Cuộc chiến Nga-Ukraina bùng nổ, Mỹ tiên phong viện trợ hàng chục tỷ USD và vũ khí cho Ukraina, đồng thời yêu cầu các nước NATO cùng nhau giúp Ukraina chống Nga. Nếu như dưới thời Tổng thống Trump quan hệ Mỹ và các nước trong khối NATO có những rạn nứt, bất đồng vì Mỹ giảm bớt việc chi tiêu cho NATO thì dưới thời Tổng thống Biden NATO được củng cố, Mỹ tiếp tục là nước đóng góp kinh phí lớn nhất. Cuộc chiến Nga – Ukraina lúc đầu đã làm cho NATO đoàn kết, ủng hộ Mỹ trong việc chống lại Nga.
Các nước ủng hộ Mỹ mạnh mẽ nhất là Ba Lan, Anh và ba nước vùng Ban Tích, còn Đức, Pháp và một số nước khác lại tổ ra thận trọng hơn. Tổng thống Pháp là người tích cực nhất muốn hai bên Nga – Ukraina đàm phán để giải quyết xung đột. Tổng thống Pháp, ông Macron đã điện đàm trực tiếp với Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraina nhưng không thu được kết quả.
Ở thời điểm này, Trung Quốc nổi lên có vài trò quan trọng vì vừa có quan hệ thân thiết với Nga và Ukraina. Hơn nữa chính Trung Quốc lại giúp Nga thoát khỏi sự trừng phạt kinh tế của Mỹ và EU. Trong dự đoán của Mỹ và NATO là vũ khí của Nga dù hiện đại hơn Ukraina nhưng là có hạn, nếu chiến tranh kéo dài vũ khí của Nga sẽ cạn kiệt, còn Ukraina có sự viện trợ của cả khối NATO. Điều mà Mỹ và NATO lo ngại là Trung Quốc có thể cung cấp vũ khí cho Nga. Vì vậy Mỹ và NATO muốn tìm mọi cách ngăn chặn Trung Quốc.
Cả Mỹ và NATO hy vọng chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Macron sẽ giải quyết việc bốn việc: Đề nghị Trung Quuốc có thái độ phản đối Nga gây chiến ở Ukraina, không cung cấp vũ khí cho Nga, làm trung gian để Nga và Ukraina đàm phán hòa bình và không giải quyết vấn đề Đài Loan bằng vũ lực.
Nhưng trong hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình thì vấn đề quan hệ Nga – Trung được khẳng định là quan hệ chiến lược, ông Tập cũng không nhận làm trung gian hòa giải mà chỉ bày tỏ ủng hộ giải quyết xung đột bằng giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế. Còn vấn đề Đài Loan, ông Macron lại cho rằng Châu Âu không có lợi trong việc đẩy nhanh cuộc xung đột ở Đài Loan và nên trở thành một “cực thứ ba” độc lập với cả Washington và Bắc Kinh.
Cả chuyến thăm ông Macron khẳng định Pháp không tách khỏi Trung Quốc và thực hiện ký kết 20 văn bản hợp tác về kinh tế và các lĩnh vực khác. Tổng thống Pháp được Chủ tịch Trung Quốc dành cho nghi thức tiếp đón đặc biệt.
Mỹ và một số nước NATO tỏ ra thất vọng, thậm chí còn chỉ trích tổng thống cho rằng quan điểm của Tổng thống Pháp quá dễ dãi với Trung Quốc, hoặc cho rằng ông Macro đã “biến chuyến đi Trung Quốc của mình thành cuộc PR cho ông Tập Cận Bình và là một thảm họa chính sách đối ngoại với Châu Âu”, rằng “Pháp càng tự cô lập mình ở Châu Âu”.
H.B