Việc tàu Viện sĩ Oparin của Nga vừa cập cảng Nha Trang trong lộ tình thực hiện chuyến khảo sát nghiên cứu trên Biển Đông. Không thuần túy khoa học, sự kiện này thể ví như động thái tinh tế của Nga“bắn” thông điệp đến Trung Quốc.
Chuyến khảo sát của tàu Viện sĩ Oparin dự kiến kéo dài một tháng. Thông tin một cách đầy đủ, ngoài các nhà khoa học Nga, còn có sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam (được tàu đón tại Nha Trang – Khánh Hòa ngày 18/5). Việt Nam và Nga cho biết, sự kiện nằm trong chương trình hợp tác nghiên cứu biển giai đoạn 2018 – 2025 giữa Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện hàn lâm Khoa học Nga (RAS); đây là chuyến khảo sát thứ 8 tính từ khi hai bên đạt được thỏa thuận.
Một hoạt động bình thường, có gì phải làm ầm ĩ? Nhưng bình thường là với người ít quan tâm. Còn các chuyên gia quốc tế, nhất là những người theo dõi, phân tích tình hình Biển Đông, 7 chuyến khảo sát trước kia có thể là bình thường, chứ chuyến khảo sát thứ 8 này: khác thường đấy!
“Khác thường” vì các chuyên gia theo dõi hành trình tàu biển phát hiện một chiếc tàu khảo sát Trung Quốc, được 2 tàu Hải Cảnh và 11 chiếc tàu cá hộ tống, hôm 10/05/2023, đã tiến vào một khu vực khai thác khí đốt trên Biển Đông ngoài khơi Việt Nam. Đây là một lô do các công ty nhà nước của Nga và Việt Nam vận hành.
Thế thì khác thật rồi. Khác ở chỗ, việc điều tàu khảo sát quấy nhiễu, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam như đã thành “chuyện thường ngày của Trung Quốc”. Bằng sự quấy phá đó, gây khó khăn, đe dọa Việt Nam đã đành, Bắc Kinh còn khiến một số nhà đầu tư nước ngoài đang hợp tác với Việt Nam e ngại, lo sợ rủi ro về một sự bất ổn. Mối lo ngại từng khiến có đầu tư bỏ dở hợp đồng thăm dò khai thác với Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thực tế, tới nay, dọa ai kia, chứ tới nay, Bắc Kinh vẫn như kiêng dè chưa “chạm” tới hoạt động hợp tác khai thác dầu khí của Moscow với Hà Nội trên Biển Đông.
“Kiêng dè” chưa hẳn vì Bắc Kinh sợ Moscow, mà vì hai lẽ. Thứ nhất, Nga – Trung hiện thời là hai đối tác thương mại quan trọng bậc nhất của nhau. Điều đó càng quan trọng trong bối cảnh cả hai cùng là đối thủ của Mỹ, nhất là từ hơn năm nay, khi cuộc chiến Ukraine diễn ra. Thứ hai, hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí giữa Nga và Việt Nam có từ thời Liên Xô (cũ), Nga thành quốc gia tiếp nối. Nó diễn ra trong vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam chứ chẳng liên quan gì tới cái gọi là “vùng biển tranh chấp”. Thứ ba, cho dù sa sút, tới nay, Nga vẫn là cường quốc biển mà đến Mỹ cũng phải dè chừng.
Vì các yếu tố đó, Bắc Kinh không thể không tính toán trước khi làm các động thái có thể khiến Nga cảm thấy bị chạm nọc.
Tính toán như trên thì hẳn rồi. Nhưng Bắc Kinh cũng tính rằng: sau các động thái khó dễ với một vài đối tác dầu khí khác của Việt Nam, nếu “hù” được Nga, bên liên quan khác cũng có thể bị tác động. Vì lẽ đó, Bắc Kinh mới chủ trương làm một bài “test”: điều tàu Hướng Dương Hồng 10 thực hiện chuyến “khảo sát” với sự hộ tống của nhóm tàu hải cảnh và tàu cá, trong vùng EEZ, tiếp cận lô 04-03 của Vietsovpetro, một liên doanh giữa Zarubezhneft của Nga và PetroVietnam, hoạt động lâu nay.
Việt Nam phản đối, thậm chí cho tàu hải cảnh theo dõi, bám đuổi là điều Trung Quốc biết trước. Tuy nhiên, Nga phản ứng thế nào mới là điều Trung Quốc quan tâm.
Thì đây, dù nằm trong lộ trình hợp tác “nghiên cứu” với Việt Nam, nhưng việc tàu Viện sĩ Oparin thực hiện chuyến khảo sát chỉ sau tàu Hướng Dương Hồng 10 vài ngày, trong phân tích đầy nhạy cảm của Bắc Kinh, chắc chắn không thể là điều ngẫu nhiên và bình thường, mà là sự đường đột. Sự đường đột này có nghĩa nghĩa gì? Bản chất đa nghi, Bắc Kinh có thể nghĩ tới nhiều khía cạnh; tuy nhiên, dù nghĩ gì thì cũng không thể không nghĩ đến khả năng: bằng động thái đó, Moscow muốn bắn một thông điệp tới Bắc Kinh rằng: Nga sẽ không ngồi im nếu Trung Quốc ngang ngược động đến chuyện làm ăn của Nga với Việt Nam trên Biển Đông.
T.V