Monday, November 25, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiBất chấp lệnh trừng phạt, thương mại của Iran với BRICS tăng...

Bất chấp lệnh trừng phạt, thương mại của Iran với BRICS tăng mạnh

Theo số liệu mới nhất của cơ quan hải quan Iran, giao dịch hàng hóa ngoài dầu thô giữa nước này và các quốc gia BRICS đã tăng vào năm ngoái.

Ảnh minh họa.

Thương mại của Tehran với Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đạt tổng cộng gần 48 triệu tấn, với giá trị hơn 38 tỷ USD trong năm tài chính 2022-2023, tương ứng với mức tăng 14% về giá trị.

Năm tài chính ở Iran bắt đầu vào ngày 21/3 và kết thúc vào ngày 20/3 năm sau, trùng với năm dương lịch Ba Tư.

Trong số các quốc gia BRICS, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại chính của Iran, với kim ngạch thương mại đạt 35,5 triệu tấn trị giá hơn 30 tỷ USD (tăng 37,41%). Ấn Độ đứng thứ 2 với thương mại tăng gần 47% và Nga đứng thứ 3 (tăng 3,59%). Thương mại với Brazil giảm cả về trọng lượng và giá trị.

Nam Phi là đối tác thương mại chính của Iran trên lục địa châu Phi, với thương mại song phương tăng hơn 23%, theo số liệu được tờ Financial Tribune hàng ngày có trụ sở tại Tehran đưa tin.

Sự gia tăng thương mại trên diễn ra bất chấp chiến dịch trừng phạt “Áp lực tối đa” do Mỹ công bố vào năm 2018 đối với chương trình hạt nhân của Tehran. Mỹ cũng đang thúc đẩy việc bắt giữ thêm các tàu chở dầu thô của Iran, để ngăn doanh số bán dầu của nước này tăng lên.

Iran đã nộp đơn xin gia nhập BRICS vào năm ngoái và hơn 10 quốc gia khác đã bày tỏ sự quan tâm đến việc trở thành thành viên của khối. Khối này đang nỗ lực phát triển một loại tiền tệ mới để ngừng sử dụng đồng USD trong thương mại.

Các giao dịch cũng đã được giải quyết bằng đồng tiền quốc gia của các nước tham gia mua bán. Theo một báo cáo gần đây của Bloomberg, BRICS sẽ vượt qua G7, khối các nền kinh tế phát triển, về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm tới.

Sự việc trên diễn ra sau khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã cắt đứt Nga khỏi hệ thống tài chính và thị trường phương Tây. Bên cạnh đó, lệnh trừng phạt trên cũng khiến nước này trên thực tế không thể giải quyết các thỏa thuận thương mại bằng đồng USD và euro.

Iran chủ yếu xuất khẩu dầu thô và khí tự nhiên, chiếm hơn 80% doanh thu xuất khẩu của đất nước. Trong số các mặt hàng xuất khẩu khác có nhựa, hóa chất, sắt và trái cây. Hàng hóa nhập khẩu bao gồm máy móc, ngũ cốc, thiết bị điện và điện tử, dược phẩm.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới