Wednesday, December 25, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiQuảng Ninh- vùng đất lấn biển lớn nhất Việt Nam

Quảng Ninh- vùng đất lấn biển lớn nhất Việt Nam

Quảng Ninh là một tỉnh phát triển bậc nhất ở Việt Nam. Đây cũng là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có tới 4 thành phố là Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí và Hạ Long. Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới ở Quảng Ninh – là điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Hình ảnh Dự án Ao Tiên bị sử dụng để thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, cũng không đúng với hiện trạng thực tế của dự án ở hiện tại.

Tên gọi Quảng Ninh

 Sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải phóng. Năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 221/SL thành lập khu Hồng Quảng. Khi đó Quảng Ninh gồm địa phận khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh. Đầu tháng 7 năm 1963, lãnh đạo hai tỉnh Hải Ninh và Hồng Quảng đã bàn và nhất trí đề nghị Trung ương hợp nhất Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành một đơn vị hành chính. Ngày 30 tháng 10 năm 1963, kỳ họp thứ 7 quốc hội khóa II đã cho ra nghị quyết phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gợi ý gọi tỉnh mới là Quảng Ninh, do ghép chữ Quảng ở Hồng Quảng và chữ Ninh của Hải Ninh mà thành với hàm ý “Quảng Ninh có nghĩa là một vùng đất lớn an lành”. Từ đó cái tên Quảng Ninh ra đời và được duy trì cho đến ngày nay.

Quảng Ninh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Quảng Ninh có lãnh thổ trải dài theo hướng đông – bắc tây – nam, cách thủ đô Hà Nội 125km về phía Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.178km2. Trong đó phía bắc giáp với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc với đường biên giới dài 132,8km. Phía Tây giáp với ba tỉnh của Việt Nam là Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương. Phía Nam giáp với thành phố Hải Phòng.

Quảng Ninh là một trong số 7 tỉnh thành tại Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc nhưng lại là tỉnh duy nhất có cả đường biên giới trên bộ và trên biển với nước này. Quảng Ninh có đầy đủ biển, đảo, đồng bằng, trung du và đồi núi. Trong đó có hơn 80 phần trăm diện tích là đồi núi. Vùng núi ở Quảng Ninh được chia làm hai miền. Miền Đông là vùng nối tiếp của vùng núi Thập vạn Đại sơn từ Trung Quốc. Còn vùng núi miền Tây trải dài từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía Bắc thị xã Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên được gọi là cánh cung Đông Triều, trong đó có núi Yên Tử là một địa danh nổi tiếng. Trong lịch sử Việt Nam, núi Yên Tử gắn liền với thời nhà Trần. Sử sách chép rằng: sau khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con trai là Trần Thuyên tức vua Trần Anh Tông, ông trở thành Thái Thượng Hoàng. Năm 1299 ông đến Yên Tử lấy pháp hiệu là Hương Vân Đại Đầu đà hay Trúc Lâm Đại Đầu Đà cho xây dựng hệ thống Chùa, Am, Tháp và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm – một dòng thiền Phật Giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay. Từ đó, lịch sử Việt Nam còn gọi ông là Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Hiện nay, khu vực này đã trở thành khu du lịch núi Yên Tử với nhiều công trình cổ kính như chùa Trình, suối Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Đồng.

Hầu hết sông ngòi ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ và có độ dốc lớn. Hiện nay ở Quảng Ninh có đến 30 con sông, suối dài trên 10km. Diện tích lưu vực không quá 300km2, trong đó có 4 con sông lớn gồm sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Đặc biệt sông Bạch Đằng hay Bạch Đằng Giang là ranh giới tự nhiên giữa hai địa phương là tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng. Con sông đã ghi dấu 3 trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử trận Bạch Đằng Giang năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, trận Bạch Đằng Giang năm 981 hoàng đế Lê Đại Hành phá tan quân Tống; và trận Bạch Đằng Giang năm 1288, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng quân dân nhà Trần đại thắng quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ ba. Hiện nay thị xã Quảng Yên và thành phố Uông Bí có di tích lịch sử Bạch Đằng bao gồm một chuỗi các di tích tiêu biểu ghi dấu ấn chiến công đại phá quân Nguyên năm xưa như bãi cọc Yên Giang, bãi cọc đồng Vạn Muối, Má Ngựa, đền Trần.

Vùng trung du và đồng bằng ven biển tại Quảng Ninh gồm những dải đồi thấp bị phòng hóa và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ trên núi thấp dần xuống triền sông và bờ biển. Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp, tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho việc phát triển kinh tế và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh. Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo hơn 2.000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước. Các đảo trải dài theo đường ven biển dài 250km chia thành nhiều lớp, có những đảo rất lớn như đảo cái bầu, bản sen, lại có những đảo chỉ như một hòn non bộ.

Dân số hiện nay của tỉnh là 1.351.000 người. Ngoài dân tộc kinh chiếm đa số, Quảng Ninh còn có các dân tộc thiểu số khác như Sán Chay, Sán Dìu, người Hoa. Hiện Quảng Ninh đang được chia thành 14 đơn vị hành chính bao gồm: 4 thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, thành phố Cẩm Phả và thành phố Uông Bí, trong đó, Hạ Long đóng vai trò là một thành phố tỉnh lỵ; Tỉnh có 2 thị xã là thị xã Đông Triều và Quảng Yên cùng 8 huyện, trong đó có huyện đảo Vân Đồn vào huyện đảo Cô Tô.

Huyện đảo Vân Đồn nằm ở phía đông nam của tỉnh Quảng Ninh bao gồm: hơn 600 đảo lớn nhỏ với tổng diện tích gần 2.200km2, được tạo thành bởi hai tuyến đảo Kế Bào và Vân Hải cùng hàng trăm đảo đá nhỏ khác. Vân Đồn là cửa ngõ biển hiểm yếu che chắn ngoài khơi vịnh Bái Tử Long, Vân Đồn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay kinh tế huyện đảo Vân Đồn chủ yếu là nuôi trồng và đánh bắt hải sản, trồng và khai thác lâm nghiệp, dịch vụ du lịch biển, khai thác khoáng sản. Cùng với Bắc Vân Phong, Phú Quốc, Vân Đồn được lựa chọn là một trong 3 địa bàn  xây dựng đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt với tên gọi Đặc khu kinh tế. Nhờ ưu thế là quần đảo lớn nhất ở khu vực miền Bắc, Vân Đồn được đánh giá là có những điểm năng nổi trội để xây dựng 1 đặc khu của miền Bắc. Lịch sử dã chứng minh qua các triều từ Lý, Trần, Lê, Vân Đồn đều là thương cảng lớn của Việt Nam, mở ra giao thường bằng đường biển cực kỳ thịnh vượng, kết nối với nhiều quốc gia trên thế giới.

 Huyện đảo Cô Tô nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh có diện tích tự nhiên là 47km2 , dân số khoảng 6.700 người với hơn 30 đảo lớn nhỏ trong đó có 3 đảo lớn nhất là Cô Tô, Thanh Lân và đảo Trần hay đảo Chàng Tây. Đây là một trong những tiền đồn có vị trí rất quan trọng cả về chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh trên vùng biển Đông Bắc của Việt Nam. Những năm gần đây, sở hạ tầng ở Cô Tô đang được đầu tư khá đồng bộ, nhất là hệ thống điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt, đường giao thông, y tế, trường học. Cô Tô đang chú trọng phát triển dịch vụ du lịch và lĩnh vực này đang từng bước khẳng định vai trò mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế nhờ vẻ đẹp hoang sơ của những bãi biển nước trong, hơi thoải cùng hệ sinh thái rừng nguyên sinh nhiệt đới được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Thành phố Hạ Long mới có diện tích 1.119km2 là thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất Việt Nam.

Về giao thông vận tải

 Địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 7 tuyến quốc lộ chạy qua trong đó có 3 tuyến nhánh nhỏ và 4 tuyến lớn. Quốc lộ 18 là tuyến dài nhất đóng vai trò trục giao thông quan trọng nhất của tỉnh Quảng Ninh, đồng thời là trục giao thông phục vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái. Theo quy hoạch Quảng Ninh sẽ có 2 tuyến cao tốc đó là CT09 – cao tốc Hải Phòng Hạ Long và CT06 – cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái. Trong đó phần đoạn Hạ Long – Vân Đồn đã được khánh thành vào tháng 12 năm 2018, dài khoảng 60km , quy mô 4 làn xe Phân đoạn Vân Đồn – Móng Cái dài 80,23km, khánh thành vào tháng 9 2022. Sân bay Quốc tế Vân Đồn trên địa bàn xã Đoàn Kết , huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh cách thành phố Hạ Long 60km về phía Đông Bắc là một sân bay dân dụng vừa kết hợp hoạt động bay quân sự. Hàng năm sân bay này tiếp nhận khoảng 10 triệu lượt khách. Quảng Ninh cũng có một tuyến đường sắt Yên Viên -Hạ Long giúp kết nối Quảng Ninh với thủ đô Hà Nội.

Về hệ thống cảng biển với 250km đường bờ biển và vùng nước sâu ít bồi lắng. Cùng với sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, nền kinh tế hàng hải của Quảng Ninh có rất nhiều tiềm năng. Hiện Quảng Ninh có 6 cụm cảng nằm trong nhóm cảng biển phía bắc bao gồm Vạn Gia, Hải Hà, Mũi Chùa, Cẩm Phả, Hòn Gai và Quảng Yên. Theo bảng xếp hạng chỉ số hoạt động cảng container năm 2011 do ngân hàng thế giới phối hợp với IHS market thực hiện vào tháng 5 năm 2011 tại Châu Á , Trung Đông và Bắc Phi, cảng Cái Lân cùng cảng Hòn Gai của Thành phố Hạ Long đứng thứ 46 trong tổng số 50 cảng biển hoạt động hiệu quả nhất thế giới. Hiện nay cảng Cái Lân đang được xây dựng và mở rộng mục tiêu trở thành một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam.

Kinh tế

 Quảng Ninh có tốc độ phát triển nhanh. Năm 2011 GDP của Quảng Ninh đạt 238.000 tỷ đồng, tương đương 10,17 tỷ USD. GDP bình quân đầu người đạt 176,16 triệu đồng tức 7.527 USD. Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ được cho là 3 chân kiềng của Quảng Ninh. Với nguồn khoáng sản dồi dào, đặc biệt là than đá, ngành công nghiệp khai khoáng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Theo ước tính tổng trữ lượng than đá ở Quảng Ninh là khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng than atraxit với tỉ lệ cacbon ổn định mỗi năm có thể khai thác từ 36 đến 44 triệu tấn. Hiện nay, phần lớn các mỏ tập trung tại 3 khu vực là Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí Đông Triều.

 Ngoài than đá, các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh cũng có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng trong việc sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngành sản xuất phân phối điện của Quảng Ninh cũng sẽ phát triển. Với nguồn than tại chỗ, Quảng Ninh là một trong những trung tâm sản xuất nhiệt điện lớn nhất Việt Nam.

Quảng Ninh đang cơ cấu lại nông nghiệp trong điều kiện đất nông nghiệp bị thu hẹp. Tỉnh hiện đã quy hoạch được 17 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Với chất lượng sản phẩm nông nghiệp ngày càng được nâng cao và có chỗ đứng ổn định trên thị trường tiêu thụ. Các nông sản chính của tỉnh Quảng Ninh bao gồm vải, lúa, rau, cây có múi, chè, na. Quảng Ninh đang xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, đến năm 2025 định hướng đến năm 2030. Với mục tiêu sản xuất ra các sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng như trà hoa vàng, rau quả, thủy sản để nâng cao giá trị và chinh phục các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Tỉnh cũng có một môi trường lớn với 40.000 hecta bãi Triều và trên 20.000 hecta eo vịnh nên ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của tỉnh. Hiện tỉnh đang hướng tới phát triển ngành thủy sản bền vững tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Trong định hướng phát triển của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm nuôi trồng thủy sản của miền Bắc.

Quảng Ninh là địa phương rất mạnh về du lịch. Trong thời gian qua Quảng Ninh luôn là một điểm đến hàng đầu trên bản đồ du lịch Việt Nam. Trước đại dịch covid 19. Năm 2019 Quảng Ninh đón 14 triệu lượt khách cả trong và ngoài nước. Khi bắt đầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19, năm 2020 Quảng Ninh đón khoảng 8,8 triệu  lượt khách. Sang đến năm 2021, khi covid bị ảnh hưởng mạnh trên toàn thế giới, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh chỉ đạt 4,4 triệu lượt. Năm 2022, đại dịch covid 19 được kiểm soát du lịch tỉnh hồi phục, đạt gần 10 triệu lượt khách.

Quảng Ninh đang sở hữu hơn 600 di tích lịch sử danh lam thắng cảnh. Trong đó có 4 khu di tích quốc gia đặc biệt, 54 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 79 di tích xếp hạng tỉnh và khoảng 472 di tích đã được kiểm kê phân loại. Hiện nay 4 thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh đều là những điểm du lịch nổi tiếng. Đầu tiên là thành phố Hạ Long cách thủ đô Hà Nội 165km về phía Đông. Đây là nơi được mệnh danh là trung tâm du lịch lớn nhất Việt Nam với nhiều điểm đến thu hút hách du lịch. Trong đó Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới 2 lần. Vào ngày 12 tháng 11 năm 2012, Vịnh Hạ Long được tổ chức New 7 Wonders tuyên bố là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Năm 2016 Vịnh Hạ Long được chọn làm bối cảnh cho bộ phim bom tấn Hollywood Kong Skull Island tạm dịch là Kông Đảo Đầu Lâu, do hãng Warner Bros Pictures phát hành, nhờ đó Vịnh Hạ Long càng được đông đảo bạn bè thế giới biết đến. Gần Vịnh Hạ Long có núi Bài Thơ, có độ cao trên 200m so với mực nước biển, nằm ngay ở trung tâm thành phố Hạ Long là một kiệt tác mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất mỏ. Từ trên núi Bài Thơ, bạn có thể ngắm trọn vẹn cảnh thơ mộng của Vịnh Hạ Long trong tầm mắt.

Đảo Tuần Châu có diện tích khoảng 400ha cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 2km. Hiện du khách có thể di chuyển dễ dàng từ thành phố Hạ Long ra đảo Tuần Châu thông qua con đường vượt biển dài 2km. Sở hữu vẻ đẹp yên bình, không khí thoáng đãng, được đầu tư xây dựng cơ sở tầng đồng bộ, đảo Tuần Châu đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhất tại thành phố biển Hạ Long.

Du khách cũng có thể đến thăm bảo tàng tranh 3D Funny Air Hạ Long, chợ đêm Hạ Long, bãi tắm Hòn Gai, bảo tàng tỉnh Quảng Ninh.

Từ thành phố Hạ Long, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ôtô đến thành phố Cẩm Phả cách thành phố Hạ Long 20km về phía Đông Bắc. Với địa hình chủ yếu là đồi núi, tiềm năng du lịch của Cẩm Phả rất lớn chắc chắn sẽ là một thiếu sót rất lớn khi không nhắc đến vịnh Bái Tử Long. Bái Tử Long là một vịnh biển của tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam gồm hàng trăm đảo lớn nhỏ nằm trong Vịnh Bắc Bộ thuộc vùng Đông Bắc, Việt Nam. Vịnh Bái Tử Long bao gồm vùng biển của Thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện đảo Vân Đồn. Được kiến tạo từ hàng trăm nghìn năm trước, mỗi hòn đảo đều có nét đẹp kỳ vĩ cổ xưa. Ghé thăm vịnh, du khách sẽ được thỏa thích khám phá huyện đảo Vân Đồn và các cụm đảo: đảo Quan Lạn, đảo Minh Châu. Vịnh đảo Bãi Tử Long nổi tiếng với những bãi biển đẹp nguyên sơ như bãi Minh Châu, biển Cô Tô, bãi biển Vân Đồn.

Từ Cẩm Phả bạn hãy di chuyển về phía Bắc khoảng 60 km là tới thành phố Móng Cái. Thành phố này có đường biên giới trên biển và trên đất liền với Trung Quốc dài hơn 70km được thiên nhiên ưu ái. Móng cái có lợi thế địa lý ven biển và hải đảo với nhiều thắng cảnh nổi tiếng.

Một địa điểm không thể bỏ qua ở Móng Cái là đảo Vĩnh Thực. Khi đến với đảo Vĩnh Thực bạn sẽ đến với vùng biển đẹp, hoang xơ ít người biết đến. Trên đảo Vĩnh Thực có khoảng 800 hộ dân đang sinh sống bằng nghề trồng trọt và chài lưới. Dù không phải là địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng đất mỏ, nhưng đến hòn đảo xinh đẹp này, du khách sẽ được tận hưởng không gian yên tĩnh bình dị và thiên nhiên trong lành. Du lịch đảo Vĩnh Thực đang là điểm đến hấp dẫn du khách vào dịp hè tắm biển và cắm trại.

Tiếp theo là thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 39 km về phía Tây, thành phố Uông Bí không chỉ nổi tiếng với không gian văn hóa mang đậm tâm linh, mà còn hấp dẫn với những khung  cảnh độc đáo. Một trong những địa điểm nổi tiếng có thể kể đến là chùa Ba Vàng, nổi tiếng là ngôi chùa của những kỷ lục ở nước ta, nằm ở độ cao 340m so với mực nước biển, trước mặt là sông dài, sau lưng tựa núi hùng vĩ lại được những cánh rừng bảo quanh rất trùng điệp và ấn tượng. Ngôi chùa đã trải qua tất cả 4 lần trùng tu nên rất khang trang, đẹp đẽ.

Quảng Ninh là tỉnh có những dự án lấn biển quy mô lớn. Có thể kể đến như Hạ Long Marina. Đây là một dự án của Bim group. Khu đô thị lấn biển này có tổng diện tích 248ha , trải dài gần 4km đường bờ biển bao gồm 3 bán đảo và hai hồ cảnh quan lớn. Phần lớn diện tích này được hình thành từ năm 2000 bằng việc san lấp. Dự án Hạ Long Marina được quy hoạch để trở thành khu đô thị đa chức năng, phục vụ cho tất cả các nhu cầu tận hưởng cuộc sống, làm việc , vui chơi giải trí. Nằm  không xa dự án Hạ Long Marina là dự án nghỉ dưỡng Tuần Châu, Hạ Long. Dự án tọa lạc tại vùng biển Đông Nam của bán đảo Tuần Châu thuộc phường Tuần Châu, Thành phố Hạ Long. Dự án này có quy mô lên tới hơn 1.000ha với lợi thế tựa lưng vào núi và hướng ra vịnh, dự án nghỉ dưỡng Tuần Châu tọa lạc ngay khu trung tâm đô thị Ngọc Châu. Không chỉ có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ mà còn mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp bên bờ Vịnh Hạ Long, một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Khu đô thị Phương Đông là dự án khu phức hợp thương mại khách sạn và nhà ở giáp biển có quy mô lớn tại huyện Vân Đôn với di tích 187ha. Dự án do công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phương Đông – công ty Phương Đông làm chủ đầu tư. Nằm ngay tại cửa ngõ khu kinh tế Vân Đồn, khu đô thị mới Phương Đông nói riêng và khu vực Cái Rồng nói chung trong tương lai sẽ là trung tâm thương mại và tài chính tầm cỡ khu vực và quốc tế, chỉ cách khu Vân Đồn 2 km, cách sân bay quốc tế 7 km. Khu đô thị mới Phương Đông sẽ trở thành một trong những nơi đáng sống nhất khu kinh tế Vân Đồn. Ở huyện Vân Đồn còn có dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City. Dự án này tọa lạc tại xã Hạ Long do CEO group làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 358,3 ha, bãi tắm trải dài 2,2km. Vẻ đẹp thiên nhiên, bề dày lịch sử văn hóa của Vân Đồn là nguồn cảm hứng bất tận cho Sonasea Vân Đồn Harbor City kế thừa, đưa những nét tinh túy nhất vào thiết kế kiến trúc. Dự án được phát triển thành ba phần kì: Sonasea Legend, Sonasea Marina và Sonasea Premier Hill với hàng nghìn sản phẩm bất động sản đa dạng.

Tại thành phố cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Trà Cổ Long Beach là dự án mặt biển đẳng cấp 5 sao.

Dự án tiếp theo là Trà cổ Long Beach, đây là dự án đặc biệt đẳng cấp 5 sao. Dự án do công ty cổ phần Trung Chính làm chủ đầu tư. Dự án chiếm được vị trí đắc địa khi có tầm nhìn hướng ra biển cực đẹp và thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư động sản tại Quảng Ninh. Dự án ôm trọn gần 1km biển Trà cổ, cạnh cửa khẩu quốc tế Móng Cái và gần các điểm du lịch nổi tiếng như mũi Sa Vĩ, nhà thờ cổ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới