Monday, November 18, 2024
Trang chủQuân sựVũ khí - Khí tàiHải quân Việt Nam nghiên cứu chế đồ cho pháo CIWS Italia

Hải quân Việt Nam nghiên cứu chế đồ cho pháo CIWS Italia

Như chúng ta đã biết, hiện nay, ngoài các tàu chiến hệ Nga – Xô chiếm số lượng lớn, lên tới 80 – 90% trang bị. Hải quân Nhân dân Việt Nam bước đầu trang bị một vài kiểu tàu trường phái vũ khí Hải quân phương Tây.

Ảnh minh họa.

Cụ thể ở đây đó là cặp tàu hộ tống Pohang số hiệu 18, 20 mà chúng ta nhận viện trợ từ Hàn Quốc. Cặp tàu này hiện đã bổ sung năng lực đáng kể cho lữ đoàn tàu săn ngầm 171, thuộc vùng II hải quân. Không chỉ có vậy, hồi năm ngoái đã có thông tin chính thức từ Bộ Quốc Phòng về việc chúng ta đã đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ cung cấp thêm các tàu hộ tống 1.200 tấn lớp Pohang để tăng cường lực lượng bảo vệ biển, hải đảo, trong khi chờ các dự án đóng mới được lên kế hoạch và thực hiện. Rõ ràng, thiết kế nội địa thì cứ làm, nhưng trong bối cảnh hiện nay có thêm cái nào hay cái đó, cũng chẳng phải mỗi mình muốn có tàu Pohang.

Ở Đông Nam Á, Philippines và gần đây là Indonesia – quốc gia có nền đóng tàu quân sự thuộc top đầu Đông Nam Á cũng duyệt chi ngân sách để mua nhanh các tàu hộ tống Pohang của Hàn Quốc.

Ngày 7/12/2022, Bộ Tài chính Indonesia đã phê duyệt đề xuất của hải quân về việc mua các tàu hộ tống Pohang bằng các khoản vay nước ngoài. Các nguồn tin cho hay, Bộ Tài chính Indonesia đã nhất trí đề xuất mua tối đa 3 tàu hộ tống Pohang với tổng giá trị khoản vay là 21 triệu USD, 21 triệu đô mà kiếm ngay được 3 tàu 1.200 tấn không phải là lời, mà là quá lời. Thực ra Indonesia từ trước tới nay vẫn nổi tiếng nhanh nhạy ở khoản mua sắm tàu cũ trong khi vẫn thúc đẩy công nghiệp đóng tàu trong nước. Còn nhớ, khi Đông Đức tái thống nhất Tây Đức, Hải quân Cộng hòa Liên bang Đức khi tiến hành giải rát vũ khí kiểu Liên Xô ở Đông Đức đã tiến hành rao bán hàng chục tàu chiến mới. Indonesia đã nhanh tay mua 16 tàu hộ tống săn ngầm 950 tấn, 9 tàu quét mìn để án 89 cỡ 339 tấn, 14 tàu đổ bộ 1.700 tấn với giá chưa tới 500 triệu đô, tính theo thời giá bấy giờ, một cái giá hời. Năm 2013, Indonesia cũng đã chớp thời cơ ép giá mua lại 2 tàu hộ tống 1900 tấn, lớp F2000 mới tinh mà Vương quốc Anh đóng cho Brunei nhưng sau đó bị bùng kèo. Indonesia đã mua lại với giá chỉ bằng một nửa giá trị thật.

Nhưng mà câu chuyện của hôm nay thực ra không liên quan lắm tới việc mua bao nhiêu tàu Pohang mà là câu chuyện đảm bảo kỹ thuật cho các tàu hộ tống do Hàn Quốc chế tạo, theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Mỹ và Tây Âu trong hải quân Việt Nam. Cụ thể, tổ hợp pháo hải quân OTO Melara 40-70 trang bị trên tàu hộ tống Pohang 18 và 20 của lữ đoàn 171. Theo nhóm tác giả của Viện Kỹ thuật Hải quân, các tàu hộ tống Pohang hiện trang bị pháo hạm OTO Melara 76-62 ly, pháo 20 ly VC và pháo OTO Melara 40-70. Tuy nhiên, điều khó khăn là, khi giao tàu cho ta, Hàn Quốc đã không chuyển giao các zip kèm theo cho các loại pháo, tài liệu về pháo cũng rất ít. Trong đó, pháo OTO Melara 40-70 là hỏa lực phòng không chính của các tàu hộ tống Pohang. OTO Melara 40-70 vốn là sản phẩm của Công ty quốc phòng Preta và OTO Melara có trụ sở tại Italia. Khẩu pháo này ra đời từ thập niên 60, nhưng tới nay vẫn là tiêu chuẩn trên nhiều loại tàu hải quân hiện đại của Phương Tây. Có một điều đặc biệt, người ta xếp nó vào nhóm các vũ khí phòng không cao tốc đánh chặn tầm gần hay thường gọi tắt là CIWS mà AK 630 trên tàu chiến hệ Nga – Xô ở Việt Nam cũng thuộc nhóm vũ khí này. Chúng cùng có nhiệm vụ chính là đánh chặn tên lửa hành trình ở pha cuối, các máy bay không người lái, các loại vũ khí chính xác cao hướng vào tàu ta. Ngoài ra, nó có thể triển khai tấn công trực thăng, máy bay chiến đấu, tàu mặt nước, tàu ngầm đang nổi, mục tiêu ven bờ trong phạm vi tác chiến hiệu quả của hỏa lực. Mỗi cụm tháp pháo nặng 5,5 tấn, đường kính 1,7 m, trang bị cặp pháo Poro 40inch IL70 với tốc độ bắn 300 phát/phút, cơ số đạn 736 viên đạn nổ pháo mạnh, tầm bắn hiệu quả 4000m, tầm bắn tối đa khi phòng không là 8.700 m. So với AK 630 tốc độ bắn của cặp pháo 40inch kém hơn nhiều, số lượng đạn cũng ít hơn nhưng đổi lại có ưu điểm là hiệu quả sát thương mạnh hơn với đạn 40 ly.

Xét trên hiệu quả thực chiến, cả hai loại pháo đều có kết quả tương đương nhau, thành tích là chưa bao giờ phải đối đầu với ai nên không đánh giá được hết. Chỉ biết rằng, OTO Melara 40-70 đã trở thành khẩu pháo tiêu chuẩn ở hải quân 13,14 quốc gia trên thế giới với gần 20 lớp tàu trang bị và còn đang sử dụng ở hiện tại.

Trong hải quân Italia, khẩu pháo này được tin dùng để bảo vệ tàu sân bay Josei Danshi, 17 tàu hộ vệ 3.000 tấn chủ lực của hải quân nước này. Còn ở Hàn Quốc, họ đã mua bản quyền sản xuất trong nước và trang bị chúng trên 30 tàu chiến nội địa trong đó có Pohang. Nhưng thôi, điều quan trọng là ở Việt Nam, trong số ra tháng 1,2 /2023 của Tạp chí kỹ thuật và trang bị, nhóm nghiên cứu tới từ Viện kỹ thuật hải quân đã cho biết: hệ thống pháo OTO Melara yêu cầu độ chính xác cao độ tin cậy và tiêu chuẩn ăn mòn của nước biển, chịu độ rung xóc cao và các tiêu chuẩn khác. Bài toán trên hệ thống pháo này là kiểm soát mạch bắn bao gồm kiểm tra các điều kiện an toàn như: góc quay của pháo, nhiệt độ nòng pháo, băng truyền đạn, đạn không bị kẹt, không bị quá tải nguồn. Nếu các điều kiện này thỏa mãn thì môđun A68 mới cho phép mạch bắn làm việc. Môđun A68 thuộc hệ thống điều khiển bắn của pháo OTO Melara 40-70 có chức năng thu thập tín hiệu từ các cảm biến báo trạng thái pháo có đủ điều kiện khai hỏa hay không, kiểm soát mạch bắn. Ngoài ra, môđun của các chức năng nhận lệnh điều khiển từ ba điều khiển bắn như chế độ từ xa trong chiến đấu và chế độ tại chỗ khi bảo dưỡng. Việc hoạt động ổn định và tin cậy giúp bảo đảm an toàn cho con người và hệ thống vũ khí. Môđun A68 hiện nay chỉ có một bộ duy nhất đang gắn trên hệ thống điều khiển của pháo. Nếu môđun này lỗi hoặc hỏng hóc, đơn vị sẽ không có zip thay thế trong khi mô đun này cực kỳ quan trọng, bị lỗi hoặc hỏng thì sẽ làm việc sai chế độ, gây mất an toàn cho người và vũ khí, thậm chí ảnh hưởng tới hiệu quả chiến đấu.

Đó là cơ sở để Viện Kỹ thuật Hải quân thời gian qua đã tiến hành nghiên cứu tìm cách chế tạo môđun A68 để đảm bảo hệ thống pháo phòng không cao tốc OTO Melara luôn trong tình trạng tốt nhất.

Hiện nay, theo Tạp chí Kỹ thuật và trang bị, Viện kỹ thuật hải quân đã chế tạo thành công môđun A68 made in Vietnam. Các môđun này đã kết nối đồng bộ với các cảm biến về mặt tín hiệu, thực hiện đầy đủ chức năng như nguyên bản: kết nối đồng bộ với hệ thống điều khiển trung tâm tốt và nhận lệnh điều khiển từ hệ điều khiển trung tâm theo các chế độ. Môđun mới có kích thước tương đương môđun cũ dễ dàng tháo lắp và thay thế, phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Việc thiết kế chế tạo thành công môđun kiểm soát mạch bắn A68 là cơ sở để chúng ta chế tạo zip thay thế cho môđun đã cũ trên các hệ thống pháo. Về thiết kế đạt chuẩn theo mẫu cũ, giúp cho việc tháo lắp dễ dàng, đồng thời góp phần quan trọng và công tác bảo đảm kỹ thuật hải quân, tăng tính tự chủ trong nâng cao năng lực sửa chữa tại đơn vị, tăng hiệu quả sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của các hệ vũ khí mới.

Bên cạnh đó, thông qua việc chế tạo môđun A68 giúp ta xây dựng đội ngũ cán bộ có khả năng thiết kế, cải tiến các trang thiết bị kỹ thuật từ đơn giản tới phức tạp, có khả năng học hỏi, tự đào tạo làm chủ các công nghệ tiên tiến, tích lũy kinh nghiệm khoa học để tiến tới thiết kế, chế tạo các thiết bị khác cũng như nâng cao năng lực và khả năng bảo đảm kỹ thuật tại đơn vị.

Tuy câu chuyện của môđun A68 là một vấn đề nhỏ, nhưng nó mang một ý nghĩa lớn. Theo quan điểm của chúng tôi đó là chúng ta luôn ghi nhớ về việc phải tự lực trước, luôn đề cao sự tự lực trong việc đảm bảo vũ khí trang bị kỹ thuật. Không chỉ với tàu Pohang mà tất cả các chủng loại vũ khí trang bị mua hoặc nhận viện trợ bên ngoài. Ví dụ trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, chúng tôi đọc một tài liệu có bào chữa cho thất bại của hải quân Việt Nam Cộng hòa dù có tàu to, súng lớn hiện đại. Đó là bởi vì khi Mỹ chuyển giao các tàu chiến tối tân cho quân đội Sài Gòn, các khẩu pháo 76,2 ly bắn nhanh tự động với hệ thống điều khiển hỏa lực đã bị tháo gỡ hoặc bị hỏng không thể sử dụng được. Hay là chuyện hiện tại hồi năm ngoái, người dân Philippines được một phen choáng váng khi nghe tin được Bộ quốc phòng nước này về việc phi đội 12 tiêm kích Fa50 PH mua từ Hàn Quốc, hồi năm 2017 giờ chỉ có đúng 3 chiếc bay được. Số còn lại nằm đất vì thiếu phụ tùng đang chờ đi mua, mức độ sẵn sàng chiến đấu ở mức thấp nhất. Thế nên, không thể há miệng chờ sung được, khi có biến xảy ra vũ khí mà hỏng không vận hành hoặc vận hành kém hiệu quả, sai số cao thì sao bảo vệ được đất nước? Phải luôn có dự phòng chuẩn bị trước mọi tình huống có thể xảy ra từ thứ nhỏ nhất, đến thứ lớn nhất.

Còn triển vọng về sản xuất một loại khí thải tương tự như OTO Melara, tôi nghĩ là hãy còn quá sớm. Bởi nó liên quan tới hệ vũ khí trang bị. Hiện nay, chuẩn pháo hải quân của ta vẫn nghiêng về cỡ pháo của Nga-Xô. Cho nên, chúng ta có xu hướng đầu tư sâu trong công tác nghiên cứu, thiết kế từng phần rồi hướng tới phát triển cái lớn liên quan tới hệ thống vũ khí Hải Quân của Nga.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới