Wednesday, December 25, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiTrừng phạt Nga châm ngòi cho cuộc nổi dậy chống lại đồng...

Trừng phạt Nga châm ngòi cho cuộc nổi dậy chống lại đồng USD

Các biện pháp trừng phạt Nga khiến đồng USD ngày càng bị nhiều nước lảng tránh trong các thỏa thuận thương mại.

Đồng USD.

Gần đây, số lượng các thỏa thuận quốc tế không sử dụng đồng USD trong thương mại đã tăng lên, báo hiệu nỗ lực phi USD hóa.

RT phân tích mặt trái chính sách trừng phạt của Mỹ và liệu nó có đe dọa đến quyền bá chủ của đồng USD hay không.

Sự thống trị của đồng USD

Washington đã sử dụng sự thống trị của đồng USD như một công cụ để duy trì ưu thế kinh tế và địa chính trị toàn cầu, trong khi áp đặt nhiều hạn chế tài chính đối với các quốc gia bị cho là vi phạm lợi ích quốc gia của Mỹ.

Điều gì đằng sau những hành động đó?

Mỹ chiếm khoảng 20% sản lượng kinh tế toàn cầu, nhưng hơn một nửa dự trữ tiền tệ thế giới là bằng USD và phần lớn các giao dịch xuyên biên giới được thực hiện bằng đồng bạc xanh. Điều này giúp đồng USD duy trì vị trí hàng đầu trong số các đồng tiền dự trữ của thế giới.

Sự thống trị của đồng USD đang bị đe dọa?

Các nhà kinh tế, trong đó có Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt đơn phương do Washington áp đặt đối với các quốc gia trên toàn cầu sớm muộn sẽ làm suy yếu quyền bá chủ của đồng tiền nước này.

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cũng cho rằng đồng USD đang dần mất đi vị thế hàng đầu.

Các cảnh báo được đưa ra sau sự sụt giảm dần dần trong nhiều thập kỷ đối với tỉ trọng dự trữ USD của các ngân hàng trung ương toàn cầu.

Cơ quan xếp hạng quốc tế Moody’s gần đây cho biết, căng thẳng địa chính trị ngày càng sâu sắc là một trong những vấn đề có thể đe dọa sự thống trị của đồng bạc xanh. Tuy nhiên, Moody’s nói thêm, vai trò của đồng USD sẽ tồn tại trong nhiều thập kỷ bất chấp những thách thức.

Lựa chọn khả thi?

Hầu hết các nhà kinh tế đều tin rằng việc thay thế đồng USD ngay lập tức là không có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc thường được coi là đối thủ chính của đồng USD do tỉ trọng ngày càng tăng trong các giao dịch thương mại quốc tế, cùng với sự mở rộng của nền kinh tế Trung Quốc.

Mặc dù vậy, các nhà kinh tế cũng lưu ý đến sự thiếu minh bạch trong hệ thống tài chính của Trung Quốc và thực tế là đồng nhân dân tệ không thể chuyển đổi hoàn toàn.

Đồng rupee của Ấn Độ cũng được coi là một ứng cử viên.

Đối với đồng Euro và đồng yen Nhật, các chuyên gia bày tỏ nghi ngờ về tương lai lâu dài và sự ổn định của chúng do các vấn đề kinh tế ở EU và Nhật Bản.

Các biện pháp trừng phạt Nga có thể phản tác dụng đối với đồng USD?

Một số nhà phân tích cho biết, các biện pháp trừng phạt chưa từng có do Mỹ đứng đầu đã đóng băng khả năng sử dụng một nửa dự trữ của Nga, cũng như hạn chế khả năng thực hiện các giao dịch của các ngân hàng Nga thông qua hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.

Theo các nhà phân tích, nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia nằm trong tầm ngắm của các biện pháp hạn chế của Mỹ, bày tỏ quan ngại rằng những biện pháp đó có thể được sử dụng để chống lại họ trong tương lai và có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của họ.

BRICS có thể thách thức đồng tiền của Mỹ không?

Theo một số chuyên gia, trong đó có cựu Chủ tịch Goldman Sachs, ông Jim O’Neill, vị thế của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu có thể bị nhóm BRICS thách thức vào một thời điểm nào đó và trong một số trường hợp nhất định.

Nhóm BRICS – bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – đã vượt xa G7 về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việc họ thúc đẩy thương mại bằng tiền tệ quốc gia và nỗ lực thiết lập mạng lưới thanh toán chung để cắt giảm sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính phương Tây, đặc biệt là vào đồng USD, đã và đang thu hút được sự chú ý.

Điều gì xảy ra nếu đồng USD mất vị thế là đồng tiền dự trữ?

Tình trạng hiện tại của đồng USD cho phép Mỹ chịu thâm hụt lớn về cả thương mại quốc tế và chi tiêu của chính phủ. Nhưng nếu không còn tình trạng này có thể dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu và có thể làm giảm giá trị của đồng bạch xanh, đòi hỏi Washington phải thắt lưng buộc bụng đáng kể.

Khả năng tiếp cận vốn ít hơn, chi phí đi vay cao hơn và giá trị thị trường chứng khoán thấp hơn có thể là một trong những tác động phụ đe dọa nền kinh tế Mỹ trong kịch bản đó.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới