Tổ chức phân tích quốc phòng Global Firepower xếp hạng 145 quốc gia dựa trên sức mạnh quân sự năm 2023. Mỹ, Nga, Trung Quốc lần lượt giữ ba vị trí dẫn đầu.
Bảng xếp hạng xem xét các yếu tố bao gồm quy mô thiết bị quân sự và số lượng nhân sự quân đội mỗi quốc gia có, cũng như tình hình tài chính, địa lý và các nguồn lực sẵn có của các quốc gia.
Sử dụng các yếu tố trên, Global Firepower tạo ra điểm PowerIndex (chỉ số sức mạnh). Theo đó, điểm gần bằng 0 thì sức mạnh quân sự lớn hơn.
Bảng xếp hạng 10 quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới như sau:
Mỹ
Mỹ chiếm vị trí hàng đầu vì nước này thể hiện những con số vượt trội trong các hạng mục vật chất, tài chính.
Mỹ dẫn đầu thế giới về mặt công nghệ, các lĩnh vực y tế, hàng không vũ trụ và viễn thông quan trọng, đồng thời duy trì lợi thế ở một số thị trường công nghiệp lớn.
Nước này cũng có ngân sách quốc phòng lớn nhất cho đến nay, 761,7 tỉ USD.
Điểm PowerIndex: 0,0712
Nga
Nga ở vị trí thứ hai trong các lĩnh vực bao gồm tổng sức mạnh của đội máy bay và tổng sức mạnh của đội vận tải. Tính đến tháng 1-2023, Nga có hơn 4.100 máy bay quân sự.
Mặc dù Nga mất đi một số lượng lớn thiết bị, đặc biệt là xe tăng trên chiến trường Ukraine, nhưng lực lượng không quân và hải quân của họ phần lớn đã tránh được thiệt hại.
Điểm PowerIndex: 0,0714.
Trung Quốc
Trung Quốc xếp hạng 3 với nhân lực và sức mạnh của hạm đội hải quân.
Trung Quốc có hơn 761 triệu nhân lực quân sự sẵn có tính đến tháng 4-2023, cùng với 50 tàu khu trục và 78 tàu ngầm, cùng nhiều khí tài quân sự khác.
Nếu xu hướng này tiếp tục, Trung Quốc “sẽ trở thành đối thủ quân sự toàn cầu chính của Mỹ”.
Điểm Power Index: 0,0722.
Ấn Độ
Sức mạnh của Ấn Độ nằm ở quy mô dân số. Global Firepower xếp Ấn Độ ở vị trí thứ hai về tổng nhân lực quân sự hiện có và sức mạnh của lực lượng bán quân sự.
Nhân lực quân sự sẵn có của Ấn Độ là hơn 653 triệu người, chiếm 47% dân số của đất nước, tính đến tháng 1-2023.
Điểm PowerIndex: 0,1025.
Anh
Vị thế của Anh được nâng cao nhờ sức mạnh về nhân lực và không quân, cũng như vị thế tài chính vững mạnh.
Anh hiện có hai tàu sân bay, ngang với số lượng mà Trung Quốc, Ý và Ấn Độ có, nhưng ít hơn nhiều so với 11 chiếc mà Mỹ đang vận hành.
Điểm PowerIndex: 0,1435.
Hàn Quốc
Sức mạnh của quân đội Hàn Quốc không có gì đáng ngạc nhiên trong bối cảnh căng thẳng kéo dài hàng thập kỷ với Triều Tiên.
Hàn Quốc có sức mạnh của phi đội máy bay, sức mạnh của phi đội xe chiến đấu bọc thép và sức mạnh của máy bay trực thăng.
Điểm PowerIndex: 0,1505.
Pakistan
Pakistan đã tăng từ vị trí thứ 9 chung cuộc vào năm 2022 lên vị trí thứ 7 trong danh sách vào năm 2023.
Pakistan có hơn 3.700 xe tăng, 1.400 máy bay quân sự, 9 tàu ngầm và 654.000 quân nhân tại ngũ tính đến tháng 1-2023.
Điểm PowerIndex: 0,1694.
Nhật Bản
Nhật Bản trong top 10 về sức mạnh phi đội máy bay, tổng sức mạnh trực thăng và sức mạnh phi đội xe chiến đấu bọc thép.
Là một quốc đảo, Nhật Bản là quốc gia được xếp hạng cao nhất khi nói đến các cảng lớn, và với 4 tàu sân bay trực thăng.
Điểm PowerIndex: 0,1711.
Pháp
Pháp có sức mạnh của tổng số phi đội máy bay tiếp dầu trên không, tổng số phi đội máy bay trực thăng và số lượng tàu chiến khu trục, cũng như tổng sức mạnh của hạm đội vận tải.
Điểm PowerIndex: 0,1848.
Ý
Ý trong top 10 các lĩnh vực bao gồm phi đội máy bay tiếp dầu trên không, tổng sức mạnh máy bay trực thăng, sức mạnh máy bay tấn công và tổng số tàu chiến, hàng không mẫu hạm.
Điểm PowerIndex: 0,1973.
Việt Nam xếp hạng 19
Việt Nam xếp hạng 19 và được đánh giá cao về số lượng nhân lực quân sự. Điểm PowerIndex là 0,2855.
T.P