Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiChính sách "Cùng giàu" của TQ

Chính sách “Cùng giàu” của TQ

Với người dân nhiều nước trên thế giới và đặc biệt là các nước láng giềng thì Trung Quốc luôn là kẻ tham lam, cái gì cũng giành giật và cho là của mình. Không những thế Trung Quốc còn bán rất nhiều hàng nhái, kém chất lượng sang các nước xung quanh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ngày 17/8/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, đã chủ trì hội nghị lần thứ mười của Ủy ban Kinh tế Tài chính Trung ương. Tại đây, ông Tập nhấn mạnh “Cùng giàu” là yêu cầu bản chất của chủ nghĩa xã hội, cần thúc đẩy cùng giàu trong phát triển chất lượng cao, tính toán tổng thể, làm tốt công tác phòng ngừa và hóa giải rủi do tài chính nghiêm trọng. Hội nghị cũng nêu rõ, cần thúc đẩy công bằng, chính nghĩa xã hội và phát triển con người toàn diện, khiến toàn thể nhân dân cất bước vững chắc hướng tới mục tiêu “Cùng giàu”. Trong nhiệm kỳ thứ 3 của mình, ông Tập hướng tới mục tiêu sẽ đưa thu nhập bình quân của người dân Trung Quốc ngang với các nước phát triển vừa phải. Để thực hiện mục tiêu này, một trong những quan điểm quan trọng của nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc là đã đến lúc giới siêu giàu cần phải chia lại của cải cho người nghèo để tất cả “Cùng giàu”.

Ngày 3/11/2020, Trung Quốc chính thức công bố đề nghị của Trung ương về xây dựng quy hoạch 5 năm lần thứ 14 phát triển kinh tế xã hội quốc dân và mục tiêu tầm nhìn năm 2035. Lần đầu tiên nhấn mạnh, thúc đẩy vững chắc cùng giàu có trong văn bản Hội nghị Trung ương, đồng thời đề ra một loạt gói chính sách cho lĩnh vực phân phối thu nhập và phát biểu của ông Tập Cận Bình.

Có thể hiểu đơn giản rằng, động thái của ông Tập Cận Bình hướng vào những tập đoàn công nghệ lớn và người siêu giàu, mặc dù không bắt buộc nhưng giới siêu giàu mà không chịu đóng góp gì thì cũng lên “thớt” mà thôi. Đơn giản như Tập đoàn Alibaba của tí phú Jackma đã bị phạt một số tiền khổng lồ, với số tiền phạt lớn nhất trong lịch sử 2,8 tỷ USD. Alibaba bị phạt sau khi cơ quan quản lý chống độc quyền kết luận “hành xử như một công ty độc quyền”.

Sau phát súng này các tập đoàn lớn ở Trung Quốc và những tỷ phú siêu giàu đã ngay lập tức trật tự. Trong đó, Tập đoàn Alibaba đã cam kết hàng tỷ USD là để hỗ trợ chiến dịch “Cùng giàu” của Chủ tịch Tập Cận Bình. Alibaba hứa sẽ đóng góp 100 tỷ nhân dân tệ, tương ứng với 15,5 tỷ USD. Đây là số tiền vô cùng lớn gần bằng tổng tài sản của Tập đoàn Vingroup Việt Nam tính đến cuối năm 2020. Alibaba sẽ đầu tư vào 10 sáng kiến trong 5 năm tới thông qua các chương trình bao gồm cả cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở các khu vực chưa phát triển giảm chi phí cho doanh nghiệp nhỏ và cải thiện lợi ích cho người lao động có thu nhập thấp. Một gã khổng lồ thương mại điện tử khác là Pinduoduo cũng cam kết sẽ hiến tất cả lợi nhuận của công ty này trị giá 1,5 tỷ USD cho phát triển nông nghiệp. Teceni cũng không kém cạnh, họ cam kết sẽ bỏ ra số tiền bằng Alibaba để hỗ trợ các nỗ lực phân phối lại tài sản của Chính phủ, bổ xung cho chương trình Giá trị xã hội bền vững.

Theo tính toán của Bloomberg, 7 tỷ phú Trung Quốc đã dành tổng cộng 5 tỷ USD làm từ thiện trong 8 tháng đầu năm 2021, số tiền này vượt quá tất cả các khoản đóng góp trên toàn đất nước vào năm trước.

Trong một nghiên cứu của Credit Suisse, 1% hàng đầu người giàu của Trung Quốc nắm giữ 30% tài sản của cả quốc gia, trong khi đó có khoảng 600 triệu người thu nhập trung bình hoặc thấp thậm chí là rất thấp, thông tin được Thủ tướng Lý Khắc Cường (thời điểm năm 2021) đưa ra trong một cuộc họp. Ông Lý cũng cho biết thêm, thu nhập hàng tháng của họ chỉ là 100 NDT, nó thậm chí không đủ để thuê một căn phòng ở thành phố trung bình của Trung Quốc.

Có thể thấy chính sách của ông Tập Cận Bình đang hướng đến một đất nước Trung Quốc công bằng hơn, giảm tối đa sự chênh lệch giàu nghèo nhưng không phải theo cách lấy tiền người giàu chia cho người nghèo, mà bắt buộc người giàu phải tạo điều kiện để người nghèo có cơ hội làm việc có phúc lợi xã hội và được trả lương cao hơn.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới