Monday, November 18, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnG7, EU quyết 'phá' đường ống khí đốt từ Nga

G7, EU quyết ‘phá’ đường ống khí đốt từ Nga

Theo Financial Times, sau cuộc họp mới nhất của các lãnh đạo thuộc nhóm G7, nhóm các quốc gia này và EU đã quyết định sẽ cấm nhập khẩu khí đốt của Nga trên các tuyến đường mà Moscow đã cắt nguồn cung. Đây là lần đầu tiên việc buôn bán khí đốt qua đường ống bị các cường quốc phương Tây ngăn chặn kể từ khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra.

Ảnh minh hoạ.

Được biết, quyết định này nhằm ngăn chặn việc nối lại xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga trên các tuyến đường tới các nước như Ba Lan và Đức, nơi Moscow đã cắt nguồn cung cấp vào năm ngoái và gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng trên khắp châu Âu.

Đây là một trong những động thái mới nhất của G7 và EU nhằm đảm bảo rằng nguồn doanh thu từ năng lượng của Nga sẽ bị cắt giảm đáng kể, gây thêm sức ép lên nền kinh tế Đông Âu này.

Quyết định sẽ được các nhà lãnh đạo G7 hoàn thiện tại hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima trong tuần này.

Theo Financial Times, nhóm các nền kinh tế hàng đầu sẽ giảm hơn nữa việc sử dụng các nguồn năng lượng của Nga “bao gồm cả việc ngăn chặn việc mở lại các con đường trước đây đã bị phong tỏa bởi vũ khí hóa năng lượng của Nga” ít nhất cho đến khi “có một nghị quyết về cuộc xung đột”.

Một quan chức châu Âu không thuộc G7 cho biết ông nghi ngờ động thái này một phần nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư ủng hộ các dự án cơ sở hạ tầng LNG, cả ở châu Âu và Bắc Mỹ, bằng cách loại bỏ mối lo ngại rằng khí đốt rẻ hơn của Nga có thể quay trở lại nhanh chóng.

Mặc dù các biện pháp này không có khả năng ảnh hưởng đến bất kỳ dòng khí đốt nào ngay lập tức, nhưng nó nhấn mạnh quyết tâm sâu sắc của Brussels nhằm thực hiện vĩnh viễn việc xoay trục nhanh chóng và đau đớn khỏi hàng thập kỷ phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Lệnh cấm mang tính biểu tượng cao vì từ khi bắt đầu chiến sự, EU đã tránh nhắm mục tiêu vào các dòng chảy của đường ống do sự phụ thuộc rất lớn vào khí đốt của Moscow.

Không chỉ vậy, việc thông qua động thái này sẽ khiến một số đường ống dẫn khí đốt chính của Nga tới châu Âu trở thành “đống phế liệu” – như lời một quan chức Đức từng nói về đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.

Hệ thống đường ống khí đốt từ Nga sang châu Âu hiện bao gồm đường ống Nord Stream 1 và 2, đã bị phá hoại vào năm ngoái và chỉ còn lại một trong bốn đường truyền, đang ngưng hoạt động vô thời hạn; và đường ống Yamal đến Ba Lan, vẫn còn nguyên vẹn nhưng cũng đã ngưng hoạt động.

Trước đó, vào cuối năm ngoái, Moscow đã ngừng vô thời hạn việc vận chuyển khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 qua châu Âu, đồng thời hạn chế lượng khí đốt qua châu lục này xuống mức thấp lịch sử, khiến khiến giá khí đốt tăng vọt lên hơn 10 lần so với mức bình thường.

Nhưng trong những tháng gần đây, giá đã giảm đáng kể khi châu Âu cắt giảm thành công nhu cầu trong mùa đông, đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo và tìm nguồn cung cấp thay thế như vận chuyển LNG bằng đường biển.

Thị phần nhập khẩu khí đốt của châu Âu của Moscow đã giảm từ hơn 40% trước kia xuống dưới 10%, đông thời mùa đông khá ôn hoà vừa qua đã giúp EU tích trữ được lượng lớn khí đốt vào các kho năng lượng, tự tin hơn với việc thiếu nguồn cung từ Nga. Các quan chức tự tin rằng kho chứa khí đốt, hiện đã đầy khoảng 60% so với khoảng 30% vào cùng thời điểm năm 2022, sẽ đầy trước khi mùa đông tới.

“Với việc dự trữ khí đốt ở châu Âu cao bất thường vào thời điểm này trong năm và giá bán buôn đang nhích trở lại mức có thể được coi là mức giá bình thường, bạn có thể hiểu tại sao các nhà lãnh đạo châu Âu tự tin rằng kế hoạch này sẽ không sớm làm mất an ninh nguồn cung. Tuy nhiên, điều quan trọng là không trở nên quá tự mãn về triển vọng thị trường khí đốt châu Âu”, ông Tom Marzec-Manser tại công ty tư vấn năng lượng ICIS cho biết.

Ngoài việc cấm đường ống khí đốt, các đường ống dẫn dầu của Nga đã cắt giảm nguồn cung, bao gồm cả nhánh phía bắc của dòng Druzhba cung cấp cho các nhà máy lọc dầu ở Đức và Ba Lan, cũng có thể bị chặn theo các biện pháp của EU.

Lệnh cấm vận đang được các nhà ngoại giao thảo luận như một phần trong gói trừng phạt thứ 11 của EU. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao EU nói rằng đề xuất này cần được Brussels làm rõ xem có thể khiến thị trường dầu mỏ châu Âu thay đổi.

Đức và Ba Lan, mặc dù được miễn trừ trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga, cho biết họ sẽ tự nguyện chấm dứt việc vận chuyển dầu thô qua Druzhba mặc dù Ba Lan vẫn tiếp tục nhận nguồn cung cấp cho đến khi Nga cắt đứt dòng chảy vào tháng 2 năm nay. Trong khi đó, các nhà máy lọc dầu của Đức đã ngừng đặt hàng dầu thô của Nga từ đầu năm nay.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới