Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển nóngChống sự áp đặt, dọa nạt, quấy rối của TQ, Mỹ trở...

Chống sự áp đặt, dọa nạt, quấy rối của TQ, Mỹ trở lại căn cứ quân sự Subic

Chính quyền Philippines hiện nay vừa thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc vừa nâng cao năng lực quân sự, đặc biệt là hải quân và cảnh sát biển, để phòng chống sự áp đặt, dọa nạt, quấy rối của Bắc Kinh trên các vùng biển tranh chấp.

Trong khi đó, Mỹ cần tăng sự hiện diện ở ASEAN để thu hút sự ủng hộ, tham gia của các nước ASEAN nói riêng, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói chung vào Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở cũng như Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Về mặt hợp tác an ninh-quân sự ở ASEAN, Mỹ làm việc dễ dàng nhất với Philippines. Các lực lượng Mỹ có thể được triển khai gồm bệnh viện hải quân, thông tin liên lạc hải quân, máy bay tuần thám biển…, các nhà phân tích quân sự Philippines và Úc gần đây trao đổi với phóng viên Tiền Phong.

Vì vậy, không thể loại trừ khả năng Philippines và Mỹ sẽ có lộ trình đưa quân nhân Mỹ trở lại căn cứ quân sự ở vịnh Subic. Theo các nhà phân tích, cách làm dễ nhất là dân sự hóa các hoạt động tại vịnh Subic và đưa ra các giai đoạn cụ thể. Đầu tiên, công ty tư nhân Mỹ bỏ tiền mua nhà máy đóng tàu cũ nằm ở căn cứ hải quân cũ mà Mỹ từng thuê. Sau đó, công ty Mỹ sửa sang, mở rộng xưởng đóng tàu của mình để tiếp nhận các tàu quốc tế, trong đó có Mỹ và đồng minh (Nhật Bản, Úc…) đến sửa chữa. Đồng thời, Mỹ xúc tiến thiết lập kho hậu cần trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn và khí tài quân sự để đối phó thiên tai và phục vụ tập trận chung. Quân đội Mỹ cử các quân nhân thuộc lực lượng phi chiến đấu như thông tin liên lạc, kỹ thuật… tới vịnh Subic để xúc tiến các công việc liên quan.
Trong khi đó, Philippines xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trong đó có sân bay, ở vịnh Subic để các lực lượng đồn trú ở đó có thời gian phản ứng nhanh hơn nếu xảy ra sự kiện bất ngờ trong khu vực. Dần dần, Mỹ đưa lực lượng chiến đấu vào tập trận thường niên, đến rồi đi, hoặc đến, ở lại rồi luân chuyển, cuối cùng là đồn trú, tùy tình hình thực tế khu vực và quốc tế, như cuộc chiến Nga-Ukraine, phản ứng của Trung Quốc…, giới quan sát nhận định.

Có thể lập trung tâm hậu cần

Tại vịnh Subic, Mỹ trước tiên sẽ thiết lập một trung tâm hậu cần để chuẩn bị vật tư, thiết bị dân sự (tìm kiếm cứu nạn) và quân sự (trước mắt phục vụ tập trận). Hải quân Mỹ có thể trở lại vịnh Subic với tư cách là khách hàng của căn cứ vì nhà máy đóng tàu Hanjin trước đây có một cơ sở tốt để sửa chữa tàu.

Theo một thỏa thuận thương mại được ký kết giữa chính phủ Philippines (thông qua Cơ quan Quản lý đô thị vịnh Subic) và công ty Cerberus Capital Management có trụ sở tại Mỹ, Hải quân Mỹ có thể quay trở lại một nhà máy đóng tàu cũ bị bỏ hoang bởi Hanjin Heavy Industries & Construction-Philippines sau khi công ty này phá sản vào năm 2019, báo Philippines Philstar đưa tin. Theo nhiều nguồn tin, công ty Mỹ đã mua nhà máy đóng tàu cũ ở vịnh Subic với giá 300 triệu USD.

Một nguồn tin từ quân đội Philippines cho biết, quân đội Mỹ cũng quan tâm việc thiết lập một trung tâm hậu cần để chuẩn bị vật tư, thiết bị được sử dụng trong các cuộc tập trận hằng năm. “Tôi biết quân đội Mỹ đã cử một số nhân viên đến khảo sát Subic và xác định một khu vực mà họ dự định đặt kho vật tư và thiết bị”, Philstar dẫn lời một sĩ quan Philippines.

RELATED ARTICLES

Tin mới