Wednesday, December 25, 2024
Trang chủQuân sựQuân đội Việt Nam sản xuất ngư lôi 533mm

Quân đội Việt Nam sản xuất ngư lôi 533mm

Hoạt động nghiên cứu sản xuất trang thiết bị vũ khí cho Quân đội nhân dân Việt Nam và đặc biệt là Hải quân nhân dân Việt Nam, đã có một xác nhận cụ thể đi kèm với tên gọi rõ ràng chứ không cần phải đoán về loại ngư lôi do Việt Nam tự sản xuất trong nước. Bên cạnh tên lửa mà nhất là thành tựu dự án tên lửa hành trình VCM01. Hiện nay, Việt Nam đã và đang tích cực nghiên cứu nội địa hóa các hệ thống pháo hải quân và nhất là ngư lôi.

Giàn phóng ngư lôi SET-53M cỡ 533 mm lắp trên tàu chiến mặt nước

Như chúng ta đã biết, ngư lôi là loại vũ khí tự di chuyển trong nước bên trong mang đầy thuốc nổ lao vào tàu thuyền của đối phương, có lịch sử từ thế kỷ 19. Ngày nay, vẫn chưa có thứ vũ khí mới nào đủ khả năng thay thế hoàn toàn ngư lôi, không chỉ có vậy trải qua trăm năm phát triển thế nhưng đến nay người ta cũng chưa có một phương thức đánh chặn ngư lôi nào được coi là hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó đối với vũ khí chống tàu ngầm và vũ khí của tàu ngầm, ngư lôi là loại trang bị số 1 không thể thay thế, đặc biệt với các tàu chiến cỡ lớn những phát bắn của ngư lôi cực kỳ hiệu quả, nếu muốn đánh chìm tàu của đối phương bằng chỉ một đến hai phát bắn duy nhất. Một quả tên lửa chống hạm với đầu nổ nặng hơn 100kg chưa chắc có thể bẻ đôi một chiến hạm 5.000 tấn, nhưng một quả ngư lôi với đầu đạn 400kg thì có thể làm được, đặc trưng quỹ đạo của ngư lôi là đi ngầm dưới nước đánh vào phần đáy tàu, thiệt hại gây ra rất khủng khiếp. Trong tác chiến chống ngầm thì ngư lôi là hiệu quả nhất, còn với tàu ngầm trong nhiệm vụ tác chiến thông thường thì ngư lôi là thứ đơn giản rẻ nhất. Ngày nay, người ta đã phát triển thành công các loại tên lửa chống tàu ngầm với tầm bắn xa hơn ngư lôi, thế nhưng đầu đạn của loại tên lửa này hóa ra lại là một quả ngư lôi cỡ nhỏ. Do đó, có thể khẳng định rằng hiện không có thứ vũ khí nào thay thế được hoàn toàn ngư lôi trong nhiệm vụ chống tàu mặt nước và tàu ngầm.

Ở Việt Nam chúng ta có truyền thống và kinh nghiệm sử dụng ngư lôi từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trận đánh đầu tiên mà Việt Nam sử dụng ngư lôi đó là trận đánh tàu khu trục Maroc của Hải quân Mỹ trên Vịnh Bắc Bộ vào ngày 5 tháng 8 năm 1964.

Hiện nay, ngư lôi là một trong những thành phần không thể thiếu trên các tàu hải quân của Việt Nam, bao gồm các tàu phóng lôi, tàu hộ vệ săn ngầm, tàu hộ vệ đa năng, tàu ngầm và máy bay chống tàu ngầm, các loại ngư lôi Việt Nam phục vụ cho hai mục đích chính: một là tiêu diệt tàu mặt nước và hai là tiêu diệt mục tiêu ngầm, phần lớn kho trang bị ngư lôi của ta lâu nay là hàng Liên Xô viện trợ và đến đầu thập niên 2000 chúng ta bắt đầu mua sắm các loại ngư lôi mới từ Nga, để trang bị cho các tàu hộ vệ đa năng như Gepard 3.9 và tàu ngầm Kilo-636. Giá một quả ngư lôi không rẻ chút nào, với loại hạng nặng như 533mm thì không có chi tiết cụ thể về giá ngư lôi do Nga cung cấp, chỉ biết một quả ngư lôi 533mm của Mỹ như kiểu MK48 có giá đâu đó chừng 5,39 triệu USD năm 2022, loại của Nga có thể sẽ rẻ hơn một chút nhưng chắc là không có cái giá dưới 1 triệu USD/1 quả thậm chí là phải 2 đến 2,5 triệu USD/1 quả tùy vào loại đạn.

Theo báo cáo của SIPRI, Việt Nam chỉ mua khoảng 80 quả ngư lôi 533mm kiểu TEST-71 trang bị cho các tàu ngầm của lữ đoàn 189, như thế để ta biết đắt lắm. Do đó mà thực ra là đã từ lâu Việt Nam đã bày tỏ tham vọng rõ ràng về việc phải phát triển các loại ngư lôi trong nước để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách quốc phòng. Theo chia sẻ của đồng chí Đại tá Dương Minh Hải – Viện trưởng Viện kỹ thuật Hải quân trong bài viết về: hoạt động công tác kỹ thuật đăng tải trong số 256-257, số ra tháng 2 năm 2022 trên Tạp chí kỹ thuật và Trang bị có nói về thành tựu nghiên cứu ngư lôi 533mm mang tên 05NL53HN. Xin giới thiệu về đoạn trích để các bạn rõ: “Sự thành công của Đề tài nghiên cứu thiết kế chế tạo ngư lôi 05NL53HL theo kiểu ngư lôi 53VA bắn tập, đã góp phần nâng cao trình độ của lực lượng cán bộ nghiên cứu lên một bước, tự tin vào khả năng thiết kế chế tạo mới vũ khí đặc chủng tiếp cận nhiều kỹ thuật công nghệ mới hiện đại. Hiện nay, trên thế giới sản phẩm của đề tài là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu chế tạo các loại ngư lôi đa năng mới hiện đại, cũng như cải tiến tính năng của các loại ngư lôi hiện có”. Đây là toàn văn thông tin liên quan tới ngư lôi do Việt Nam sản xuất, trên Tạp chí Kỹ thuật và Trang bị một đầu báo chuyên ngành trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật.

Như vậy xin nhắc lại tên đầy đủ của ngư lôi do Việt Nam sản xuất là 05NL53HN, ngư lôi được Viện Kỹ thuật Hải quân thiết kế trên cơ sở tham khảo học hỏi phiên bản bắn tập của ngư lôi 53VA, bắn tập ở đây là các loại ngư lôi phục vụ cho việc bắn huấn luyện, nó chỉ khác với ngư lôi thật ở chỗ không có đầu đạn, loại này hay ở chỗ ngư lôi khởi động khai hỏa như bình thường, di chuyển tới mục tiêu hoặc không gian xác định sau đó nổi lên mặt nước và được tàu vướt về, quá trình khai hỏa, di chuyển toàn bộ thông số được ghi lại trong bộ máy điện tử trên ngư lôi, qua đó góp phần rút kinh nghiệm nghiên cứu chiến thuật cũng như nghiên cứu tính năng của đạn. Do đó Mặc dù là ngư lôi do Việt Nam sản xuất trên cơ sở mẫu 53VA huấn luyện nhưng tính năng của nó tương đương với ngư lôi thật không có vấn đề gì. Về lai lịch của 53VA, đây là loại ngư lôi chạy bằng hơi gas có đầu tự dẫn thiết bị nổ phối gập, chuyển động ngầm trong nước dùng để tiêu diệt các loại tàu mặt nước, tàu ngầm đi nổi và các công trình nổi của đối phương. 53VA được sản xuất năm 1966 đường kính 533mm  dài 7,9 m, trọng lượng nặng 1,9 tấn chứa 210 cân thuốc nổ, tầm bắn xa nhất 11 km, tốc độ cao nhất 29 hải lý/h. Loại ngư lôi này hiện nay trang bị trên các tàu phóng lôi đề án 206 Shershen chủ yếu còn sử dụng tại Vùng 1 Hải quân.

Nhìn chung đây là loại ngư lôi kiểu cũ của Liên Xô, dùng để tiêu diệt các tàu mặt nước hay các công trình nổi trên mặt nước.

Việt Nam mới điền tên mình vào câu lạc bộ khoảng 15 Quốc gia tự sản xuất được ngư lôi trong nước. Nếu chúng ta cứ đem so Việt Nam với Mỹ, Trung Quốc theo Tạp chí Kỹ thuật trang bị số ra 265 xuất bản tháng 10 năm 2022, chúng ta đã nghiên cứu thành công phương án sử dụng pin lithium thay cho động cơ, dùng ắc quy kiểu cũ trang bị trên ngư lôi bắn tập, so với động cơ ắc quy dùng axit chì, pin lithium cải tiến nhiều điểm ưu việt bao gồm mật độ năng lượng cao hơn, tuổi thọ lần sáng tốt hơn lên tới 300 đến 500 lần sạc, trong khi ắc quy chì chỉ có 200 lần sạc thời gian sạc.

Hiện nay chúng ta đang tiếp tục phát triển công nghệ ngư lôi, từ cái cơ sở tương đương với hàng cũ của Liên Xô, bắt đầu cải tiến dần cập nhật các công nghệ mới, từng bước vượt trội hàng cũ và tiến tới nắm toàn bộ quy trình công nghệ, đó là thứ mà Việt Nam nhắm tới. Mua bản quyền một loại ngư lôi mới không khó, nhưng để tạo ra một cái nền tảng vững chắc mới khó, con đường rất vất vả gian truân kéo dài, nhưng hướng tới một tương lai vững vàng hơn và xin nhắc lại chia sẻ của đồng chí lãnh đạo Viện Kỹ thuật Hải quân Việt Nam hướng tới cải tiến các loại ngư lôi cũ, trong biên chế như SET53M, SET40UE và hướng tới việc sản xuất các loại ngư lôi hiện đại và SET53M, SET40UE là các loại ngư lôi được trang bị cho tàu hộ tống xăng ngầm đề án 159PTA mà Việt Nam đang sử dụng năm trước đó là thành phần nòng cốt của lữ đoàn 171, lữ đoàn tàu săn ngầm của Hải quân và hướng tới sản xuất các loại ngư lôi hiện đại có lẽ mục tiêu trong tương lai gần là sản xuất các loại ngư lôi chuẩn 533mm trang bị trên tàu hộ vệ Gepard3.9 và tàu ngầm Kilo 636 đó là kiểu 5365 và TEST-71.

Một vài tham số 2 kiểu ngư lôi hiện đại nhất của hải quân Việt Nam hiện nay:

Một là, ngư lôi 5365 được thiết kế để tiêu diệt các tàu chiến mặt nước tàu ngầm đang trong trạng thái nổi. Ngư lôi dài 7,2 m nặng hơn 2 tấn trang bị đầu đạn nặng hơn 300 kg tốc độ tối đa 45 hải lý/h, tầm bắn khoảng 18 đến 20 km, ưu điểm của loại ngư lôi này nằm ở cảm biến dò tìm sóng chấn động áp lực được tạo ra khi tàu đang di chuyển. Hiện tại chưa có phương án nào có thể đánh lạc hướng công nghệ đầu dò sóng chấn động, nên nó cực kỳ hữu hiệu trong tác chiến chống tàu mặt nước.

Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không phân biệt được các mục tiêu giá trị cao, mà sẽ phang bất cứ đối tượng nào ở gần nhất với đầu đạn nặng hơn 300 kg.

Loại còn lại là TEST-71 là ngư lôi dẫn đường hạng nặng được sản xuất từ năm 1971 tới nay, dùng để tiêu diệt tàu ngầm cũng như tàu mặt nước. Đây là vũ khí chống ngầm chủ lực trên tàu ngầm Kilo TEST-71 nặng 1,7 tấn dài 7,9 m trang bị đầu đạn nặng 205 kg tốc độ tối đa đạt 40 hải lý/h tầm bắn 15 đến 25 km, tùy vào tốc độ di chuyển có thể xuyên sâu 400 m nước. Về cơ chế dẫn đường ban đầu TEST-71 được trang bị cảm biến âm học Sapphire kết hợp với hệ thống dẫn đường truyền qua dây cáp, tổng chiều dài dây dẫn là 20 km với 15 km nằm trên đạn 5km dây nằm trên tàu, lệnh dẫn đường truyền qua dây chỉ sử dụng để điều khiển ngư lôi, ngư lôi không trả ngược thông tin về tàu. Tuy nhiên từ phiên bản TEST-71M ra mắt năm 1981 được trang bị hệ thống dẫn đường từ xa KTU81 cùng với đó là cảm biến âm thanh Keramica có hiệu suất tốt hơn ở vùng nước nông được trang bị trên phiên bản TEST-71MK sản xuất từ năm 1986 cảm biến Sapphire chỉ có cự li chính xác 800m trong chế độ chủ động, trong khi cảm biến mới tăng gấp đôi cự ly lên 1,5 Km. Nhiều khả năng phiên bản TEST-71 mà Việt Nam mua và trang bị cho kilo có thể là kiểu TEST-71MKE phiên bản xuất khẩu ra mắt năm 1994, Việt Nam chỉ cần làm chủ hai loại ngư lôi này thôi cũng đã làm thành công lớn rồi.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới