Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiBất đồng giữa các nước EU trong quan hệ Nga, Trung

Bất đồng giữa các nước EU trong quan hệ Nga, Trung

Xung đột Nga-Ukraina bùng nổ, Mỹ và EU ra nhiều đòn trừng phạt kinh tế Nga. Nước Nga tìm giải pháp giảm thiệt hại bằng việc tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Nếu như trước đây quan hệ Liên Xô – Trung Quốc có nhiều căng thẳng thì sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ Nga – Trung lại trở lên gắn bó hơn.

Nước Nga rộng lớn với nhiều tài nguyên như dầu mở, khí đốt, than đá, sắt thép có thể giúp cho công nghiệp Trung Quốc có đủ nguồn nguyên liệu để phát triển. Vùng Viễn Đông rộng lớn của Nga chưa được khai thác, Nga đã mở cửa cho người Trung Quốc đến đây tự từ canh tác đến khai thác tài nguyên. Khi Mỹ, EU cấm vận với dầu mỏ, khí đốt của Nga, thì đây lại là cơ hội để Trung Quốc mua được dầu khí từ Nga với giá rẻ và vận chuyển gần, thuận lợi, đồng thời giúp Nga giải tỏa một phần cấm vận của Mỹ và EU. Quan hệ Trung – Nga ngày càng trở lên khăng khít hơn. Đây chính là điều làm cho Mỹ và EU đau đầu và tìm cách chia rẽ mối quan hệ này.

Trước đây quan hệ Mỹ – Nga, Mỹ – Trung căng thẳng hơn quan hệ của EU với Nga, Trung. Nước Đức cần dầu mỏ và khí đốt của Nga. Khi Ukraina ngăn cản đường dẫn khí đốt đến EU thì Đức – Nga hợp tác mở đường dẫn “dòng chảy phương Bắc 1 và 2”. Nước Anh tìm thấy ở Trung Quốc một thị trường to lớn, quan hệ thương mại Trung – Anh phát triển nhanh chóng.

Trung Quốc trong quan hệ căng thẳng với Mỹ đã tìm mọi cách tạo quan hệ thân thiện với EU, trước hết là các nước có vai trò to lớn trong EU như Đức, Anh, Pháp.

Cuộc chiến Nga – Ukraina đã làm cho EU đoàn kết hơn và chịu sự dẫn dắt của Mỹ để chống lại Nga. Nhưng nếu cuộc chiến kéo dài thì không chỉ có Nga thiệt hại mà EU cũng chịu nhiều tổn thất. Quan hệ Mỹ – Trung vẫn căng thẳng nhưng một số nước lại thấy cần phải cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Thứ nhất để làm cho Trung Quốc bớt ủng hộ Nga đặc biệt là ngăn chặn việc Trung Quốc có thể cung cấp vũ khí cho Nga. Thứ hai Trung Quốc vốn có quan hệ thân thiết với cả Nga và Ukraina có thể đứng ra làm vai trò hòa giải cuộc chiến giữa hai nước.

Còn Trung Quốc biết rằng khó có thể thân thiện với cả khối EU nhưng có thể thân thiện với một số nước, làm cho EU chia rẽ.

Vai trò của Trung Quốc trong kinh tế, chính trị, quân sự với thế giới hiện nay ngày càng quan trọng. Vì thế đầu tháng 3 vừa qua cả Chủ tịch EU và Tổng thống Pháp đã cùng một lúc đến Trung Quốc nhưng quan điểm, thái độ với Trung Quốc lại khác nhau. Bà Von der Leyen, Chủ tịch EU đã nêu những khía cạnh gai góc trong quan hệ với Trung Quốc, bao gồm những bất bình về kinh tế, nhân quyền và quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan và đe dọa rằng EU muốn “đánh giá lại” thỏa thuận đầu tư mà hai bên đàm phán từ lâu.

Còn Tổng thống Pháp, ông Macron lại có thái độ mềm mỏng với mong muốn gia tăng quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Trong chuyến thăm này, Trung Quốc và Pháp đã ký tới 20 thỏa thuận hợp tác. Tập đoàn năng lượng EDF ký được hợp đồng điện hạt nhân và điện gió, còn hãng vận tải biển CMA CGM của Pháp đạt thỏa thuận với 2 tập đoàn nhà nước Trung Quốc.

Đặc biệt là quan điểm về Đài Loan thì bà Chủ tịch EU và Tổng thống Pháp có quan điểm hoàn toàn khác nhau. Bà Von der Leyen nói với ông Tập rằng “việc sử dụng vũ lực để thay đổi nguyên trạng là điều không thể chấp nhận”. Còn Tổng thống Pháp lại cho rằng EU không nên can thiệp vào vấn đề Đài Loan.

Thái độ của EU đã buộc Trung Quốc phải phân biệt đối xử. Trong chuyến thăm đồng thời của Bà Chủ tịch EU và Tổng thống Pháp, Trung Quốc đã có sự đối xử khác nhau, hờ hững và mặn nồng.

H.B

RELATED ARTICLES

Tin mới