Sunday, November 17, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ lên gân, dọa trả đũa châu Âu

TQ lên gân, dọa trả đũa châu Âu

Bắc Kinh cảnh báo sẽ trả đũ “nghiêm khắc và mạnh mẽ” nếu Liên minh châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc bị cáo buộc bán thiết bị cho Nga để sử dụng trong cuộc chiến chống lại Ukraine.

Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock trong cuộc họp báo vào ngày 9/5 tại Berlin, Đức.

Dọa trả đũa

Theo Fox News, hôm 9/5, Ngoại trưởng Tần Cương cho biết, Bắc Kinh sẽ “có phản ứng cần thiết để bảo vệ vững chắc lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc”.

Sau cuộc hội đàm tại Berlin hôm 9/5 với Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, Ngoại trưởng Tần Cương nhấn mạnh, các công ty Trung Quốc và Nga được hưởng “sự trao đổi và hợp tác bình thường” và cuộc chiến không nên làm ảnh hưởng tới điều này.

Trước đó, theo báo cáo của The Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc bị cáo buộc bán thiết bị có thể được sử dụng để hỗ trợ cỗ máy chiến tranh của Nga.

Bảy doanh nghiệp Trung Quốc đã được liệt kê trong gói trừng phạt mới – vốn sẽ được các quốc gia thành viên EU thảo luận trong tuần này, The Financial Times cho biết.

Hôm thứ Hai, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân kêu gọi EU tránh đi “con đường sai lầm”, nếu không Bắc Kinh sẽ có hành động kiên quyết để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

“Trung Quốc phản đối các hành động sử dụng sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga như một cái cớ để áp đặt các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp hoặc quyền tài phán dài hạn đối với Trung Quốc”, ông Uông tuyên bố trong cuộc họp báo thường kỳ.

Tìm kiếm lệnh ngừng bắn ở Ukraine

Hôm thứ Ba (9/5), Ngoại trưởng Tần Cương cũng tuyên bố, Bắc Kinh sẽ duy trì đường dây liên lạc với tất cả các bên tham chiến ở Ukraine, bao gồm cả Đức, để tìm kiếm một lệnh ngừng bắn.

Các quốc gia châu Âu đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc vì nước này từ chối lên án cuộc chiến của Nga ở Ukraine hoặc kêu gọi Nga rút quân.

Bắc Kinh đã bác bỏ những lo ngại của phương Tây rằng, họ có thể đang cân nhắc cung cấp vũ khí cho Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

“Là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là nước lớn có trách nhiệm, Trung Quốc sẽ không khoanh tay đứng nhìn cũng như không đổ thêm dầu vào lửa”, ông Tần Cương nói với các phóng viên và người đồng cấp Đức Annalena Baerbock trong chuyến thăm Berlin.

“Trung Quốc sẵn sàng duy trì liên lạc với các bên liên quan, bao gồm cả Đức, để sớm đạt được một lệnh ngừng bắn”, Ngoại trưởng Trung Quốc nói thêm.

Đáp lại, bà Baerbock hoan nghênh các cuộc hội đàm gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy — cuộc hội đàm đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo kể từ cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga bùng nổ vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, bà Baerbock cũng lưu ý rằng, điều quan trọng là Bắc Kinh phải thể hiện sự ủng hộ rõ ràng đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Bà Baerbock cũng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc “có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chấm dứt chiến tranh nếu họ chọn làm như vậy”.

Hôm thứ Ba (9/5), Ngoại trưởng Tần Cương cũng tuyên bố, Bắc Kinh sẽ duy trì đường dây liên lạc với tất cả các bên tham chiến ở Ukraine, bao gồm cả Đức, để tìm kiếm một lệnh ngừng bắn.

Các quốc gia châu Âu đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc vì nước này từ chối lên án cuộc chiến của Nga ở Ukraine hoặc kêu gọi Nga rút quân.

Bắc Kinh đã bác bỏ những lo ngại của phương Tây rằng, họ có thể đang cân nhắc cung cấp vũ khí cho Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

“Là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là nước lớn có trách nhiệm, Trung Quốc sẽ không khoanh tay đứng nhìn cũng như không đổ thêm dầu vào lửa”, ông Tần Cương nói với các phóng viên và người đồng cấp Đức Annalena Baerbock trong chuyến thăm Berlin.

“Trung Quốc sẵn sàng duy trì liên lạc với các bên liên quan, bao gồm cả Đức, để sớm đạt được một lệnh ngừng bắn”, Ngoại trưởng Trung Quốc nói thêm.

Đáp lại, bà Baerbock hoan nghênh các cuộc hội đàm gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy — cuộc hội đàm đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo kể từ cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga bùng nổ vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, bà Baerbock cũng lưu ý rằng, điều quan trọng là Bắc Kinh phải thể hiện sự ủng hộ rõ ràng đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Bà Baerbock cũng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc “có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chấm dứt chiến tranh nếu họ chọn làm như vậy”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới