Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển ĐôngĐảo Sinh Tồn Đông – căn cứ “nóng bỏng nhất” của Việt...

Đảo Sinh Tồn Đông – căn cứ “nóng bỏng nhất” của Việt Nam ở Trường Sa

Đảo Sinh Tồn Đông là đảo nổi nằm giữa một rạn san hô vòng thuộc Cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Hiện Việt Nam đang quản lý đảo này như một phần của xã Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Về vị trí, Sinh Tồn Đông cách bán đảo Cam Ranh khoảng 618 km về phía Đông Nam, cách đảo Trường Sa lớn khoảng 322 km về phía Đông Bắc, cách Đá Tiên Nữ khoảng 115 km về phía Bắc. Trong Cụm Sinh Tồn đảo Sinh Tồn Đông cách đảo Sinh Tồn khoảng 26 km về phía Đông. Đây cũng là hai đảo nổi duy nhất của Cụm Sinh Tồn bao phủ toàn bộ các đảo chìm của cụm trong mặt kính lãnh hải 12 hải lý.

Công tác bảo vệ cột mốc chủ quyền biển đảo thiêng liêng tại đảo Sinh Tồn Đông.

Điều kiện tự nhiên của Đảo Sinh Tồn Đông

Đảo này cũng chỉ cách Đá Ba Đầu – thực thể lớn nhất trong Cụm Sinh Tồn, khoảng 11 km về phía Tây Nam, cách Đá Tư Nghĩa hay còn có tên gọi là Huy Gơ khoảng 8km. Đây là một trong bảy thực thể thuộc Quần đảo Trường Sa – thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng vào bồi đắp trái phép.

Với vị trí đó đảo Sinh Tồn Đông được ví như tuyến đầu nóng bỏng tại cụm Sinh Tồn, trong bối cảnh những năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên kéo hàng trăm tàu dân quân biển ngụy trang dưới dạng tàu cá tới khu vực Đá Ba Đầu để đe dọa và quấy phá hoạt động của ngư dân Việt Nam, cũng như cản trở các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.

Đảo Sinh Tồn Đông nằm trên một rạn san hô ngậm nước có diện tích khoảng 0,6 km2 tức khoảng 60 hecta với chiều dài khoảng 1.200 m và chiều rộng khoảng 580 m. Khi thủy triều xuống thấp, rạn san hô này nhô cao hơn mặt nước từ 0.5 đến 0,6 m. Rạn san hô nhỏ, không thể xây dựng sân bay quân sự, nhưng bề mặt rạn khá bằng phẳng, mép san hô sâu cho nên rất thuận lợi nếu xây dựng âu tàu hỗ trợ ngư dân bám biển và làm dịch vụ nghề cá sử dụng các san hô nạo vét được để mở rộng diện tích đảo này và các đảo khác ở quần đảo Trường Sa.

Quá trình đóng giữ và xây dựng Đảo Sinh Tồn Đông

Sau khi Việt Nam giải phóng miền Nam và giải phóng quần đảo Trường Sa, các nước trong khu vực đã tăng cường hoạt động thăm dò quần đảo Trường Sa bằng máy bay và tàu thuyền, cũng như là xâm phạm các đảo Việt Nam đang đóng giữ. Philippines đã đưa quân chiếm đóng bãi An Nhơn, Malaysia cũng đưa nhiều tàu quân sự đến khu vực Nam Quần đảo Trường Sa.

Trước tình hình đó ngày 17/3/1978, Hải quân Việt Nam đã đưa quân đổ bộ và đóng giữ tại các đảo nổi tại quần đảo Trường Sa trong đó có Đá Grierson và đổi tên Grierson thành Đảo Sinh Tồn Đông.

Tại Đảo Sinh Tồn Đông, lần đầu tiên Công binh Việt Nam xây dựng nhà cao chân trên đảo từ các vật tư có sẵn phù hợp với điều kiện tự nhiên của đảo.

Khoảng hơn chục năm trở lại đây nhiều công trình trên đảo như nhà ở, nơi làm việc, các công trình phục vụ sinh hoạt phục vụ chiến đấu đã được xây dựng khang trang. Nhìn chung, các công trình này đều tập trung ở khu vực phía Đông quần đảo.

Đảo còn có một công trình tôn giáo nổi bật mới được xây dựng hoàn thành giữa năm 2022. Chùa Sinh Tồn Đông nằm ở phía Tây của hòn đảo. Có thể nói là cùng với các ngôi chùa tại các đảo khác thuộc Quần đảo Trường Sa thì chùa Sinh Tồn Đông đã đóng góp rất quan trọng vào đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của các cán bộ chiến sĩ trên Đảo Sinh Tồn Đông nói riêng và những ngư dân đánh bắt trong khu vực nói chung. Sự hiện diện của chùa Sinh Tồn Đông cũng giống như một cột mốc chủ quyền tâm linh của Việt Nam trên vùng biển Quần đảo Trường Sa.

Do địa hình trên Đảo Sinh Tồn Đông phức tạp, điều kiện sống do gió lớn đã nhiều lần ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của các quân nhân Việt Nam vào năm 2014, Hải quân Việt Nam đã xây dựng bờ kè xung quanh đảo để hạn chế quá trình xói mòn và sạt lở đất trên đảo, đồng thời phá đá san hô khơi thông một số luồng vào ở phía Tây và phía Đông Bắc; là xây dựng một cầu tàu có chiều dài khoảng 27m để cho tàu thuyền bên ngoài có thể tiếp cận vào đảo dễ dàng hơn. Khu vực phía Bắc Đảo Sinh Tồn Đông thì một sân đỗ trực thăng hiện đại đã được xây dựng vào năm 2016. Việt Nam cũng xây dựng bốn trục đường chính tại Đảo Sinh Tồn Đông.

Hệ thống năng lượng điện cũng được lắp đặt tại đây thay thế cho các nhà máy điện cũ chạy bằng dầu. Hiện tại ngoài những tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái nhà, còn có nhiều tua pin điện gió hiện đại cao hàng chục mét được lắp đặt xung. Ngoài ra, đảo cũng được trang bị hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt phục vụ sinh hoạt. Đời sống vật chất và tinh thần của trên Đảo Sinh Tồn Đông được từng bước cải thiện, với máy thu hình, hệ thống karaoke kỹ thuật số hiện đại, trạm thu phát sóng tín hiệu truyền hình vệ tinh.

Đảo Sinh Tồn Đông – Vọng Gác Tiền Tiêu của Tổ Quốc

Do nằm gần các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng cũng như là có ý định chiếm đóng trái phép nên lực lượng quân sự Việt Nam tại Đảo Sinh Tồn Đông tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Từ Đảo Sinh Tồn Đông, quân Việt Nam vẫn ngày đêm hướng về những thực thể như Đá Tư Nghĩa, Đá Ba Đầu với tinh thần cảnh giác cao độ để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi xâm lược chủ quyền đất nước.

Trung Quốc đã thực hiện nhiều hoạt động xâm phạm Đá Ba Đầu như đổ bộ, thả vật thể lạ làm phao chủ quyền. Tuy nhiên những hành vi vi phạm chủ quyền này đều bị phía Việt Nam phát hiện kịp thời ngăn chặn.

Bên cạnh nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu Hải quân Việt Nm và quân nhân trên Đảo Sinh Tồn Đông còn là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân ra khai thác hải sản, chủ động liên hệ và hướng dẫn tàu cá cùng ngư dân về nơi treo trú mỗi khi có gió bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực Quần đảo Trường Sa. Đảo cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ cho các ngư dân xảy ra sự cố. Năm 2021 – vào 4 tháng đầu năm 2022, đã hỗ trợ cho 17 lượt ngư dân vào đảo cấp cứu và khám chữa bệnh, đồng thời phối hợp với các tàu trực cứu hộ giúp đỡ tàu cá BTH-97497 bị hỏng máy khi đang đánh bắt hải sản về bờ an toàn.

Ngày nay, nếu nhìn từ xa thì Đảo Sinh Tồn Đông hiện lên như một thị trấn nhỏ với những ngôi nhà mái lợp đó tươi và ngập tràn một màu xanh mướt với các loại cây như là Bàng Vuông, Phong Ba, Mù U,….. Hiện Sinh Tồn Đông được biết đến là một trong hai hòn đảo đẹp nhất ở Cụm Sinh Tồn.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới