Sunday, November 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhững vấn đề bạn chưa biết về 5 Khu Tự Trị của...

Những vấn đề bạn chưa biết về 5 Khu Tự Trị của TQ – Ninh Hạ

 Khu Tự Trị Ninh Hạ hay đầy đủ hơn là Khu Tự Trị dân tộc hồi Ninh Hạ. Đây là Khu Tự Trị có diện tích nhỏ nhất và bí ẩn nhất trong số 5 Khu Tự Trị của Trung Quốc.

Ninh Hạ – Vùng địa lý đặc biệt

Khu Tự Trị dân tộc Hồi Ninh Hạ nằm trong vùng Tây Bắc, Trung Quốc với diện tích chỉ 66.400km2. Điểm rộng nhất là 250 km từ Đông sang Tây và dài nhất 456 km từ Bắc xuống Nam. Toàn bộ Khu Tự Trị nằm ở độ cao từ 1.100 đến 2.200m so với mực nước biển. Đây là Khu Tự Trị nhỏ nhất trong số 5 Khu Tự Trị ở Trung Quốc và đứng thứ 21 về diện tích của nước này.

Phía Đông Khu Tự Trị Ninh Hạ tiếp giáp với  tỉnh Thiểm Tây, ở phía Bắc tiếp giáp với Khu Tự Trị Nội Mông Cổ, còn phía Tây và phía Nam là Tỉnh Cam Túc. Địa hình của Ninh Hạ tương đối phức tạp với đặc điểm là cao ở phía Nam và thấp dần về phía Bắc, nhìn chung khá khô hạn, đất đai chỉ tươi tốt ở những vùng mà sông hoàng hà chạy qua và có thể chia của Khu Tự Trị này làm 3 vùng chính bao gồm: vùng đồng bằng phía Bắc, vùng khô Hạn trung tâm và vùng núi phía Nam.

Ở phía Bắc với dòng Hoàng Hà chạy qua đã bồi đắp lên một vùng đồng bằng ven sông rộng lớn. Lớn nhất và quan trọng nhất là đồng bằng Ngân Xuyên có diện tích khoảng 5.600km2 và nằm trong vùng ôn đới lục địa do có đủ ánh sáng cùng hệ thống kênh đào thủy lợi dày đặc nên đồng bằng Ngân Xuyên có thể canh tác nông nghiệp với các loại cây trồng như lúa mì, đậu tương cùng các loại cây trồng khác trên quy mô lớn. Đây cũng là cơ sở sản xuất ngũ cốc quan trọng ở Tây Bắc Trung Quốc. Ngoài ra, ở phía Tây vùng đồng bằng còn có dãy núi Hê Lan. Đây là một dãy núi nằm giữa Khu Tự Trị Nội Mông và Khu Tự Trị Ninh Hạ với tổng chiều dài 270km và điểm cao nhất là núi Aobao cao 3.556 m so với mực nước biển. Vùng núi này có rất nhiều thắng cảnh đẹp của Ninh Hạ như khu lăng mộ hoàng gia Tây Hạ, chùa đôi Baisikou. Năm 1988, Trung Quốc đã thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Hê Lan tại vùng núi này. Tuy nhiên với sự phổ biến ngày càng tăng của các loại rượu Ninh Hạ, chính quyền Trung Quốc đã chấp thuận cho phát triển vùng căn cứ phía Đông của dãy núi Hê Lan như một khu vực thích hợp để sản xuất rượu vang.

Ở trung tâm của Khu Tự Trị là vùng đất khô hạn. Đây là một vùng ít mưa địa hình chủ yếu là đồng cỏ rộng lớn. Theo báo cáo khoảng 34% tổng bề mặt của khu vực khô hạn là các đồng đỏ nên việc chăn nuôi gia súc theo kiểu du mục và bán du mục khá phát triển. Hai loại gia súc được chăn thả nhiều nhất là cừu Tan và dê Donguay. Đây đều là hai giống đặc trưng của Trung Quốc và hàng năm đều cho sản lượng lông, sữa và thịt cao. Tuy nhiên từ năm 2002, chính quyền Ninh Hạ đã thực hiện lệnh cấm thả gia súc để bảo vệ hệ sinh thái của các đồng cỏ.

Ở phía Nam nằm trải rộng trên diện tích 30.400km2 chiếm khoảng 58,8% diện tích của Ninh Hạ là khu vực núi cao. Khu vực này nằm trong phạm vi của Cao Nguyên Hoàng Thổ với những dãy núi cao có độ dốc lớn và bị xói mòn nghiêm trọng. Cùng với đó là nguồn nước khan hiếm nên đây được cho là khắc nghiệt với sự tồn tại của con người. Tại đây có dãy núi Lưu Pan kéo dài từ Minh Hạ tới Đồng Cam Túc và đến phía Tây tỉnh Thiểm Tây. Độ cao trung bình của Lưu Pan là 2.500 mét trong đó điểm cao nhất là Mingan thuộc Ninh Hạ cao 2.942 m so với mực nước biển. Lưu Pan là một dãy núi lớn được nhắc đến lần đầu trong cuốn Sơn Hải kinh. Đây là một dãy núi có vị trí chiến lược quan trọng nên các đại đế vương Trung Hoa và Mông Cổ từ Tần Thủy Hoàng, Lưu biểu, Tào Tháo, Đường Thái Tông, Thành Các Từ Hãn, Hốt Tất Liệt đều cho xây dựng các căn cứ quân sự tại vùng núi này. Lưu Pan cũng chính là nơi Thành Cát Tư Hãn trút hơi thở cuối cùng.

Ngoài các dạng địa hình trên, ở Ninh Hạ còn có một phần là sa mạc trong đó lớn nhất phải kể đến Sa mạc Tengger với diện tích 42.700.000km2. Tuy nhiên phần lớn sa mạc này thuộc về Khu Tự Trị Nội Mông Cổ và chỉ có một phần nhỏ thuộc về Khu Tự Trị Ninh Hạ. Trong đó Safadau là một địa điểm du lịch nổi tiếng và xem là thánh địa của cát. Đây là một thắng cảnh được xếp Hạng 5A – thứ hạng cao nhất của du lịch Trung Quốc. Đến đây bạn sẽ được ngồi trên những chiếc phao bằng da cừu vượt sông Hoàng Hà và cưỡi lạc đà dạo quanh sa mạc.

Vì nằm trong đất liền cách xa đại dương 1.200 km nên Khu Tự Trị Ninh Hạ có khí hậu ôn đới lục địa. Vào mùa hè nhiệt độ của Ninh Hạ có thể đạt tới 39 độ C, trong khi đó mùa đông nhiệt độ đây có thể hạ xuống dưới mức đóng băng và nhiệt độ thấp nhất từng đo được là âm 30 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây dao động từ 190 đến 700 mm và lượng mưa tập trung chủ yếu ở phía Nam của khu vực.

Ninh Hạ – Quê hương của nhà Tây Hạ

Ninh Hạ từ lâu đã có con người sinh sống, bằng chứng là vào năm 1923, có hai nhà sinh vật học người Pháp đã tìm được một số công cụ bằng đá cùng những hóa thạch động vật ở thủy động câu thuộc thời kỳ đồ đá cũ có niên đại cách đây khoảng 3 triệu năm cho đến 10.000 năm và biến đó thành địa điểm khai quật sớm nhất của Trung Quốc. Cho đến nay, các hoạt động khảo cổ vẫn đang diễn ra. Vào thời nhà Minh thủy động câu được sử dụng như một căn cứ quân sự phòng thủ dọc theo Vạn Lý Trường Thành. Nơi đây có rất nhiều cơ sở quân sự được xây dựng để ngăn chặn các cuộc tấn công của các bộ tộc Du Mục phương Bắc. Nếu là fan của Thiên Long Bát Bộ một tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng của cố nhà văn Kim Dung thì chắc hẳn các bạn đã rất quen thuộc với nhân vật Hư Trúc – một nhà sư với võ công thâm hậu. Sau này Hư Trúc là phò mã của nước Tây Hạ mà khu vực tự trị Ninh Hạ ngày nay chính là quê hương của nước Tây Hạ trước kia. Sẽ có nhiều bạn đang rất thắc mắc: “Liệu Tây Tạ có thật hay không?” Xin khẳng định là Tây Hạ là một nhà nước đã từng tồn tại trong lịch sử Trung Hoa.

Ninh Hạ và vùng cận đã xác nhập vào nhà Tần từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, đến thế kỷ thứ 11, nhà Tây Hạ (đại Hạ) là vương triều do dân tộc Đảng Hạ sáng lập. Vương triều đại tồn tại từ đời Hán từ năm 1038 đến năm 1227, trải qua mười nhà vua và trị vì đất nước trong 189 năm. Nhà Tây Hạ từng tồn tại gần tương đương với nhà Lý trong lịch sử Việt Nam từ năm 1009 đến năm 1225. Các nhà sử học Trung Quốc cho rằng nhà nước phong kiến Tây Hạ có nền chính trị hoàn thiện pháp luật nghiêm minh, họ còn sở hữu hệ thống chữ viết độc đáo riêng. Tới thế kỷ thứ 13, Tây Hạ đã bị Mông Cổ đánh chiếm sau đó tới thời nhà Minh và nhà Thanh sau này.

Người Đột Quyết theo đạo Hồi bắt đầu di cư vào Ninh Hạ. Điều này đã tạo nên sự căng thẳng giữa người Hán và người Hồi trong nhiều thế kỷ sau. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập thì đến năm 1958, Ninh Hạ chính thức trở thành Khu Tự Trị ở Trung Quốc. Nhà nước Tây Hạ là một vương triều trị vì khá gắn. Vương Triều này dễ dàng bị lãng quên trong chiều dài lịch sử, tuy nhiên khu lăng mộ Hoàng Gia Tây Hạ lại nổi tiếng là đứng vững với thời gian. Thậm chí được mệnh danh là kim tự tháp Phương Đông. Nằm cách Ngân Xuyên thủ phủ khu ngự trị Ninh Hạ 30 km, khu lăng mộ này trải rộng trên diện tích khoảng 53km2 . Đây là nơi yên nghỉ của chín vị Vua nhà Tây Hạ ngoài các lăng mộ của nhà vua, khu lăng mộ này còn có 271 ngôi mộ khác, họ là thành viên của hoàng tộc và quan lại các lăng mộ hoàng gia được sắp xếp theo thứ tự thời gian theo chiều dài từ Nam ra Bắc. Theo tờ Chinanewa, điều khiến hậu thế vô cùng ấn tượng ở đây là chín lăng mộ vua thời hạn được bố trí chính xác theo một hình tròn Sao Bắc Đẩu những ngôi mộ lân cận được sắp xếp theo bố cục chiêm tinh.

Khu lăng mộ hoàng gia Tây Hạ chủ yếu được xây dựng bằng kỹ thuật xây dựng đất nện và được ghi nhận là cỏ không bao giờ mọc, chim không bao giờ đậu. Theo cuốn Tây Hạ sử những vị Vua Tây Hạ luôn muốn ngăn việc cỏ dại mọc trên mộ để giữ được vẻ uy nghiêm bề thế cũng như tránh việc cỏ dại cắm sâu rễ xuống đất gây ảnh hưởng đến độ chắc chắn của công trình. Để làm điều này người Tây Hạ đã dùng hai phương pháp thứ nhất cho hoàng thổ và nồi hấp lớn hấp chín để tiêu diệt Hạt giống cây cỏ bên trong . Thứ hai khử trùng hoàng thổ cho thêm dầu mè rồi bắc lên bếp xào, dầu mè sẽ khiến cho các Hạt giống còn sót lại không thể nảy mầm. Nhiều loài chim hoang dã như quạ và chim sẻ sinh trưởng rất nhiều ở vùng đất này nhưng cũng không bao giờ đậu vào những lăng mộ. Phải chăng loài chim này cũng biết kính nể vị vua phong kiến.

 Các nhà khảo cổ học sử học và thần học đã lần lượt đưa ra 3 lời giải thích như sau: nhà khảo cổ học tin rằng chính kết cấu hình của Sao Bắc Đẩu với nhiều lăng mộ xuất hiện dày đặc đã khiến những con chim cảm thấy bức bối, lo sợ mà không muốn đậu lại. Các nhà sử học thì tin rằng những người thợ xây dựng đã thêm một loại chất độc kỳ lạ nào đó vào đất đai nơi này khiến các con chim tránh xa. Câu trả lời của các nhà thần học còn bí ẩn hơn họ đã tìm được một bức tượng gốm đầu hình đức Phật, thân người Phượng Hoàng bên dưới lăng mộ. Các nhà thần học tin rằng đây là loài chim thiêng có sức mạnh thần linh khiến những con chim ngoài tự nhiên phải sợ hãi bỏ chạy.

Dù bí ẩn thế nào để chẳng nữa thì những công trình còn tồn tại cho đến ngày nay đã cho thấy tổ tiên của người Ninh Hạ xưa kia có một nền văn hóa độc đáo và vô cùng phát triển. Dù hoàn cảnh chính trị có ra sao thì người Ninh Hạ có quyền tự hào về tổ tiên của mình.

Ninh Hạ vùng văn hóa độc đáo

Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số lần thứ 7 của Trung Quốc, Khu Tự Trị dân tộc Hồi Ninh Hạ có dân số là 7.203.000 người, trong đó người Hán là 4.613.000 người, chiếm 64,05%, còn người Hồi là 2.524.000 người chiếm 35,4 %, phần còn lại là các dân tộc thiểu số người Mông Cổ và người Nữ Chân. Trong lịch sử Ninh Hạ có rất nhiều tộc người cùng với sự phát triển của con đường tơ lụa nền giao thương giữa các nước rất thuận lợi vì vậy tôn giáo của Ninh Hạ cũng rất phong phú. Các tôn giáo như Phật giáo, Hồi giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Công giáo đã sớm phổ biến ở Ninh Hạ. Trong đó, hai tôn giáo lớn nhất là Phật giáo và Hồi giáo. Phật giáo được truyền đến Ninh Hạ thông qua con đường tơ lụa .

Dưới thời kỳ Tây Hạ, Phật giáo được tôn làm Quốc giáo. Hiện nay các tín đồ Phật giáo ở Khu Tự Trị này chủ yếu là người Hán và ở đây vẫn còn tồn tại những công trình Phật giáo quy mô lớn như di tích 108 Stuba hay hệ thống Chùa Hang Sunisan thời Ngụy Tấn. Giống như tên gọi của vùng đất này là Khu Tự Trị Hồi giáo Ninh Hạ cho nên Hồi giáo của một tôn giáo phổ biến tại đây và tín đồ chủ yếu là Hồi giáo thuộc dòng Sophie. Hồi giáo đã có mặt ở Ninh Hạ khoảng 600 năm trước nhưng so với nhân trắc học thì người Hồi giáo của Ninh Hạ lại hoàn toàn khác cho những người Hồi giáo ở Tân Cương. Người Hồi Duy Ngộ Nhĩ Tân Cương thì có nhân trắc học ảnh hưởng của khu vực Tây Á, mắt to, xanh và sống mũi cao. Còn người Hồi Ninh Hạ lại có đặc điểm của vùng Trung Á như da sạm, mắt nhạt màu và họ luôn mang những bộ đồ thùng đặc trưng của Đạo Hồi.

 Ninh Hạ là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc cho nên ẩm thực của vùng đất này cũng rất riêng biệt. Chúng ta đã biết đến ẩm thực Trung Hoa sử dụng rất nhiều dầu mỡ nhưng ẩm thực của Ninh Hạ thì lại khác, có nhiều rau xanh và Hạn chế sử dụng dầu mỡ hơn. Ninh Hạ có rất đông người Hồi và người Hán nên về cơ bản thì thực phẩm của người Hồi giống với người Hán nhưng khá khắt khe về thịt. Người Hồi chỉ dùng các loại thịt từ cừu, dê, bò, các loại gia cầm và cá. Đặc biệt là thịt cừu, đây là món ăn truyền thống nổi tiếng của người Ninh Hạ với thịt cừu ở Ninh Hạ mềm và nấu từ nhiều cách khác nhau như thịt cứu om nước tương, thịt cừu hấp hay thịt cừu nướng. Người Hồi ở Ninh Hạ không ăn các loại thịt từ lợn, chó, ngựa, lừa. Đặc biệt nếu động vật được chế biến bởi các dân tộc khác hoặc qua đời tự nhiên thì người Hồi sẽ không ăn. Chỉ những con vật được chế biến từ những người Hồi giáo thì họ mới ăn, người Hồi ở đây không thích uống rượu, hút thuốc thay vào đó họ sử dụng trà như một thói quen hàng ngày. Phong cách ẩm thực Ninh Hạ cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi phong cách ẩm thực Bắc Kinh, gần như tất cả các phương pháp nấu ăn đều giống nhau và chỉ khác nhau về nguyên liệu do các hạn chế về tôn giáo.

 Ngoài nền ẩm thực độc đáo, Khu Tự Trị Ninh Hạ còn là quê hương của kỷ tử với 600 lịch sử trong loại quả này. Kỳ tử Ninh Hạ được các thương gia người Anh gọi là Viagra hoa quả vì công dụng đặc biệt của loại quả này. Ngoài ra, kỳ tử Ninh Hạ có được xếp vào 5 loại đặc sản tượng trưng cho làm màu sắc của ngũ hành là kỷ tử, lông cừu, rễ cam thảo, đá Phaica và đá Helan. Trên khắp lãnh thổ của Trung Quốc hiện có 6 vùng trồng kỳ tử là Tân Cương, Hàng Hải, Nội Mông, Hà Bắc, Cam Túc và Ninh Hạ. Nhưng chỉ có kỳ tử Ninh Hạ là tốt nhất và có tác dụng làm thuốc. Kỳ tử là loại thức uống rất mát và bổ nên được rất nhiều nước ưa chuộng trong đó có Việt Nam.

Ninh Hạ – vùng đất của năng lượng

 Ninh Hạ được biết đến với sự phong phú về nguồn ánh sáng, nhiệt, đất và khoáng sản. Ninh Hạ có hơn 50 loại khoáng sản đã được phát hiện trong đó than đá là nguồn khoáng sản dồi dào nhất của khu vực này. Ninh Đông là khu vực tập trung nhiều than đá nhất của Ninh Hạ. Trữ lượng các mỏ Ninh Đông hiện này là 27,3 tỷ tấn. Tuy nhiên trữ lượng dự kiến còn lớn hơn nhiều khoảng 130 tỉ tấn. Ngoài ra, dầu khí cũng là loại khoáng sản tiềm năng của Ninh Hạ và có thể phát triển các ngành công nghiệp dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và hóa chất. Ngoài dầu mỏ, khí đốt và than Ninh Hạ còn đứng đầu Trung Quốc với trữ lượng thạch cao với khoảng 4,5 tỉ tấn và một phần hai trong số đó là thạch cao hiếm.

 Nhờ có nguồn khoáng sản dồi dào, nền kinh tế đặc biệt là công nghiệp ở Ninh Hạ rất phát triển, GDP của Ninh Hạ năm 2011 đạt 452,3 tỷ nhân dân tệ tương đương khoảng 68,96 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người của vùng này là khoảng 9.574 USD.

Hiện nay, Ninh Hạ được chia thành 5 thành phố cấp địa khu bao gồm: Ngân Xuyên, Thạch Thủy Sơn, Ngô Chung, Trung Vệ và Cố Nguyên. Trong đó, Ngân Xuyên là thủ phủ cũng là nơi phát triển nhất của Ninh Hạ. Ngân Xuyên là nơi đặc khu vực phát triển công nghệ và kinh tế Ngân Xuyên, khu này được thành lập vào năm 1992 cho đến nay đây là một trong những khu công nghiệp lớn nhất vùng. Các ngành công nghiệp chính bao gồm sản xuất máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng, hóa chất và công nghiệp thực phẩm. Ngoài là một trung tâm công nghiệp, Ngân Xuyên còn là một thành phố văn hóa với diện tích 8.874 mét vuông và dân số khoảng 2.860.000 người. Ngân Xuyên trước đây từng là thủ phủ của nhà Tây Hạ nên hiện nay thành phố đã cho phục dựng lại những kiến trúc của nhà Tây Hạ và địa điểm đó hiện nay là phim trường Tây Hạ. Đây là nơi phục dựng lại cuộc sống và kiến trúc của người dân thời Tây Hạ vốn đã bị mai một dần theo năm tháng. Đến đây, chúng ta có thể chứng kiến những màn trình diễn về phong cách đánh trận hay những phong tục tập quán cùng trang phục của người Tây Hạ trước đây.

Còn nữa…

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới