Saturday, December 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVén màn sự thật ngành hàng không

Vén màn sự thật ngành hàng không

Thường thì nhiều người sẽ nghĩ rằng vé máy bay cao chủ yếu là do tốn xăng, một chiếc máy bay thương mại nặng từ 70 đến 150 tấn thì để nâng được nó lên trời chắc chắn sẽ tốn rất nhiều xăng, liệu xăng có phải là yếu tố chính quy định giá của một chiếc vé máy bay hay không ?

Ảnh minh họa.

Câu chuyện kinh doanh trong ngành hàng không cũng rất phức tạp và thú vị.

Chi phí nhiên liệu

Mỗi loại máy bay tùy vào kích thước to nhỏ và cấu tạo khác nhau thì sẽ tiêu thụ xăng ở mức khác nhau, như chiếc Airbus A320, mẫu máy bay phổ thông của Vietjet để làm ví dụ, một chiếc máy bay Airbus A320 có thể chứa tới 25.000 lít nhiên liệu, con số này tương đương với lượng xăng gần 400 chiếc ô tô sedan, trung bình mỗi km chiếc A320 sẽ tiêu thụ khoảng 3,5 lít xăng, xăng máy bay thường dùng là loại Jet A1 giá hiện nay khoảng 25.000đ, như vậy khoảng 1km máy bay sẽ ăn khoảng 90.000đ tiền xăng. Một chiếc A320 của Vietjet có 180 ghế, nếu tất cả ghế đều kín chỗ thì mỗi hành khách sẽ phải chịu chi phí xăng là 500đ/ km, 100km =50.000đ tính ra không đắt hơn so với việc chạy một chiếc xe máy. Một chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội có quãng đường 1.200km sẽ tốn khoảng 108 triệu tiền xăng và chia cho mỗi người sẽ gánh 600 nghìn vào giá vé.

Có rất nhiều yếu tố trong một chiếc vé máy bay mà các hãng hàng không đã tính toán rất kỹ bao gồm; chi phí nhân lực, đương nhiên vận hành thì không thể thiếu yếu tố con người một phi công mức lương trung bình khoảng 2 tỷ/năm, tương đương 1.800 giờ bay, trung bình 1 giờ bay sẽ tốn khoảng 1.100 nghìn để trả cho phi công và cần hai phi công để vận hành, vậy tổng cộng là 2,2 triệu. Một chiếc A320 chứa đầy khách cần khoảng 4 tiếp viên mỗi người được trả mức lương trung bình khoảng 250k/giờ. Tổng chi phí cho phi hành đoàn là 3,2triệu mỗi giờ, chuyến bay Bắc Nam kéo dài khoảng 2 giờ khoảng 6,4 triệu, chia cho mỗi người hành khách sẽ phải chi 35.000đ

Chi phí sân bay

Không có thông tin chi tiết về sân bay tại Việt Nam, chúng ta tham khảo chi phí sân bay tại Mỹ (sân bay JFK- New York) áp dụng mức phí khoảng 300.000đ cho mỗi tấn xác máy bay, A320 có khối lượng 80 tấn như vậy chi phí cất cánh sẽ là 24 triệu, hạ cánh cũng vậy, tổng 48 triệu chia cho mỗi hành khách là 270.000đ,

Thuế

Các mức thuế áp dụng cho mỗi sân bay ở các nước là khác nhau, trong bài này chúng ta dùng thuế ở Mỹ để tượng trưng, các mức thuế mà hãng bay phải chịu khi ở Mỹ thường phải chịu 350.000/hành khách.

Chi phí vận hành máy bay

Một chiếc A320 có giá khoảng 2.500 tỷ đồng, mà các bạn đã biết máy bay cũng sẽ bị hao mòn theo thời gian, đến một lúc nào đó nó sẽ hỏng vậy nên người ta tính làm sao để từ lúc vận hành nó đến lúc hỏng phải kiếm đủ tiền để bù chi phí đã bỏ ra mua nó và máy bay có điểm đặc biệt là nó khác với ô tô, ô tô chạy càng nhiều thì càng nhanh hỏng máy bay thường không như vậy, vỏ máy bay sẽ hỏng theo số lần hoạt động. Cụ thể mỗi lần cất cánh máy bay sẽ phải chịu tác động rất lớn từ áp xuất bên trong và bên ngoài nên vỏ sẽ xuất hiện những vết rạn cực kỳ nhỏ ở gần các đinh tán dù bay 30 phút hay 30 tiếng đi nữa thì mức thiệt hại gần như không thay đổi đó là lý do máy bay cỡ lớn thường được sử dụng lâu đời vì chúng chỉ vận hành một lần một ngày trong khi các máy bay nhỏ thì vận hành nhiều chuyến trong một ngày và do đó nhanh hỏng hơn. Thực tế là có nhiều hãng hàng không thay vì mua máy bay họ sẽ đi thuê, nhưng kể cả đi thuê thì chi phí cũng vậy và thậm chí là còn đắt hơn. A320 có thể vận hành khoảng 60.000 lần bay như vậy mỗi lần khấu hao khoảng 42 triệu đồng, chia cho mỗi hành khách thì mỗi khách chi 320 nghìn đồng. Tiếp theo, máy bay cần bảo dưỡng để không bị rơi khi đang lượn trên trời và để cho máy bay hoạt động tốt thì việc bảo dưỡng thường xuyên là điều bắt buộc, sau mỗi chuyến bay, máy bay đều phải được bảo dưỡng với chi phí khoảng 50 triệu đồng, chia ra thì mỗi hành khách chi thêm 270 nghìn nữa. Tiếp đến là chi phí nhân viên mặt đất; các chi phí này bao gồm phí kiểm soát trung lưu, phí trả các nhân viên điều hành bay, lương nhân viên bán vé, nhân viên maketting…. Những chi phí này khoảng 200.000 cho mỗi hành khách. Tiếp đến là chi phí đậu máy bay, chi phí ăn ở cho phi hành đoàn tính ra khoảng 50.000 cho mỗi người.

Bảo hiểm

Bạn hãy yên tâm các hãng hàng không luôn mua bảo hiểm cho máy bay và hành khách, một hãng máy bay chi trả khoảng 0,1% giá trị chiếc máy bay cho bảo hiểm với chiếc A320 thì một năm sẽ mất khoảng 2,5 tỷ đồng, thực ra để chia cho khách thì mỗi người chỉ mất vài nghìn đồng. Cộng tổng các mục ở trên lại xăng, lương, thuế, khấu hao … tổng cộng sẽ vào khoảng 1.535.000đ.

Lợi nhuận cho hãng hàng không

Thường thì các hãng sẽ tính khoảng 15% cho các hãng máy bay, tức 230.000đ. cho chuyến bay như trên. Tổng tiền cho một chiếc vé máy bay trên quãng đường Hà Nội – Hồ Chí Minh khoảng 1.800.000đ. Đương nhiên đây là chúng ta đang sử dụng dữ liệu bên Mỹ như thuế, phí hạ cánh, phí cất cánh, phí nhân viên mặt đất thường cao hơn ở Việt Nam. Theo như trong giá vé của Vietjet thì tổng thuế, phí là khoảng 600.000, vậy là rẻ hơn bên Mỹ 300.000 và như vậy giá vé thực chất ở Việt Nam là khoảng 1.300.000đ để hoạt động hòa vốn. Nhưng đây là giả thuyết hành khách ngồi kín ghế, nếu hành khách chỉ ngồi kín 1 nửa thì vé sẽ phải tăng gấp đôi mới hòa vốn, nhưng không hiểu bằng cách nào Vietjet vẫn cung cấp giá vé chỉ hơn 1 triệu đồng cả dịch vụ. Thậm chí, nhiều khi họ còn khuyến mại giá vé 0 đồng mà kinh doanh vẫn có lãi thực sự là rất giỏi.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới