Thursday, January 23, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnNhật Bản tăng nhập khẩu khí đốt của Nga thêm 2 triệu...

Nhật Bản tăng nhập khẩu khí đốt của Nga thêm 2 triệu tấn

Theo Sputnik, Nhật Bản sẽ tăng nhập khẩu khí đốt từ Nga thêm 2 triệu tấn mỗi năm, đồng thời tuyên bố không rút khỏi Dự án Arctic LNG 2.

Sản lượng khí đốt Nhật Bản nhập khẩu từ Nga sẽ tăng thêm 2 triệu tấn mỗi trong gian đoạn từ nay đến năm 2026.


Thông tin trên được Tổng lãnh sự Nga tại Sapporo, ông Sergei Marin nói với Sputnik trong cuộc phỏng vấn mới đây, ông cũng cho biết thêm rằng kế hoạch tăng nhập khẩu khí đốt từ Nga của Nhật Bản sẽ được tăng dần theo từng năm và đạt 2 triệu tấn vào năm 2026.

Cũng theo ông Marin, Tập đoàn Mitsui & Co và Tập đoàn Dầu khí và Kim loại Quốc gia Nhật Bản (JOGMEC) vẫn sẽ giữ lại 10% cổ phần trong Dự án khai thác khí tự nhiên Arctic LNG 2 của Novatek – một trong nhà sản xuất khí tự nhiên lớn nhất ở Nga.

“Trước đó vào tháng 3/2022, phía Nhật Bản đã cho đóng băng các khoản đầu tư mới vào dự án Arctic LNG 2 bởi chịu tác động từ lệnh trừng phạt thương mai. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa các công ty Nhật Bản sẽ rút khỏi dự án”, ông Marin nói thêm.

Tổng lãnh sự Nga tại Sapporo cho biết, hiện khí đốt nhập khẩu từ Nga đang chiếm 9% tổng lượng khí đốt nhập khẩu hàng năm của Nhạt Bản.

Theo ông Marin, Dự án Arctic LNG 2 hiện vẫn đang hoạt động nhưng việc sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) chưa được triển khai do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Arctic LNG 2 là dự án LNG lớn thứ hai của Novatek sau Yamal LNG. Cơ sở khai thác được kết nối với mỏ khí đốt Utrenneye nằm ở Khu tự trị Yamalo-Nenets của Nga. Dự án lên kế hoạch việc xây dựng ba dây chuyền khai thác với công suất 6,6 triệu tấn mỗi dây chuyền. Tổng công suất ước tính khoảng 19,8 triệu tấn LNG mỗi năm.

Novatek ban đầu lên kế hoạch ra mắt dòng khí đốt Arctic LNG 2 đầu tiên vào năm 2023, dòng thứ hai vào năm 2024 và dòng thứ ba vào năm 2025, nhưng vào tháng 4/2022, công ty đã thông báo về những thay đổi có thể xảy ra trong lịch trình của dự án do các rào cản kỹ thuật do lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới