Wednesday, December 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaCảnh sát mật của TQ làm gì trên đất Mỹ

Cảnh sát mật của TQ làm gì trên đất Mỹ

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị phát hiện điều hành khoảng 100 đồn cảnh sát ở hải ngoại tại ít nhất 53 quốc gia, trong đó có ít nhất 7 đồn cảnh sát bất hợp phát trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Vậy các đồn cảnh sát bất hợp pháp này đã và đang làm gì trên đất Mỹ?

Một đồn cảnh sát hải ngoại của Trung Quốc nằm trong tòa nhà Hiệp hội Trường Lạc Hoa Kỳ (America Changle Association) ở New York, hôm 6/10/2022.

Sự việc này nghe có vẻ đáng báo động. Một kẻ thù nước ngoài luôn mong muốn mở rộng ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới và làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ với tư cách là siêu cường thế giới, nay lén lút thành lập đồn cảnh sát tại Hoa Kỳ (với sự hậu thuẫn của công dân Mỹ). Mục đích cuối cùng là để chính phủ Trung Quốc thực thi luật pháp của họ đối với cư dân Trung Quốc tại Hoa Kỳ.

Nỗ lực này vượt xa hoạt động gián điệp truyền thống, trong đó việc thu thập thông tin là mục tiêu chính. Nỗ lực này nay chuyển hướng sang thực thi các sắc lệnh của Trung Quốc trên chính lãnh thổ Hoa Kỳ.

Với hành vi nghiêm trọng này, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã buộc tội hai công dân Hoa Kỳ âm mưu hoạt động như những “đặc vụ chìm” của ĐCSTQ.

Chính phủ Mỹ cáo buộc rằng, ông Lu Jianwang (bí danh Harry Lu) và ông Chen Jinping đã thành lập và điều hành một đồn cảnh sát bí mật ở Khu Phố Tàu của Manhattan thay mặt cho Cục Công an Thành phố Phúc Châu (thuộc Bộ Công an Trung Quốc) dưới vỏ bọc của một tổ chức dân sự phục vụ những người gốc Hoa ở Thành phố New York.

Bản khai có tuyên thệ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trong vụ án nêu rõ: “Mặc dù [Bộ Công an] thường được xác định là cơ quan thực thi pháp luật chính của [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] – đơn vị chịu trách nhiệm về an toàn công cộng, điều tra tội phạm nói chung, an ninh quốc gia và an ninh mạng – nhưng chức năng của họ đã vượt ra ngoài khuôn khổ thực thi pháp luật và mang tính chất của một cơ quan tình báo nhiều hơn”.

Đặc biệt, đồn cảnh sát Hoa kiều này có tiếng là quấy rối và cố gắng trục xuất những người bất đồng chính kiến, những công dân đã chỉ trích chính phủ Trung Quốc. Và đó dường như là “nhiệm vụ sống còn” của những đồn cảnh sát hải ngoại này.

Đáng ngạc nhiên, cả ông Jianwang và ông Jinping đều bị truy tố theo điều khoản “gián điệp nhỏ”. Họ bị cáo buộc vi phạm (hoặc âm mưu vi phạm) mục 18 U.S.C. 951(a) trong Đạo luật Đăng ký Đại diện Nước ngoài (FARA), trong đó nêu rõ:

“Bất kỳ ai hành động tại Hoa Kỳ với tư cách là đại diện của chính phủ nước ngoài, không phải là viên chức ngoại giao hoặc lãnh sự hoặc tùy viên, mà không thông báo cho Tổng chưởng lý [theo yêu cầu của các quy tắc và quy định do Tổng chưởng lý ban hành], sẽ bị trừng phạt theo Quy định hoặc bị phạt tù có thời hạn không quá mười năm, hoặc cả hai”.

Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã buộc tội hai nhân vật này cản trở công lý, nhưng họ không bị buộc tội gián điệp thực sự, cũng như vi phạm Đạo luật Đăng ký Đại diện Nước ngoài. Như một số luật sư đã xem xét cả hai luật giải thích, “FARA và Mục 951 có thể chia sẻ mục tiêu chung là hạn chế ảnh hưởng bí mật của nước ngoài tại Hoa Kỳ, nhưng họ tiếp cận mục tiêu đó theo những chiến thuật khác nhau”.

Mặc dù FARA chủ yếu tập trung vào việc tiết lộ một số hoạt động nhất định (thường là những hoạt động nhằm gây ảnh hưởng), nhưng “Mặt khác, Mục 951 là một đạo luật hình sự truyền thống nghiêm cấm trực tiếp việc thực hiện một số hoạt động bí mật để thay mặt cho chính phủ nước ngoài”, các luật sư lập luận. Những hoạt động này bao gồm điều hành các đồn cảnh sát trái phép ở Thành phố New York thay mặt cho Cục Công an Thành phố Phúc Châu.

Chính phủ Mỹ cũng cáo buộc rằng kể từ “vào hoặc khoảng năm 2015, ông Jianwang đã hỗ trợ chính phủ Trung Quốc bằng cách tham gia vào các cuộc biểu tình ở Washington, chống lại các thành viên của một nhóm tôn giáo bị luật pháp Trung Quốc cấm và giúp xác định những người mà chính phủ nước này nhắm đến”.

Cả hai người đàn ông đều bị buộc tội cản trở công lý cũng như xóa hoặc tiêu hủy bằng chứng để che đậy tội ác của họ.

Bất chấp những cáo buộc rắc rối, hai người đàn ông này, (giống như tất cả các bị cáo hình sự) được coi là vô tội cho đến khi họ bị bồi thẩm đoàn kết tội. Tất nhiên trường hợp này xảy ra sau khi họ đã nhận tội.

Tuy nhiên, kết tội không phải là một kết cục tất yếu. Xét cho cùng, chính quyền ông Biden đã phải vật lộn để chứng minh những trường hợp này.

Ví dụ, một đại bồi thẩm đoàn ở Brooklyn đã tuyên bố trắng án cho cựu cố vấn của ông Trump, ông Tom Barrack và phụ tá của ông ta vì vi phạm Mục 951 bằng cách hoạt động với tư cách là đặc vụ chưa đăng ký của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trong một vụ truy tố.

Vụ việc này bắt nguồn từ công việc của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller. Ông phụ trách cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ trong cuộc điều tra Trump – Nga. Một số người nhìn nhận rằng bên công tố trong trường hợp đó đã sử dụng cách diễn giải quá rộng rãi và hung hăng đối với Mục 951.

Chính quyền ông Biden cũng bác bỏ vụ kiện chống lại sĩ quan Sở cảnh sát New York Baimadajie Angwang, người bị cáo buộc vi phạm Mục 951(a) vì hoạt động như một đặc vụ chưa đăng ký của chính phủ Trung Quốc, cùng các tội danh khác. Báo New York Times đã nhấn mạnh vào thời điểm ông Angwang bị bắt rằng “người đứng đầu văn phòng F.B.I. ở New York đã gọi ông này là định nghĩa về mối đe dọa nội gián” đối với an ninh của Hoa Kỳ.

Chính phủ Mỹ cáo buộc rằng ông Angwang đã cung cấp thông tin và làm việc dưới chỉ đạo của hai quan chức lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố New York. Vào thời điểm bị bắt, ông Angwang, một công dân Hoa Kỳ nhập tịch gốc Tây Tạng, đang làm việc cho Sở Cảnh sát Thành phố New York và nằm trong Lực lượng Dự bị của Quân đội Hoa Kỳ. Trước đây ông này từng phục vụ trong Lực lượng Thủy quân lục chiến ở Afghanistan.

Sau khi đánh giá “một cách tổng thể” các tình tiết trong vụ án, các nhà chức trách đã hủy bỏ vụ án vào tháng Giêng, hơn hai năm sau khi ông Angwang bị bắt. Chính quyền ông Biden không giải thích thuật ngữ “một cách tổng thể”. Vì liên quan đến an ninh quốc gia và tính chất bí mật của một số thông tin, phần lớn bằng chứng trong vụ án này vẫn còn là một bí ẩn, ngay cả đối với ông Angwang và cố vấn của ông.

Bất chấp những tình tiết đó, cần phải truy tố những người liên quan đến việc Trung Quốc ngang nhiên thành lập các đồn cảnh sát bất hợp pháp ngay bên trong lãnh thổ Hoa Kỳ.

Đồng thời, Quốc hội Hoa Kỳ và các cơ quan tình báo phải đánh giá cẩn thận các phương tiện mà Trung Quốc bí mật sử dụng để gây ảnh hưởng tại Hoa Kỳ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới