Sunday, January 5, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiBàn tay đen của doanh nghiệp TQ

Bàn tay đen của doanh nghiệp TQ

Theo một báo cáo mới đây, các chiến dịch tuyên truyền trong những năm gần đây của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm chống lại các nền dân chủ phương Tây đã trở nên thường xuyên hơn, tinh vi hơn và hiệu quả hơn. Nhiều công ty Trung Quốc đã tham gia trợ giúp.

Trong những năm gần đây, các chiến dịch tuyên truyền trên mạng của ĐCSTQ nhằm chống lại các nền dân chủ phương Tây có cường độ và mức độ lớn hơn.

Được đặt tên là “Mánh khóe lèo lái dư luận” (Gaming Public Opinion), báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) được viết dựa trên dữ liệu thu thập được từ Twitter, Facebook, Reddit, Sina Weibo và ByteDance. Báo cáo tiết lộ về các hoạt động gây ảnh hưởng trên mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – những hoạt động chưa từng được nhắc đến trước đây, chẳng hạn như một hoạt động được gọi là “mạng lưới tài khoản rác cải trang tài khoản hợp thức” (spamouflage network). Mạng lưới này bao gồm nhiều tài khoản giả mạo, được sử dụng để truyền bá thông tin rằng Hoa Kỳ đang tiến hành các hoạt động gián điệp mạng một cách vô trách nhiệm nhằm chống lại Trung Quốc và các quốc gia khác.

“ĐCSTQ đã sử dụng các hoạt động gây ảnh hưởng trên mạng này để tìm cách can thiệp chính trị Hoa Kỳ, chính trị Úc và các quyết sách về an ninh quốc gia, làm suy yếu chính sách phòng thủ của Bộ tứ (QUAD) và Nhật Bản, đồng thời làm tăng chi phí hoạt động của các công ty khai thác đất hiếm của Úc và Bắc Mỹ”, báo cáo viết.

Một số cơ quan Đảng và nhà nước Trung Quốc có liên quan đến các hoạt động này bao gồm: Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân (tiến hành các hoạt động trên mạng như một phần của chiến tranh chính trị của quân đội); Bộ An ninh Quốc gia (tiến hành các hoạt động bí mật vì an ninh quốc gia); Ban Tuyên giáo Trung ương (giám sát các hoạt động tuyên truyền trong và ngoài nước); Bộ Công an (thi hành luật về Internet); và Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc (quản lý hệ sinh thái Internet).

Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc và giới chức Bộ Ngoại giao cũng đang thực thi nhiều hoạt động bí mật nhằm khuếch đại các hoạt động tuyên truyền công khai của chính họ.

Trong trường hợp của “mạng lưới tài khoản rác cải trang tài khoản hợp thức” (spamouflage network), báo cáo chỉ ra rằng một số người điều hành mạng lưới này đến từ thành phố Diêm Thành (tỉnh Giang Tô), một số đến từ Văn phòng Công an Diêm Thành.

Doanh nghiệp tư nhân hỗ trợ chính quyền
Theo báo cáo của ASPI, nhiều công ty tư nhân Trung Quốc đã hợp tác với các cơ quan của ĐCSTQ để giúp Đảng thực thi các hoạt động tuyên truyền trên mạng.

Chẳng hạn, trong chiến dịch tuyên truyền “Honey Badger” (蜜獾行动) do các thực thể có liên hệ với chính quyền Trung Quốc triển khai, công ty Kì An Tín (奇安信) – một doanh nghiệp về an ninh mạng của Trung Quốc – đã tham gia hỗ trợ.

“Chúng tôi phát hiện ra bằng chứng mới cho thấy Bộ Công an, với sự hỗ trợ của công ty an ninh mạng Kì An Tín, có thể đã tham gia chiến dịch này”, trích báo cao.

“Công ty [Kì An Tín] có khả năng gieo rắc thông tin sai lệch về các mối đe dọa dai dẳng và khó chịu đến khách hàng của họ ở Đông Nam Á và ở các quốc gia khác … Công ty có mối liên hệ sâu sắc với các cơ quan tình báo, quân đội và an ninh Trung Quốc; đồng thời đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược an ninh mạng và an ninh nhà nước của Trung Quốc”.

Tính đến tháng 04/2023, chiến dịch “Honey Badger” vẫn tiếp tục gieo rắc thông tin rằng chính phủ Hoa Kỳ đang thực hiện nhiều hoạt động gián điệp mạng.

Ông Clive Hamilton – một học giả người Úc, tác giả cuốn “Cuộc xâm lược Thầm lặng” (Silent Invasion) – nói rằng ông đồng ý với những lập luận được đưa ra trong báo cáo của ASPI.

Ông Hamilton cho hay ông tin rằng mục tiêu của ĐCSTQ trong việc thao túng dư luận là vẫn như cũ, nhưng cách thức thực hiện đang thay đổi.

Khi các quốc gia, ví dụ như Úc, đang hoàn thiện luật pháp và tăng cường thực thi pháp luật để chống lại sự can thiệp từ nước ngoài thì việc Bắc Kinh thực hiện các nhiệm vụ gián điệp tại các quốc gia đó trở nên khó khăn hơn. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do rằng đó là lý do tại sao việc hoạt động ngầm thông qua các mạng lưới lại càng quan trọng hơn.

Giải pháp
Các tác giả của báo cáo đề nghị các chính phủ rà soát luật liên quan đến sự can thiệp từ nước ngoài, đồng thời cân nhắc việc bắt buộc các nền tảng truyền thông xã hội phải tiết lộ các hoạt động do nhà nước hậu thuẫn và tiết lộ một số loại báo cáo khác.

Ngoài ra, các tác giả kêu gọi các đối tác và đồng minh của Úc chia sẻ thêm thông tin tình báo về những hoạt động tuyên truyền trên mạng như vậy.

Mặt khác, các nền tảng truyền thông xã hội được đề nghị xóa quyền truy cập của các tài khoản đáng ngờ vào các phân tích về hoạt động trên mạng; nhờ đó, các tài khoản độc hại khó có thể đo lường hiệu quả của các hoạt động của họ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới