Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNghịch lý trong cuộc chiến Nga-Ukraina

Nghịch lý trong cuộc chiến Nga-Ukraina

Thế kỷ trước (XX) thế giới chia làm hai phe, phe các nước tư bản phát triển đứng đầu là Mỹ và các nước Tây Âu, phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô. Tương ứng với hai phe này là hai tổ chức quân sự là NATO và Warszawa.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa nhằm vào vị trí của quân đội Nga ở Bakhmut, miền đông nước này, hôm 5/2.

Khi Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa tan rã đương nhiên khối hiệp ước quân sự Warszawa cũng tan rã, những tưởng NATO cũng sẽ giải thể vì không còn đối thủ. Nhưng không, lúc đầu NATO cam kết sẽ không mở rộng NATO, nước Nga và một số nước khác cũng tin là như vậy và cho rằng NATO không còn đối thủ, không còn lý do để tồn tại. Ngay sau đó NATO không giải thể mà còn mở rộng, kết nạp thêm nhiều thành viên, đặc biệt là các nước vốn là nước xã hội chủ nghĩa.

Thế giới trở lên ngột ngạt trước sự chi phối nếu không muốn nói là thống trị của Mỹ với EU và NATO. Về kinh tế, khi EU cần mở rộng đầu tư ra các nước thì họ hô hào toàn cầu hóa, nhưng khi Trung Quốc, Nga và một số nước bắt đầu phát triển đe dọa đến lợi ích thì họ sẵn sàng ra các đòn trừng phạt kinh tế, yêu cầu hạn chế đầu tư.

Về quân sự, nếu nước nào không chịu dưới vòng kiềm tỏa của NATO thì họ sẵn sàng trừng phạt bằng chiến tranh như ở Irac, Afghanistan, Syria.

Xung đột Nga-Ukraina bùng nổ, Mỹ hô hào cả khối EU và NATO hỗ trợ Ukraina chống lại nước Nga. Từ viện trợ vũ khí thông thường tiến dần đến các vũ khí hiện đại, pháo binh, tên lửa xe tăng và đang xem xét việc hỗ trợ máy bay hiện đại. Thậm chí nước Anh còn tuyên bố có thể viện trợ vũ khí hạt nhân loại nhẹ. Họ thổi bùng nguy cơ từ Nga, kéo theo một số nước trước đây từng trung lập vào NATO như Phần Lan, Thụy Điển. Chưa bao giờ viện trợ quân sự của Mỹ và NATO cho một nước khác lại nhiều và nhanh như cho Ukraina.

Trong khi đó Mỹ và NATO lớn tiếng đe dọa không cho các nước ủng hộ Nga. Họ răn đe Triều Tiên không được hỗ trợ hoặc bán vũ khí cho Nga, Iran không được cung cấp máy bay không người lái cho Nga.

Gần đây khi Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau, Mỹ và NATO lo ngại Trung Quốc ngoài việc hỗ trợ Nga về kinh tế có thể còn hỗ trợ Nga về vũ khí. EU và NATO cảnh báo rằng nếu Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga sẽ “gây tổn hại đáng kể đến mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc”.

Mấy ngày vừa qua cả Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen và Tổng thống Pháp, ông Macron cùng đến Trung Quốc để ngăn chặn việc Trung Quốc ủng hộ Nga. Thậm chí ông Macron còn yêu cầu Trung Quốc “chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga. Ông Macron có lẽ quên mất việc Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc vừa mới cùng khẳng định quan hệ giữa hai nước Nga-Trung chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới