phần cánh bom thành bộ cánh có thể gập lại.

Theo dữ liệu chính thức của hãng tin Sputnik vào thời điểm đó, bom UPAB-1500B được thả từ độ cao 15.000 mét, tầm bắn tối đa có thể đạt tới 50 km.

Không có nhiều điều để nói về loại bom này. Nó là thứ mà các nước lớn hiện nay đều có. Giá thành của bom lượn dẫn đường bằng vệ tinh thuộc loại rẻ nhất. Hiện nay, hệ thống dẫn đường vũ khí bằng vệ tinh là rẻ nhất. Chỉ cần có bộ thu tín hiệu vệ tinh là chế tạo được. Trong khi đó, bom dẫn đường bằng laser phải có các linh kiện quang học. Trong hệ thống công nghiệp hiện đại, giá thành của các linh kiện quang học bị xem là một thứ “nút cổ chai” và rất khó để tiếp tục giảm. Nếu muốn tăng độ phức tạp thì thêm đầu dẫn hồng ngoại ảnh nhiệt sẽ càng đắt hơn.

Nhưng so với dẫn đường bằng laser và hồng ngoại, dẫn đường vệ tinh là rẻ nhất, đương nhiên cũng có nhược điểm là khó đánh trúng mục tiêu di động.

Sau khi cất cánh, máy bay sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực để xác định tọa độ mục tiêu, nhập vào bom dẫn đường, sau đó sử dụng tín hiệu vệ tinh để xác định vị trí và phóng bom theo nguyên lý “phóng và quên” để quả bom bay lượn tới tọa độ đã xác định là xong.

Vì vậy, ở góc độ sử dụng, bom dẫn đường bằng vệ tinh cũng là đơn giản nhất, máy bay không cần ngắm mục tiêu, chỉ cần giữ máy bay ở trong tầm bắn là bom có ​​thể tự điều chỉnh bay đến mục tiêu. Đối với bom lượn, phạm vi này rất lớn, gần như góc 60 độ hình quạt ở phía trước là ổn.

Tất nhiên, nếu mục tiêu cách xa máy bay, hệ thống quang điện và radar của máy bay không thể nhìn thấy mục tiêu, cũng có thể sử dụng người quan sát ở tiền duyên đo tọa độ GPS chính xác của mục tiêu; điều này không yêu cầu rắc rối như việc chiếu xạ laser.

Thậm chí có thể dùng bom tấn công trực tiếp các mục tiêu mà vệ tinh nhìn thấy – tất nhiên, điều này cần có sự phối hợp của các biện pháp khác, chẳng hạn như bản đồ kỹ thuật số chính xác của khu vực mục tiêu, nếu không thì ảnh vệ tinh không thể cung cấp độ cao chính xác của mục tiêu.

Đương nhiên loại bom này có thể bị đánh chặn, bởi vì nó không có động cơ, tốc độ bay tương đối thấp, pháo phòng không hiện đại thậm chí tên lửa đất đối không vác vai đều có thể đánh chặn nó.

Nhưng dù sao thì loại bom này rẻ tiền, đối với việc đánh chặn, nếu không có radar tiên tiến hoặc phương tiện quan sát hồng ngoại đối không, vấn đề lớn nhất trong đánh chặn là khả năng cảnh báo sớm không tốt, không biết bom sẽ bay từ đâu tới.

Trên thực tế, loại bom cũ KAB-1500 của Nga, cũng đã được Trung Quốc mua, khi tháo rời ra, thấy về cơ bản nó không sử dụng chip bán dẫn, chỉ sử dụng các mạch tích hợp (IC) được sản xuất tại Nga, kém xa các chip hiện đại.

Tuy nhiên, vì bom UPAB-1500B cần được dẫn đường bằng vệ tinh, nó không thể tiếp tục sử dụng các mạch IC kiểu cũ, cần phải có một số con chip tương đối tiên tiến, hiện đã có ảnh chụp mảnh xác loại bom này, tới đây các chuyên gia sẽ sớm phân tích nó. Người Mỹ chắc chắn sẽ phải phân tích nó để tìm hiểu xem những con chip tạo ra thứ này được mua từ nước lớn nào.

Ngoài khả năng tấn công từ bên ngoài khu vực phòng thủ, loại bom như UPAB-1500B có điều kiện ném khá rộng rãi, trên thực tế, điều quan trọng nhất là cho phép máy bay mang nó thực hiện các cuộc tấn công chính xác từ vùng trời an toàn hơn 5.000 mét, độ cao loại tên lửa NASAMS mà Ukraine sở hữu không bắn tới được, cho dù loại 9K37 Buk bắn được cao hơn, cũng cần có nhiều thời gian hơn để phản ứng và đối phó, hơn nữa với phạm vi phóng tới 50 km, về cơ bản có thể cho phép máy bay Nga thả bom trong tình thế an toàn.

Hiện tại, nguyên nhân chính khiến quân đội Nga chủ yếu sử dụng bom UPAB-1500B thay vì loại UPAB-500 nhẹ hơn trên chiến trường có lẽ là do… số lượng chip tương đối hạn chế, nên họ cần thiết phải sử dụng loại bom lớn nhất có thể để phát huy tối đa tác dụng?

Một điểm nữa, mặc dù UPAB-1500B có vẻ nặng 1.500 kg nhưng thực tế đầu nổ của nó nặng 1.000 kg, uy lực cũng đủ mạnh.

Trung Quốc cũng đã đưa vào trang bị một số lượng lớn bom dòng KAB-1500 mua cùng với máy bay Su-30 và Su-35, còn UPAB-1500B có hay không thì không rõ, nhưng được biết cũng có loại tương tự được sản xuất trong nước.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới