Nhật Bản dự định tăng thêm 82% ngân sách dành cho phát triển các thiết bị sản xuất linh kiện bán dẫn vào năm 2024, phối hợp với Mỹ định hình lại chuỗi cung ứng linh kiện bán dẫn và thiết bị sản xuất chip trên toàn cầu.
Những năm 1980, Nhật Bản là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, chiếm hơn 50% sản lượng bán dẫn toàn cầu. Sau đó, đến đầu những năm 2000 khi Nhật Bản đối mặt với những thách thức trong chuyển đổi mô hình kinh doanh từ tích hợp theo chiều dọc (IDM) truyền thống sang phân công lao động theo chiều ngang (fabless/foundry).
Do không bắt kịp xu hướng kinh doanh sản xuất thế giới đã dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng trong chuỗi cung ứng chip trên thế giới, khiến Nhật Bản chỉ còn 9% sản lượng bán dẫn toàn cầu.
Mặc dù không còn là thị trường bán dẫn lớn nhất thế giới, Nhật Bản vẫn duy trì thị phần cao và khả năng cạnh tranh quốc tế trong những nhóm sản phẩm như bộ nhớ (đặc biệt là NAND), cảm biến (đặc biệt là cảm biến hình ảnh CMOS) và bán dẫn nguồn.
Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại Quốc tế tháng 11/2022, Nhật Bản chiếm các thị phần trong chuỗi cung ứng linh kiện bán dẫn và thiết bị liên quan trên toàn cầu bao gồm:
Chip bán dẫn (Logic, Micro, Memory, Analog) 6%
Thiết bị sản xuất chất bán dẫn 35%
Vật liệu bán dẫn 50%
Sau đại dịch Covid-19, thế giới bắt đầu chuyển trọng tâm sang ngành công nghiệp bán dẫn, Nhật Bản cũng bắt đầu tận dụng vị thế trước đây để thu hút các nhà sản xuất chip lớn như Công ty sản xuất linh kiện bán dẫn theo hợp đồng Đài Loan (TSMC) và Công ty điện tử Samsung của Hàn Quốc. Sau khi chính phủ Nhật Bản tuyên bố thắt chặt kiểm soát đối với những thiết bị sản xuất chip quan trọng, Tokyo đưa ra ý định tăng cường đầu tư cho phát triển sản xuất những thiết bị ngành chip trong năm 2024
Chính xác, Nhật Bản có kế hoạch đầu tư khoảng 7 tỉ USD cho thiết bị sản xuất chip vào năm 2024, tăng hơn 82% so với năm 2023, mức tăng cường đầu tư nhất trên thế giới theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip toàn cầu (SEMI). Mục đích của Nhật Bản rất đơn giản và rõ ràng là nâng cao vị thế quốc gia trên thị trường bán dẫn toàn cầu.
Là thị trường tiêu thụ chip lớn nhất thế giới, Trung Quốc theo dự báo chỉ tăng đầu tư vào thiết bị sản xuất chip ở mức 2%, tổng số tiền đầu tư của Nhật Bản còn cao hơn tổng chi tiêu của thị trường châu Âu và Trung Đông.
Nhưng thực tế Đài Loan vẫn là nhà chi tiêu lớn nhất, dự kiến đầu tư khoảng 24,9 tỉ USD vào năm 2024 – cho phát triển các thiết bị sản xuất chip. Động thái tăng chi tiêu lên đến 82% của Nhật Bản trong khuôn khổ chương trình đầy tham vọng của Tokyo nhằm phục hồi lại ngành sản xuất linh kiện bán dẫn tiên tiến, đã bị Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm lĩnh gần 20 năm trước.
Khoản đầu tư mạnh mẽ của Nhật Bản bổ sung cho những nỗ lực của Mỹ nhằm cấu hình lại những tuyến đường và nguồn cung ứng chip toàn cầu. Tuần trước, Tokyo tuyên bố sẽ mở rộng những hạn chế đối với việc xuất khẩu 23 loại công cụ sản xuất chip tiên tiến, trong đó có thiết bị kiểm tra mặt nạ cực tím, máy in thạch bản ngâm và chất tẩy rửa tấm silicon.
Những hạn chế, dù Nhật Bản không muốn thừa nhận vẫn nằm trong khuôn khổ thỏa thuận với Mỹ và Hà Lan. Tokyo đã cẩn thận không đề cập công khai đến thỏa thuận giữa Nhật Bản, Mỹ và Hà Lan, nhưng những biện pháp kiểm soát xuất khẩu sẽ liên quan đến nhiều công ty Nhật Bản hơn dự kiến trước đây, buộc các nhà sản xuất thiết bị cao cấp phải có giấy phép xuất khẩu cho tất cả các nhóm sản phẩm.
Những quy định kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt sẽ giúp chính quyền Nhật Bản giám sát hoạt động cung cấp thiết bị sản xuất hiện đại cho những quốc gia có thể có khả năng sản xuất chip cao cấp cho mục đích quân sự như ở Trung Quốc và Nga. Nhưng những báo cáo về xuất khẩu và đầu tư khác nhau đồng thời cũng chỉ rõ, một số lượng lớn các công ty Nhật Bản phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ Trung Quốc để có được sự tăng trưởng.
Ngày 31/3, ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đến thăm Trung Quốc, chuyến công du ngoại giao đầu tiên của một nhà ngoại giao hàng đầu Nhật Bản đến Bắc Kinh trong hơn 3 năm và gặp gỡ người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương. Trong cuộc gặp, ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương nói với ông Hayashi, trong quá khứ, Mỹ đã “đàn áp tàn bạo” ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản và hiện đang “lặp lại những thủ đoạn cũ” chống Trung Quốc.
Theo một thông cáo báo chí, được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 2/4, ông Tần Cương đã phát biểu: “Đừng làm cho người khác những gì bạn không muốn người khác làm với mình. “quyết định phong tỏa” sẽ “chỉ kích thích quyết tâm của Trung Quốc, trở thành quốc gia tự cung tự cấp trong ngành bán dẫn.”
Trung Quốc cũng tìm cách ngăn cản Hà Lan tham gia thỏa thuận Chip 4 do Mỹ dẫn đầu. Ông Tan Jian, đại sứ Trung Quốc tại quốc gia này, trong tháng 2 đã cảnh báo về “hậu quả” nếu chính phủ Hà Lan tiếp tục thực hiện những hạn chế xuất khẩu.
Đáp trả hậu quả của những quy định hạn chế xuất khẩu của Nhóm (chip 4) Bắc Kinh cũng phản kích mạnh. Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc, quản lý ngành công nghiệp điện tử, thực hiện cuộc kiểm tra đột xuất những sản phẩm nhập khẩu từ nhà sản xuất chip Mỹ Micron Technologies với lý do “an ninh quốc gia”.
T.P