Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaNhững vấn đề bạn chưa biết về 5 Khu Tự Trị của...

Những vấn đề bạn chưa biết về 5 Khu Tự Trị của TQ – Tây Tạng

Trung Quốc Đại Lục chia thành 33 đơn vị hành chính, bao gồm 22 tỉnh , 5 khu tự trị, 4 khu thành phố trực thuộc trung ương và hai đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao.

Trong đó Tây Tạng là Khu Tự Trị cách biệt nhất về mặt địa lí.

Nhắc đến Tây Tạng, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nghĩ đến một vùng đất huyền bí, nằm ẩn mình giữa dãy núi Himalaya hùng vĩ – nơi mà con người có thể tìm được cảm giác thư thái, yên bình trong những tiếng chuông chùa. Không chỉ sở hữu những dãy núi cao và cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục, Tây Tạng còn nổi tiếng với những dấu ấn trong văn hóa và một lịch sử phức tạp.

Nằm trên cao nguyên Thanh Tạng, Khu Tự Trị Tây Tạng trải dài trên diện tích 1.228.400km² – tương đương với tổng diện tích của bốn quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Tây Tạng giáp với Khu Tự Trị Tân Cương về phía Bắc, giáp với tỉnh Thanh Hải ở phía Đông Bắc, giáp với tỉnh Tứ Xuyên về phía Đông và giáp với tỉnh Vân Nam về phía Đông Nam.

Ở phía Nam, Tây Tạng có biên giới giáp với bốn quốc gia bao gồm: Ấn Độ, Nepal, Bhutan và Myanma. Trước khi trở thành Khu Tự Trị của Trung Quốc, Tây Tạng là một vùng đất bí ẩn và người dân ở nơi đây sinh sống trong cuộc một cộng đồng văn hóa và tôn giáo khác biệt với thế giới bên ngoài. Trước đây, Tây Tạng bao gồm ba khu vực lịch sử là Amdo, Kham và U-Tsang.

Riêng khu vực U-Tsang là bao gồm Ngari và vương quốc Guge trước đây. Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đánh bại Quốc dân Đảng và thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chủ tịch Mao Trạch Đông ngay lập tức tuyên bố, kế hoạch giải phóng cho Tây Tạng và bắt đầu tuyên bố rằng: Tây Tạng là một phần của Trung Quốc. Trong khi nhiều người dân Tây Tạng lúc bấy giờ cho rằng: vùng đất của họ đã có một lịch sự độc lập lâu dài dưới sự lãnh đạo của các nhà lãnh đạo Phật giáo.

Ngay sau khi chính quyền Trung Quốc kiểm soát khu vực này, họ đã chia cách Tây Tạng thành một phần của các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên và Vân Nam. Riêng phần lịch sử U-Tsang và phần phía Tây của khu vực Kham được Trung Quốc gọi là Khu Tự Trị Tây Tạng và khu vực này chiếm chưa đến một nửa lịch sử của Tây Tạng.

Lãnh tụ chính trị và tinh thần của Tây Tạng lúc bấy giờ là Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã nổi dậy chống lại sự cai trị của Trung Quốc nhưng bất thành. Sau đó Lạt Ma đã phải ngụy trang thành một người lính để thoát khỏi thủ đô Lhasa và sống lưu vong tại Ấn Độ từ năm 1959 cho đến nay. Và kể từ đó ngài hoạt động để thu hút sự ủng hộ của thế giới đối với sự tự trị về ngôn ngữ và văn hóa của Tây Tạng. Đồng thời duy trì một chính phủ lưu vong có trụ sở tại Ấn Độ. Chính phủ lại được gọi là Cơ quan Trung ương Tây Tạng.

Nói chung, việc hợp nhất Tây Tạng và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho đến nay vẫn là 1 vấn đề gây tranh cãi cả ở Tây Tạng và trên toàn thế giới. Trong các ấn phẩm của Trung Quốc khi họ sử dụng thuật ngữ Tây Tạng có nghĩa là chỉ một vùng đất thuộc Khu Tự Trị Tây Tạng. Còn người Tây Tạng sử dụng thuật ngữ này để chỉ 3 khu vực lịch sử của họ tức là toàn bộ khu vực Tây Tạng trước cuộc xâm lược năm 1949 đến năm 1950.

Hiện nay, Khu Tự Trị Tây Tạng được chia thành 7 đơn vị hành chính, bao gồm 1 tỉnh và 6 thành phố cấp tỉnh. Ngoài ra, 2 khu vực biên giới Aksai Chin và Arunachal Pradesh vẫn là những khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ suốt nhiều thập kỉ.

Cụ thể, Aksai Chin hiện đang do Trung Quốc kiểm soát và họ sát nhập khu vực này vào Khu Tự Trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương cùng một phần nhỏ sát nhập vào Khu Tự Trị Tây Tạng. Còn Ấn Độ tuyên bố chủ quyền và xem đó là một phần của lãnh thổ liên bang Ladakh. Ngược lại, Arunachal Pradesh là một tiểu bang của Ấn Độ nhưng Trung Quốc lại tuyên bố hầu hết lãnh thổ của bang này thuộc về Tây Tạng và đòi Ấn Độ trả lại. Trở về năm 1914, hầu hết lãnh thổ bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ ngày nay được chính phủ Tây Tạng nhượng lại cho Đế quốc Anh theo điều ước Simla năm 1914. Nhưng sau khi Trung Quốc sáp nhập Tây Tạng, họ không công nhận tính hợp pháp của hiệp định này và yêu sách chủ quyền hầu hết bằng này với tên gọi Tạng Nam.

Lhasa nằm ở vùng trung tâm Tây Tạng, là một trong sáu thành phố cấp tỉnh đồng thời là thủ phủ của Khu Tự Trị và cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Tây Tạng. Thành phố này có diện tích là 29.274km² . Tuy nhiên khu vực dân cư sinh sống chủ yếu chỉ rộng 53km². Nằm trên bờ bắc của dòng sông Lhasa trong thung lũng dậy Himalaya, Lhasa là nơi đất trời dung hoà là một, những ngôi chùa to lớn và uy nghiêm lúc ẩn lúc hiện trong những đám mây trắng khổng lồ. Ở Lhasa, bạn có thể ngồi dưới ánh nắng mặt trời uống một tách trà bơ và ngắm nhìn những người hành hương quỳ lạy. Nhưng quan trọng nhất Lhasa được xem là nơi cội nguồn của Phật giáo, là nơi mà nhiều tín đồ Phật giáo trên thế giới đều mong một lần được hành hương về đất Phật linh thiêng và huyền bí này.

Vào năm 641 khi vua Songtsen Gampo lên ngôi, và thành hôn với công chúa Văn Thành của nhà Đường thì những công trình kiến trúc Phật giáo vĩ đại cùng những tác phẩm mỹ thuật về đức Phật bắt đầu được xây dựng rộng rãi ở Tây Tạng. Lhasa chính thức trở thành thủ phủ của Tây Tạng vào đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, sau khi vị Lạt- ma này giữ quyền ngự trị Tây Tạng từ năm 1642.

Đạt-lai Lạt ma thứ 5 hay Lobsang Guatso có lẽ là vị sư nổi tiếng nhất. Ông vẫn còn được người dân Tây Tạng tôn trọng gọi là đại sư thứ năm. Đồng thời là vị Lạt- ma đầu tiên khởi xướng chế độ tăng lữ chính quyền, nắm giữ quyền cai trị Tây Tạng. Kể từ đây, Đạt Lai Lạt Ma chính là người lãnh đạo tinh thần tôn giáo cũng như chính trị Tây Tạng.

Ngày nay Lhasa vẫn còn lưu giữ nhiều công trình Phật giáo cổ kính. Điển hình nhất trong những công trình đó là cung điện Potala với hai màu sắc đặc trưng là đỏ và trắng nằm uy nghi và huyền bí trên đỉnh Hồng Sơn. Được xây dựng từ năm 1645 và phải mất năm mươi năm thì công trình vĩ đại này mới hoàn thành. Potala vốn được xây dựng nhằm mục đích làm nơi ở cho các vị Đạt- lai Lạt- ma vào mùa đông. Cung điện có tổng cộng hơn 1.000 phòng bao gồm các khu sinh hoạt, phòng trưng bày, nhà nguyện và nhiều ngôi mộ hoành tráng.

Tiếp đến là đền Jokhang nằm ở thành phố Pakho. Khu đền này được xây dựng trong khoảng từ năm 639 đến năm 647 sau công nguyên và được xem là linh thiêng nhất Lhasa. Tại đây, vào bất cứ thời gian nào trong ngày cũng có hàng 1.000 người mộ đạo kính thành quy bái theo hình thức Ngũ thể nhập địa trước ngôi đền để tỏ lòng thành kính trước đức Phật vĩ đại. Đây là nghi thức phổ biến và quen thuộc đối với các tín đồ Phật giáo ở Tây Tạng

Quảng trường Lhasa là nơi tập trung đông người dân địa phương và du khách du lịch qua lại nhưng điều này cũng không hề ảnh hưởng tới sự yên tĩnh và không khí linh thiêng của các ngôi chùa gần đó.

Thác nước của Châu Á

Nhìn trên bản đồ có thể dễ dàng nhận thấy ở Khu Tự Trị Tây Tạng nằm gọn trong lòng cao nguyên Thanh Tạng – một vùng cao nguyên rộng lớn ở Trung Á và được bao quanh bởi những khối núi khổng lồ với độ cao trung bình trên 4.500m so với mực nước biển cho nên cao nguyên này thường được gọi là nóc nhà của thế giới hay là cực thứ ba trên địa cầu.

Nhìn chung Khu Tự Trị Tây Tạng có địa hình cao ở phía Tây và thấp dần về phía Đông. Phần phía Bắc của Tây Tạng tương đối bằng phẳng cho nên khu vực này còn được gọi là lưu vực núi cao hay Quiantang. Nó bị giới hạn bởi những dãy núi Côn Lôn ở phía Bắc và kéo dài hơn 1.300km từ Tây sang Đông, ở độ cao trung bình là 5.000m so với mực nước biển. Mặc dù Quiantang không có bất kì hệ thống sông nào nhưng có các hồ nước mặn rải rác. Lớn nhất là hồ Selincuo và hồ Namucuo, trong đó hồ Namucuo là hồ nước mặn cao nhất trên thế giới có diện tích bề mặt trên 500km². Diện tích chính xác của hồ này là 1940km². Không chỉ sở hữu cảnh quan tuyệt đẹp và là điểm hành hương của bất kỳ du khách nào đến được đất nước Tây Tạng. Namucuo còn là 1 trong bốn hồ nước thiêng của Phật tử theo hệ Kim Cang Thừa – một nhánh của Mật Tông. Cho nên con người không được phép bước chân xuống hồ nước. Những người dân sống xung quanh hồ thường lấy nước ở đây về để thờ và chữa bệnh dựa theo truyền thuyết dân gian.

Ở phía Đông, độ cao của cao nguyên giảm dần nhưng do các dãy núi ở khu vực này chạy theo hướng vòng cung và chia cách các vùng đồng bằng nên nó đã tạo ra những rào cản thương mại cũng như đối với việc đi lại và thông tin liên lạc với các khu vực khác của Trung Quốc.

Còn phía Nam của cao nguyên là dãy núi trẻ Himalaya hùng vĩ dài gần 2500km theo hướng Tây Đông, độ cao trung bình trên 6000m. Trong đó cao nhất là đỉnh Everest nằm trên biên giới giữa Trung Quốc và Nepal được coi là nóc nhà của thế giới với độ cao 8849m. Everest còn có tên gọi khác là đỉnh Chomolungma – theo tiếng Tây Tạng nghĩa là Nữ Thần địa phương. Vậy nên trên một số bản đồ của Trung Quốc cũng từng ghi là ngọn Thánh Mẫu hoặc Nữ Thần. Tuy nhiên khu vực đỉnh Everest đang là vùng tranh chấp lãnh thổ giữa Nepal và Trung Quốc.

Ngoài ra, Tây Tạng còn được mệnh danh là Thác Nước của châu Á. Ở phía Đông và phía Nam của Tây Tạng là khởi nguồn của mười hệ thống sông lớn. Một số phải kể đến bao gồm sông Hoàng Hà, sông Dương Tử, sông Mê Kông, sông Salween, sông Brahmaputra và sông Indus. Bởi vì ở đây có địa hình chủ yếu là núi cao và hiểm trở với đất đai khô cằn và nhiệt độ lạnh giá. Phần lớn bề mặt cao nguyên có băng tuyết bao phủ trên sáu tháng và lượng mưa ở đây không đáng kể. Cho nên Tây Tạng là khu vực có khí hậu tương đối khắc nghiệt trong cuộc sống con người và là một trong những khu vực hẻo lánh nhất trên hành tinh. Khu vực tập trung đông dân cư nhất là phía Đông và phía Nam Tây Tạng – nơi có khí hậu dễ chịu hơn, các thung lũng giữa các núi có thể sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

Nói chung, Tây Tạng đủ cao để khiến những người đồng bằng tới đây sẽ cảm thấy say độ cao. Do sao không khí ở đây khá loãng và hàm lượng oxy trong không khí chỉ bằng 64,3 % so với vùng đồng bằng. Tuy nhiên đối với những người sống ở Tây Tạng thì điều này khá là bình thường do những người này có hệ tuần hoàn và tim mạch khỏe mạnh hơn người bình thường để thích ứng với môi trường có lượng oxy thấp. Điều này cũng đã hình thành nên nhiều nét văn hoá độc đáo và được định hình rõ ràng bởi độ cao của nó.

Trong số 3.506.000 người sinh sống ở Khu Tự Trị thì hơn 90% là người Tây Tạng và nhóm người này được coi là nhóm dân tộc thiểu số khác biệt trong văn hóa của Trung Quốc. Nhưng ngay cả trong Tây Tạng cũng tồn tại nhiều nhóm văn hóa và dân tộc khác nhau.

 Theo truyền thống tổ tiên ban đầu của người Tây Tạng là 6 nhóm người được đại diện bởi sáu dài màu đỏ trên quốc kỳ Tây Tạng. Giai đoạn 1912 đến 1950, đó là người Se, người Mu, người Dong, người Tong, người Dru và người Ra. Ngoài những nhóm chính này thì con có một số nhóm dân tộc truyền thống khác nhưng có dân số không đáng kể. Hầu hết người Tây Tạng thường theo Phật giáo Tây Tạng hoặc một số tổ hợp của các phong tục truyền thống bản địa gọi là Von. Ngoài ra còn một số ít người Tây Tạng theo Hồi giáo. Còn hầu hết người Hán ở Khu Tự Trị Tây Tạng, họ chiếm hơn 8% dân số là những người di cư gần đây. Bởi vì tất cả người Hán đã bị trục suất khỏi Tây Tạng sau cuộc xâm lược của Anh. Những con số thống kê này chỉ bao gồm những người có hộ khẩu ở Tây Tạng.

Do nằm ở khu vực cao nguyên và địa hình hiểm trở cho nên trong suốt một thời gian dài Tây Tạng bị cô lập với phần còn lại của Trung Quốc cũng như thế giới. Giao thông ở đây rất lạc hậu chỉ dựa vào những con đường làm cầu nối với thế giới bên ngoài. Nhưng hiện nay tình hình giao thông ở Tây Tạng đã có những thay đổi lớn, một mạng lưới giao thông ba chiều được hình thành bao gồm: đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Tuy nhiên các tuyến đường này chủ yếu tập trung ở thành phố Lhasa. Kể từ năm 2006, với việc khai trương tuyến đường sắt Thanh Hải Tây Tạng, khách du lịch có thể đi tàu thẳng đến Lhasa từ hầu hết các thành phố lớn ở phía Đông đất nước bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh. Vận tải hàng không dân dụng cũng đã mở các đường bay nội địa đến Lhasa. Tuy nhiên, đường bay quốc tế thì chỉ có duy nhất một tuyến kết nối Lhasa với thủ đô Kathmandu của Nepal.

Về kinh tế

 Theo số liệu năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội của Tây Tạng là 27,59 tỷ USD. Theo đó, GDP bình quân đầu người là 7.869 USD . Nền kinh tế của Tây Tạng chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp do diện tích đất canh tác hạn chế, nghề nghiệp chính của người dân ở đây là chăn nuôi gia súc như cừu, dê, bò Tây Tạng. Trong đó, bò Tây Tạng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của người dân nơi đây. Không chỉ giúp canh tác nông nghiệp, giống bò này còn là nguồn cung cấp sữa, bơ và sữa chua trong khẩu phần ăn của người dân.

Trong hoạt động du lịch, Trung Quốc đóng vai trò là nhân viên khuân vác giúp du khách có thể đi bộ dễ dàng và thoải mái hơn, đặc biệt là trên hành trình leo núi Kailash Kora. Còn các loại cây trồng chính được chồng ở đây là lúa mạnh, lúa mì, kiều mạch, khoai tây và các loại rau quả khác.

Là một trong những Khu Tự Trị phát triển du lịch bậc nhất Trung Quốc, Tây Tạng được xem là thánh địa của các đoàn leo núi, du lịch mạo hiểm, khám phá văn hóa, khoa học và hành hương. Đó là lý do tại sao hiện nay, ngành du lịch đã trở thành một trong những ngành trụ cột kinh tế chính của vùng này và được chính quyền ở đây tích cực thúc đẩy phát triển. Riêng trong năm 2020, Khu Tự Trị Tây Tạng đã đón hơn 35 triệu lượt khách du lịch nhưng phần lớn là khách du lịch nội địa. Do du lịch ở Tây Tạng vẫn bị hạn chế đối với du lịch khách nước ngoài. Nếu bạn muốn tới đây thì điều bắt buộc là phải xin giấy phép nhập cảnh Tây Tạng và phải có hướng dẫn viên du lịch đi cùng trong suốt quá trình tham quan tại Tây Tạng.

Thánh địa Phật giáo linh thiêng lâu đời

Phật giáo đứng đầu trong các tôn giáo và mang đậm dấu ấn văn hóa ở Tây Tạng. Đây là nơi sinh ra Mật Tông là một tông phái của Phật giáo với văn hóa phương tây đa dạng cùng với các vị Đạt Lai Lạt Ma hay còn gọi là Phật sống được nhiều người tôn thờ. Người ta vẫn thường truyền nhau những câu truyện huyền bí về các vị Đạt Lai Lạt Ma là những hiện thân về lòng từ bi của Chư Phật và Bồ Tát. Các vị Đạt Lai Lạt Ma có vị trí rất cao trong xã hội Tây Tạng. Thậm chí còn có thể lãnh đạo nhân dân về mặt chính trị.

Ngoài ra, một trong những điều khiến cả thế giới quan tâm tới các vị Đạt Lai Lạt Ma chính là sự tái sinh. Theo trang Dalailama.com, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sau khi một vị Đạt Lai Lạt Ma từ trần, họ sẽ không chọn một người kế nhiệm mình, cũng không phải chọn ra một người mới mà chính họ sẽ tái sinh trong một thân thể mới, một kiếp sống mới với một phần ký ức của kiếp trước còn nguyên vẹn. Hiện nay, hiện tượng tái sinh vẫn còn là bí ẩn gây ra không ít tranh cãi, nghi ngờ và thách thức các nhà khoa học tìm ra lời giải. Chỉ biết rằng, đối với người dân Tây Tạng, từ vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên cho đến hiện tại, họ đã dùng sự từ bi và trí tuệ của mình giúp cho chúng sinh thoát khỏi khổ đau, chỉ đường đi đến bờ giác ngộ. Tất cả họ đều là minh chứng sống động cho truyền thuyết tái sinh bí ẩn ở vùng đất linh thiêng Tây Tạng – nơi còn được mệnh danh là Thánh địa Phật giáo thuần khiết và linh thiêng thuộc hàng bậc nhất trên thế giới.

Vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14Tenzin Gyatso

Theo thời gian các vị Lạt Ma vẫn tái sinh trong vòng luân hồi và hiện tại là vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 với tên gọi Tenzin Gyatso hay Đăng Châu Gia Mục Thố. Theo lời kể của chính anh trai Đạt Lai Lạt Ma Đăng Châu Gia Mục Thố : Năm 1933, khi Lạt Ma thứ 13 qua đời, di thể của ngài đã tự quay đầu từ hướng Đông Nam sang hướng Đông Bắc. Mọi người đã theo dấu chỉ đó và tìm thấy hóa thân hiện sinh của ngài là cậu bé Lhamo Dhondup, sống tại khu vực Amdo – nay thuộc tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc. Cậu bé đó chính là vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện tại.

Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 được xem là một trong những nhân vật có ảnh hưởng rất lớn trên thế giới. Đồng thời là một nhà lãnh đạo tinh thần mang đến nhiều ảnh hưởng sâu sắc và thúc đẩy con người phát triển nhận thức và đời sống tinh thần của nhân loại. Vào ngày 10 tháng 12 năm 1989, Lạt Ma đã tiếp nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình trên tinh thần nhân danh những người bị đàn áp ở khắp mọi nơi, tất cả những ai đấu tranh cho sự tự do và hòa bình trên thế giới và đặc biệt là nhân dân Tây tạng.

Còn nữa …

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới