Dù ít hay nhiều chúng ta cũng đã từng nghe về Mông Cổ – quốc gia nổi tiếng về đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử. Bởi những điều phi thường mà họ làm chưa từng xuất hiện trong lịch sử và cũng khó tái hiện một lần nữa trong tương lai. Tuy nhiên, ít ai biết rằng phía bên kia lãnh thổ của Mông Cổ hiện tại có một vùng đất thuộc Trung Quốc nhưng lại có tên gọi khiến nhiều người lầm tưởng thuộc về Mông Cổ đó chính là Nội Mông.
Nội Mông có tên chính thức là Khu tự trị Nội Mông
Nội Mông là một trong năm Khu Tự Trị của Trung Quốc dù sở hữu đặc điểm địa hình và tên gọi khá tương đồng nhưng thực tế đây là hai vùng đất hoàn toàn khác nhau. Ngày nay, Nội Mông thu hút khách du lịch bởi những cảnh quan thiên nhiên độc đáo với những thảo nguyên mênh mông, lộng gió, những sa mạc rộng lớn và đời sống bán du mục hoang dã của người dân nơi đây.
Nội Mông có tên chính thức là Khu Tự Trị Nội Mông Cổ, thường được gọi tắt là Nội Mông. Là một Khu Tự Trị không giáp biển của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay Trung Quốc, Nội Mông khác biệt với Ngoại Mông – vốn là một thuật ngữ được Trung Hoa Dân Quốc và các chính phủ trước đây sử dụng chỉ khu vực ngày nay là quốc gia độc lập của Mông Cổ. Khu Tự Trị này có diện tích 1.183.000km² chiếm 12,3% tổng diện tích toàn Trung Quốc và có dân số là 25 triệu dân. Phía Đông của Nội Mông tiếp giáp với các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh. Phía Nam và Tây Nam giáp với các tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, Ninh Hạ và Cam Túc. Nội Mông cũng có 4.200km đường biên giới quốc tế với Nga và Mông Cổ ở phía Bắc.
Khu Tự Trị Nội Mông Cổ được chia thành 12 đơn vị hành chính, thủ phủ là thành phố Hô Hòa Hạo Đặc có diện tích là 17.186km² và dân số là 3.446.100 người, theo điều tra dân số năm 2020. Ngoài ra, thành phố này còn đóng vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa của Nội Mông. Nên đặc trưng của thành phố hơn 400 năm tuổi này là sự pha trộn kiến trúc du mục Mông Cổ, kiến trúc Trung Hoa và Hồi giáo. Mọi biển hiệu trên đường phố cũng như thông báo về giao thông vận tải công cộng đều được ghi bằng cả tiếng Trung lẫn tiếng Mông Cổ.
Một trong những địa điểm nổi tiếng tại đây chính là chùa Đại Chiêu. Đây là một tu viện phật giáo Tây Tạng thuộc phái Ngũ Vàng Gelukpa và là ngôi chùa cổ nhất, to nhất trong thành phố Hô Hoà Hạo Đặc. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1580 trong triều đại nhà Minh và sau đó được sửa sang lại vào năm 1640. Người dân trong vùng gọi chùa Đại Chiêu là Kim Phật Tự hay chùa Phật Bạc. Bởi ở đây sở hữu bức tượng Phật Thích Ca bằng bạc cao 2,5m vô cùng quý hiếm.
Một địa điểm khác chính là Phủ công chúa được xây dựng từ hơn 300 năm trước. Là dinh thự của Hoà Thạc Khác Tĩnh cách cách – Công chúa thứ sáu của vua Khang Hy nhà Thanh. Sau khi được gả cho Khách Nhĩ Khách Quận Vương, nàng đã mang kiến trúc nhà với sân vườn điển hình của Triều Thanh đến đây để xây dựng dinh thự và nó trải rộng trên diện tích 18.000m, lưu giữ tới 1.200 cổ vật có giá trị nghệ thuật lịch sử và thẩm mỹ cao.
Một điều thú vị của Hô Hòa Hạo Đặc, đó chính là việc thành phố này được coi là kinh đô sữa của Trung Quốc, bởi nơi đây tập trung nhiều công ty sữa lớn. Niềm tự hào này có thể thấy ngay qua tượng đài sữa – một công trình điều khắc hoành tráng bao quanh bởi vườn hoa xanh tươi được chăm sóc cẩn thận. Các món đặc sản của Hô Hòa Hạo Đặc chủ yếu mang phong cách ẩm thực Mông Cổ với nhiều món ăn được làm từ sữa, bơ, phô mai và sữa chua.
Lịch sử đau thương vùng Nội Mông
Kể từ thời tiền sử, Mông Cổ là nơi cư trú của các dân tộc du mục, theo thời gian họ hình thành các liên minh lớn. Đế quốc đầu tiên là Hung Nô được thành lập vào năm 209 trước Công Nguyên. Kế tiếp là Hãn Quốc Hồi Cốt từ năm 745 đến năm 840 của người Uyghur, sau này người Khiết Đan là hậu duệ của người Tiên Ti họ cai trị Mông Cổ thời nhà Liêu từ năm 907 đến năm 1125. Sau đó các bộ tộc Mông Cổ được thống nhất dưới thời của Thành Cát Tư Hãn và nổi lên mạnh mẽ là một đế chế hùng mạnh nhất lịch sử nhân loại. Sau khi ông mất, đế quốc bị phần chia thành 4 Hãn Quốc, 1 trong 4 Hãn Quốc này là Đại Hãn Quốc bao gồm đất tổ của Mông Cổ và Trung Hoa. Đến thời của Hốt Tất Liệt thì được gọi là nhà Nguyên. Sau thời kì đỉnh cao Mông Cổ dần suy yếu và luôn bị các triều đại Trung Hoa nhóm ngó. Đến đầu thế kỉ thứ 17, Mông Cổ là một nước thuộc địa nửa phong kiến nằm dưới sự thống trị của triều Mãn Thanh. Dưới thời nhà Thanh, các bộ lạc của Mông Cổ chịu sự quy phục ở Mặc Nam, tức phía Nam sa mạc Gobi được gọi là Nội Trát Tát Khắc Mông Cổ hay Nội Mông, còn các bộ lạc thuộc nhóm Khách Nhĩ Khách và Vệ Lạc Đặt ở mặt Bắc thì được gọi là Ngoại Trát Tát Khắc Mông Cổ tức Ngoại Mông.
Năm 1911, nhà Thanh đang đứng trên bờ vực sụp đổ, Ngoại Mông tuyên bố độc lập. Vào năm 1924 dưới sự giúp đỡ từ Liên Xô, Ngoại Mông tuyên bố là nước Chủ nghĩa Xã hội Độc lập – tức nước Mông Cổ ngày nay, còn Nội Mông nằm dưới sự kiểm soát của Trung Hoa Dân quốc. Tháng 4 năm 1947, Hội nghị đại biểu nhân dân Nội Mông Cổ đã được tổ chức nhằm thông qua việc thành lập chính phủ tự trị Nội Mông Cổ và đề cử Ô Lan Phu làm chủ tịch chính phủ tự trị lúc bấy giờ. Khi nội chiến Quốc Cộng lần thứ 2 kết thúc, Đảng Cộng Sản Trung Quốc giành thắng lợi, từ đây Nội Mông Cổ chính thức do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp quản.
Trong thập kỉ tiếp theo, Nội Mông Cổ được mở rộng địa giới hành chính và gần như tất cả các khu vực có người Mông Cổ chiếm đa số đều được nhập vào khu vực tạo cho Nội Mông có hình dạng thuôn dài như ngày nay. Khoảng nửa cuối năm 1967 đến tháng 5 năm 1969, trong lúc cách mạng văn hóa nổ ra tại Trung Quốc thì tại Nội Mông đã xảy ra sự kiện thanh trừng Đảng Nhân dân Cách mạng Nội Mông. Theo đó, chính phủ Trung Quốc cho rằng Đảng Nhân dân Cách mạng Nội Mông có ý đồ chia cách với Tổ Quốc và hợp nhất với Ngoại Mông tức Mông Cổ, gây chia rẻ dân tộc. Vì vậy chính phủ Trung Quốc đã phát động một cuộc đàn áp lớn chống lại người Mông Cổ và chính phủ của Ô Lan Phu. Có rất nhiều cáo buộc với những tội ác mà chính quyền Trung Quốc gây ra cho Nội Mông để Hán hoá Mông Cổ như cưỡng ép phụ nữ Mông Cổ kết hôn với người Hán hay thu mua để diệt giống chó và ngựa của Mông Cổ. Tuy nhiên những cáo buộc này vẫn chưa được xác thực.
Vùng đất có địa hình đa dạng
Nhìn chung, Khu Tự Trị Nội Mông Cổ có địa hình chính là cao nguyên có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Cao nguyên Nội Mông là cao nguyên lớn thứ 2 của Trung Quốc sau Cao Nguyên Tây Tạng. Ngoài ra, ranh giới phía Nam của nó cũng được hình thành bởi một mặt các rặng núi cao, với độ cao trung bình từ 1.400- 1.800m thuộc về cao nguyên hoang thô.
Ngoài cao nguyên, Nội Mông còn có các vùng đồi núi, sa mạc, sông và các hồ nước lớn. Nhìn vào bản đồ địa hình có thể chia lãnh thổ của Nội Mông thành 3 phần là sa mạc phía Tây, thảo nguyên trung tâm và đồi núi ở phía Đông.
Về phía Tây, địa hình chủ yếu là sa mạc lớn trải dài với những cồn cát cao. Đây là 1 khu vực khô cằn với lượng mưa thấp, ánh sáng mặt trời gay gắt. Vì khí hậu của nơi đây cùng địa hình vô cùng khắc nghiệt nên diện tích trồng trọt của khu vực này rất ít. Người dân chủ yếu sống theo lối sống du mục, họ chăn nuôi chủ yếu là lạc đà, cừu, dê dùng để lấy sợi, lấy sữa và thịt. Nổi tiếng nhất phải kể đến sa mạc Gobi, đây là sa mạc lớn thứ 2 tại Châu Á – sau sa mạc Ả rập với diện tích là 1.295.000km2 và trải dài trên lãnh thổ Nội Mông và phía Nam của đất nước Mông Cổ. Vào mùa hè, nhiệt độ ở Gobi rất khắc nghiệt, nhiệt độ có thể lên tới trên 40 độ C. Tuy nhiên Gobi lại được xem là sa mạc lạnh bởi vì vào mùa đông thường xuất hiện sương giá và đôi khi có tuyết rơi trắng xóa bao phủ các đồi cát. Ngoài sa mạc Gobi, nơi đây còn nổi tiếng với sa mạc Ba Đan Cát Lâm với những độn cát cao tới 500m và được biết đến là sa mạc lớn thứ 3 tại Trung Quốc. Với diện tích là 49.000km2 sa mạc này trải dài từ tỉnh Cam Túc tới Khu Tự Trị Ninh Hạ Hồi và Khu Tự Trị Nội Mông. Do có phong cảnh hấp dẫn nên nơi đây đã thu hút hàng nghìn lượng khách du lịch mỗi năm.
Nếu như trên thế giới có hồ nước hồng ở phía Tây Australia thì Khu Tự Trị Nội Mông cũng có 1 hồ nước hồng tương tự thuộc về sa mạc Ba Đan Cát Lâm. Đó là hồ muối đỏ Geletu với sắc đỏ như màu máu nằm giữa không gian chỉ toàn nắng gió và cồn cát. Theo truyền thông địa phương, hồ muối này là nguồn nước phục vụ cho người nuôi chăn gia súc trong vùng họ dùng nước trong hồ để làm thứ muối đỏ. Một số chuyên gia cho rằng, có thể trong hồ chứa 1 loại khoáng chất đặc biệt hoặc sự tồn tại của chi tôm ngâm nước mặn – 1 loài sinh vật siêu nhỏ sống tại đó. Ở cực Tây Nam là diện của Cao Nguyên Tây Tạng, đây là nơi có đỉnh cao nhất của Khu Tự Trị đó là đỉnh Main Peak trên dãy núi Hê Lan cao tới 3.556m so với mực nước biển và nó vẫn đang đẩy lên do hoạt động kiến tạo.
Ở khu vực trung tâm của khu tự trị, được bao phủ bởi các thảo nguyên rộng lớn với những đồng cỏ xanh tốt bạt ngàn và không khí trong lành, đây là khu vực có nền nông nghiệp phát triển nhất của Nội Mông. Người dân chủ yếu sống bằng các nghề chăn nuôi trên các đồng cỏ với bò Tây Tạng, ngựa, cừu và dê. Ngoài ra, với canh tác các loại cây trồng như lúa mì được ưu tiên hơn dọc theo các thung lũng sông. Trong đó, thảo nguyên Hulun Buir là một vùng đất chăn thả gia súc rộng lớn với diện tích khoảng 93.000km2. Tên của thảo nguyên này được ghép từ tên của 2 hồ nước lớn là hồ Hulun và hồ Buir. Người dân sống ở quanh khu vực này tự hào khi Hulunbuir là 1 trong 3 thảo nguyên đẹp nhất thế giới. Với hơn 3.000 con sông, 500 hồ nước lớn nhỏ và những cánh đồng cỏ Hulunbuir giống như 1 tấm thảm cỏ xanh trải dài đến bất tận. Hiện nay, thảo nguyên Hulunbuir là nơi được bảo tồn tốt nhất Trung Quốc vì độ xanh tươi của các đồng cỏ tại đây. Nội Mông có hàng nghìn sông và gần 1000 hồ nước lớn nhỏ. Trong đó có 107 con sông có diện tích lưu vực trên 1000km2. Sông lớn nhất tại Nội Mông là sông Hoàng Hà – con sông này đã cung cấp nguồn nước dồi dào cho thảo nguyên trung tâm, góp phần giúp các cảnh đồng cỏ ở đây luôn xanh tốt.
Còn phía Đông của khu vực tự trị bị chi phối bởi dải Critter Hingan với độ cao từ 1.200 đến 2.035m so với mực nước biển. Tại đây, ngành lâm nghiệp và săn bắn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống người dân. Khu vực này có công viên rừng Quốc gia Axan nằm ở phía Đông Nam của dãy núi Critter Hingan, được bao phủ bởi những khu rừng nguyên sinh. Du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp được hình thành bởi dung nham rắn chắc bao gồm hồ thiên đường và rừng Sitan Climp. Bên cạnh đó, khách du lịch cũng có thể tìm thấy suối khoáng và tất cả các loài động vật hoang dã tại đây.
Do ảnh hưởng của vị trí và địa hình nên khí hậu của Nội Mông cũng rất phong phú và đa dạng nhưng nhìn chung khí hậu ôn đới gió mùa lục địa vẫn là chủ yếu. Nhiệt độ trung bình hàng năm nằm trong khoảng từ -1 độ C đến 10 độ C. Vào mùa xuân thì nhiệt độ tăng dần và có nhiều gió lớn, đến mùa Hạ thì bắt đầu có sự ấm dần lên rõ rệt nhưng kéo dài không lâu. Mùa thu nhiệt độ ở đây giảm đi trông thấy, sương cũng đến sớm hơn. Cuối cùng khi đông đến thì thời tiết trở nên lạnh giá khắc nghiệt và kéo dài với những trận bão tuyết diễn ra thường xuyên và nhiệt độ cơ thể xuống tới -23 độ C. Còn lượng mưa hàng năm ở Nội Mông chỉ dao động từ 100 – 500mm.
Kinh Tế
Do khó khăn trong việc trồng trọt, đồ ăn của vùng Nội Mông chủ yếu là các món ăn chế biến từ thịt bò, thịt ngựa, thịt cừu, thịt dê và lạc đà cùng các chế phẩm từ chúng như sữa và mỡ động vật.
Nội Mông có các nguồn tài nguyên phong phú đặc biệt là than đá, khí đốt tự nhiên và có nhiều mỏ Niobium, Zirconium và Beryllium tự nhiên. Hơn bất kỳ khu vực cấp tỉnh nào của Trung Quốc, Nội Mông cũng được một cơ sở sản xuất than quan trọng. Khu Tự Trị này cùng với Sơn Tây và Thiểm Tây là các tỉnh sản xuất than chính của Trung Quốc và ngành công nghiệp ở Nội Mông phát triển của xung quanh việc khai thác than, sản xuất điện, các ngành liên quan đến lậm nghiệp.
Năm 2011, GDP của Khu Tự Trị Nội Mông Cổ lên tới 312,77 tỷ USD và là một trong số các đơn vị hành chính cấp tỉnh có GDP bình quân đầu người cao nhất của Trung Quốc lên tới 12.511 USD. Cũng như phần lớn các khu vực khác ở Trung Quốc tăng trưởng kinh tế đã kéo theo sự bùng nổ về xây dựng bao gồm cả phát triển thương mại mới và các khu chung cư lớn.
Văn hóa và ngôn ngữ
Đa số người dân ở Nội Mông lại chính là người Hán chiếm 79,5% dân số, tiếp đến là Nội Mông Cổ chiếm 17,11% dân số. Phần còn lại là người các dân tộc khác như người Hồi, người Đạt Oát Nhĩ. Khu Tự Trị của Nội Mông Cổ nên ngoài Tiếng Trung thì tiếng Mông Cổ cũng là ngôn ngữ chính của khu vực. Tiếng Mông Cổ được dạy trong các trường học bằng cách sử dụng hệ thống chữ viết dọc truyền thống được giới thiệu ban đầu bởi Thành Cát Tư Hãn. Vào tháng 8 năm 2020, một động thái của chính phủ Trung Quốc nhằm thay thế tiếng Mông Cổ bằng tiếng Trung trong ba môn học cấp tiểu học và trung học cơ sở đã gây ra các cuộc phản đối trong cộng đồng dân tộc Mông Cổ. Những người coi đây là một phần của chiến lược có chủ định của chính quyền trung ương để đàn áp và cuối cùng xóa bỏ bản sắc văn hóa của họ.
Ngày nay, Phật giáo Tây Tạng đã để lại một dấu ấn hữu hình trong văn hóa Mông cổ, đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật tôn giáo, kiến trúc âm nhạc và giảng dạy. Trong khi nhiều tu viện và đền thờ đã bị phá hủy trong cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc. Từ năm 1966 đến năm 1976 thì một số cơ sở tôn giáo vẫn tồn tại và Phật giáo Tây Tạng vẫn thu hút nhiều tín đồ ở Nội Mông. Cùng với Phật giáo thì Đạo Hồi và Cơ Đốc Giáo cũng là 1 phần quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của Nội Mông cổ. Bản thân Thành Cát Tư Hãn được một số người tôn thờ như là tổ tiên và thờ cúng tại các đền thờ Thành Cát Tư Hãn khác nhau.
Những bí ẩn dị thường
Ngoài sở hữu cảnh quan thiên nhiên đa dạng, nơi đây còn được biết đến với những điều bí ẩn. Đầu tiên phải kể đến công trình địa chất tuyệt mật Nội Mông 723 và những thám hiểm kỳ lạ ở đó.
Năm 1962 công trình địa chất Nội Mông 723 được triển khai nhằm khảo sát, tìm kiếm khoáng sản mỏ quặng tại vùng đất rộng lớn này. Thế nhưng không biết trong quá trình khảo sát ấy các nhà khoa học đã đào bới hay tìm kiếm được gì mà sau hai tháng, công trình Nội Mông 723 đột ngột bị dừng lại và đưa vào nội dung tuyệt mật của quốc gia. Vì công trình đã trở thành tuyệt mật cho nên đến tận bây giờ cũng không ai biết sự thật đằng sau câu chuyện đó là gì.
Năm 1907, một số người nước ngoài tiến hành khảo cổ tại Nội Mông phát hiện có dã nhân ở khu vực này, sau đó rất nhiều chuyên gia nước Nga đã đến đầy thám hiểm, đáng tiếc kết quả mà họ thu được không khả quan. Tuy nhiên, một vài chục năm sau Nội Mông lại có thêm một câu chuyện lạ về những bộ xương hóa thạch khổng lồ. Đó là vào năm 1982, tại Nội Mông, người ta khai quật được 8 bộ hài cốt, điều bất thường là những bộ hài cốt ấy đều có chiều dài đến 4m. Sau khi khai quật, những bộ xương ấy được chuyển đến đâu cũng lại là một bí mật, điều tồn tại duy nhất là những bức ảnh cũ được lưu truyền trên mạng mà thôi.
Tuy nhiên, những khám phá bằng chứng khảo cổ nói chuyện vẫn chưa phải là điều bí ẩn nếu so sánh với hồ kinh dị Trát Hán Cung. Nằm gần sa mạc Vun San Đát tức Hôn Thiện Đạt Khát. Hồ có diện tích không lớn đường kính chỉ khoảng 30m. Nhưng độ sâu thì chưa đo đạt được con số cụ thể vào mùa đông khi mặt hồ đóng băng, đã có người từng thử khoét một lỗ trên mặt băng và thả dây để đo độ sâu của hồ, nhưng rốt cuộc hết cuộn dây cũng vẫn không chạm tới đáy. Người bạn đeo phỏng đoán độ sâu của hồ tối thiểu cũng phải 20m. Lý do mà người dân bản địa đặt tên cho hồ như vậy là vì nhiều gia súc thậm chí cả con người khi tiến lại gần hồ uống nước mà vô tình rơi xuống thì đều biến mất. Vào thập niên 90, tại hồ Trát Hán Cung đã xảy ra liên tiếp sự cố khủng khiếp tổng cộng đã có 300 còn ngựa, 500 con bò, 25 người mất tích tại đây.
Còn nữa…
T.P