Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiViệt Nam Cộng hòa hay ngụy quân, ngụy quyền: Gọi thế nào?

Việt Nam Cộng hòa hay ngụy quân, ngụy quyền: Gọi thế nào?

Về vấn đề này, thực ra trong nhiều năm qua cũng đã nổ ra không ít tranh cãi về việc có nên gọi Việt Nam Cộng hòa thay cho cụm từ “ngụy quân, ngụy quyền” hay không. Cũng có các đánh giá của nhiều học giả lịch sử cho rằng nên thay đổi cách gọi và cũng có những phản bác nên giữ nguyên kết gọi này.

Dinh Độc lập, Sài gòn, ngày 29/04/1975.

Về hướng đồng tình thay đổi cách gọi một cách chính thống và chính thức nhất có thể kể đến sự kiện ra mắt Bộ sách lịch sử Việt Nam, do viện Sử học Việt Nam biên họa với 15 tập, dày gần 10.000 trang bao quát về lịch sử nước nào từ khởi thủy đến năm 2000 và tháng 8/2017.

Trong bộ sách này, các giáo sử học đã dùng cụm từ Việt Nam Cộng hòa để thay cho cụm từ ngụy quân, ngụy quyền, giải thích về cách gọi này, tháng 8/2017 trong một buổi tọa đàm Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã cho rằng việc thừa nhận chính thể Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã nêu quan điểm về pháp lý quốc tế cũng như về mặt lịch sử Việt Nam Cộng hòa là một thực thể chính trị rất hiển nhiên không thể tranh cãi, Có thể khi còn đấu tranh chính trị vì lợi ích chính trị thì không công nhận nhau cũng là chuyện thường tình.

Song chính trị thì có thể thay đổi nhất là khi đất nước đã được thống nhất và đang có nhu cầu thống nhất lòng người, đoàn kết dân tộc để phát triển hùng cường và đấu tranh chống lại các nguy cơ, từ nguy cơ để trở thành phục quốc hay nguy cơ tụt hậu.

Trong cái nhìn triển vọng với việc thừa nhận chính thể Việt Nam Cộng hòa ông Nhã cũng lưu ý rằng: hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều, trong đó có các thành phần trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng rất quan trọng. Công nhận Việt Nam Cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp, hòa giải dân tộc như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Không chỉ thế, theo ông Nhã thừa nhận Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài quý báu về văn hóa, giáo dục, kinh tế, cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt ông Nhã đã phát biểu trong đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam rằng: giới sử học ở Việt Nam trước đây không bị ảnh của từ chính trị hay quan điểm. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển.

Cũng nêu quan điểm về vấn đề này Phó giáo sư tiến sĩ Trần Đức Cường, Nguyên Viện trưởng viện Sử học, Chủ tịch hội khoa học lịch sử Việt Nam, Tổng chủ viên Bộ sách lịch sử Việt Nam đã nói rằng: Trước đây khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hòa mọi người vẫn hay gọi là nguy quân, ngụy quyền nên chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là Chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn. Về hướng phản bác lại việc thay đổi cách gọi nhà báo Trung Hiếu- báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam VOV cho rằng: Ngay từ đầu chính thể Việt Nam Cộng hòa đã không có một cơ sở pháp lý vững vàng nào, mãi đến năm 1955 nó mới ra đời và ra đời một cách bất hợp pháp trên nửa lãnh thổ phía Nam của Việt Nam, như một sáng tạo thuần túy của người Mỹ, nhằm theo đuổi các mục tiêu phản ánh lợi ích riêng của họ.

Trong khi đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập một cách chính danh trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào năm 1945, sau cuộc cách mạng Tháng 8 của muôn triệu con dân đất Việt trước khi biết bất kỳ một lực lượng đồng minh nào quả giải giáp quân Nhật.

Năm 1946, Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội theo chế độ phổ thông đầu phiếu trên toàn quốc với sự tham gia của đông đảo đồng bào có đã có bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua.

Còn sự ra đời của Việt Nam Cộng hòa đó là một chế độ bù nhìn do Pháp lập nên trong thời kỳ kháng Pháp và do cựu Hoàng Bảo Đại mất ngôi hoàng đế sau cách mạng Tháng tám làm quốc trưởng. Quốc kỳ 3 que của Việt Nam Cộng hòa vẫn chính là quốc kỳ của quốc gia Việt Nam được Pháp trao trả độc lập trên danh nghĩa. Như vậy, ngay từ đầu chính thể này đã phạm nhiều tội ác mà mang danh “Việt gian” rất rõ nét, từng lỗ chân lông của mình bước chuyển từ “Quốc gia Việt Nam” sang “Việt Nam Cộng hòa” đã là bước chuyển từ làm tay sai cho thực dân Pháp sang làm tay sai cho đế quốc Mỹ.

Nhà báo VOV tiếp tục cho rằng quân lực Việt Nam Cộng Hòa từng khoe là là chiến đấu cho tự do. Tuy nhiên quân đội này lại xuất phát từ chính lực lượng ngụy quân đã sát cánh bên quân đội viễn chinh Pháp, dưới lá cờ Tam Tài, đa phần các tướng lĩnh cao cấp của quân đội Sài Gòn đều từng phục vụ trong quân đội Cộng hòa Pháp hoặc quân đội Quốc gia Việt Nam cùng Bảo Đại để bảo vệ nền thống trị của người Pháp tại Đông Dương.

Sau khi Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954, người Mỹ đã chớp thời cơ nhảy vào hất thẳng và Pháp và trợ giúp Ngô Đình Diệm tiếp tục xây dựng chế độ tay sai.

Đặc biệt, kể từ năm 1955 quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng được khai sinh với sự trợ giúp của quan hệ Mỹ, quân đội Ngụy hoàn toàn được đào tạo theo lối của Mỹ, được trang bị cực tốt và đầy đủ có hỏa lực mạnh và sức cơ động cao; hoạt động cực kỳ tốn kém theo kiểu Mỹ, bằng ngân sách của Mỹ.

Đã vậy khi tác chiến, quân đội Sài Gòn còn nhận được sự cố vấn của chuyên gia quân sự và hỗ trợ tối đa về hỏa lực và hậu cần từ phía quân đội Mỹ. Nói cách khác quân đội Sài Gòn là một đội quân đánh thuê cho đế quốc Mỹ và được Mỹ ưu ái đầu tư bài bản, Một số kẻ cố bào chữa cho ngụy quyền Sài Gòn cho rằng: nếu quân đội Sài Gòn đánh thuê chống Mỹ thì quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động theo chỉ đạo của Liên Xô, vế này hoàn toàn không đúng, trong tác chiến, Quân đội nhân dân Việt Nam có tham khảo kinh nghiệm và lý luận quân sự của nước khác nhưng là trên tinh thần độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh xuất phát từ thực tiễn dân tộc và đất nước, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không để cho quân đội nước nào vào lãnh thổ tham chiến bên cạnh mình. Trong khi đó, Việt Nam Cộng hòa đã để cho nửa triệu quân Mỹ và nhiều quân chư hầu của Mỹ vào giày xéo đất nước, dẫu vậy nhiều học giả hiện nay tiếp cận vấn đề mềm mại hơn khi bối cảnh địa chính trị bấy giờ đã thời thế khác, không ít người cho rằng việc sử dụng cụm từ Việt Nam Cộng hòa thừa nhận nó là một quốc gia trong quá khứ, sẽ góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển Đông trong giai đoạn hiện tại.

Nhiều tác giả, đặc biệt là Quỹ Nghiên cứu biển Đông qua các bài viết của tiến sĩ Dương Danh Huy đã đi sâu của mối quan hệ giữa sự công nhận 1 hay 2 quốc gia trong giai đoạn chiến tranh 1954-1975 và lập luận pháp lý bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Các nghiên cứu này đã so sánh các cách thức quan điểm khác nhau và đi đến kết luận rằng việc công nhận hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1954 -1975 có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa trước Trung Quốc.

Đó cũng là quan điểm có thể chấp nhận về mặt chính trị hiện nay so với việc chỉ công nhận một quốc gia tại miền Bắc hay tại miền Nam, nhận định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về Việt Nam Cộng hòa là hai quốc gia cũng là điều được chấp nhận dưới góc độ luật pháp quốc tế .

Theo nghiên cứu của nhiều luật gia quốc tế nổi tiếng như giáo sư James R. Crawford, giáo sư hàng đầu về công pháp quốc tế và là một thẩm phán tại tòa án Công Lý Quốc tế, trong tác phẩm The Creation of States in International Law đã cho rằng: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa là hai quốc gia.

Theo ông, Hiệp định Genève 1954 thiết lập hai vùng tập kết quân sự phải được xem như là sự thiết lập của hai quốc gia trên phương diện luật pháp cũng như trên thực tế lãnh thổ mỗi quốc gia trên không phải là toàn bộ Việt Nam.

Ngoài ra, sau này trong Hiệp định Paris năm 1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa cũng được xem như hai thể chế trong việc sử dụng quân sự, tự khẳng định đối nội và đối ngoại đáp ứng được các điều kiện có của chính phủ và khả năng có quan hệ với các chính phủ khác.

Thật ra, việc công nhận Việt Nam Cộng hòa như một chính thể quan trọng trong việc gìn giữ chủ quyền của Hoàng Sa Trường Sa đã được các lãnh đạo Việt Nam đề cập trong các phát biểu quan trọng.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu trước Quốc hội ngày 25/11/2011, đã lặp lại không dưới 3 lần từ Việt Nam Cộng hòa và khẳng định: Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, (tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa) Chính quyền Sài Gòn, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc lần này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp.

Năm 1975, giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc hải quân Việt Nam tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca. Năm đảo này do quân đội của Chính quyền Sài Gòn, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản. Hiện nay nhiều báo, đài của nhà nước, quân đội cũng đã dùng từ Việt Nam Cộng hòa, chế độ Việt Nam Cộng hòa thay cho cụm từ ngụy quân, ngụy quyền. Ví dụ: ngày 30/4/2020, báo Quân đội nhân dân điện tử, cơ quan ngôn luận của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đăng bài viết có tựa đề “Một cựu binh Việt Nam Cộng hòa và tình yêu Việt Nam” bài viết liên tục sử dụng cụm từ Việt Nam Cộng hòa, chế độ Việt Nam Cộng hòa. Cần phải lưu ý một điều rằng: một tờ báo có chế độ kiểm soát nội dung gắt gao theo đúng tinh thần “kỷ luật là sức mạnh quân đội” thì rõ ràng bài viết này đã qua nhiều khâu kiểm duyệt và nhất trí.

Có thể nói về mặt chính quyền và quân đội nhân dân Việt Nam hiện tại dường như chấp nhận cho một cách gọi mới thay cho cụm từ ngụy quân, ngụy quyền là Việt Nam Cộng hòa, điều này là dấu hiệu chính sách rõ ràng của nhà nước mong muốn hòa hợp dân tộc, chiến tranh đã lùi xa hàng chục năm và bây giờ con người Việt Nam khắp thế giới nên đoàn kết lại.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới