Thursday, January 23, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTừ vụ đường ống Nord Stream đến đập Kakhovka, ai là thủ...

Từ vụ đường ống Nord Stream đến đập Kakhovka, ai là thủ phạm – sự vào cuộc của báo chí Mỹ

Cuối tháng 9 năm 2022 các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và Nord Stream 2 bị phá hủy trong một loạt vụ nổ gần như đồng thời ngoài khơi đảo Bornholm của Đan Mạch, cắt đứt đường ống dẫn khí tự nhiên quan trọng của Nga tới châu Âu.

Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ở Lubmin, Đức ngày 8/3.

Ngay sau vụ nổ, Ukraine đã công khai và liên tục cáo buộc Nga phá hoại các đường ống dẫn khí đốt. Còn Nga đã cáo buộc mạnh mẽ Ukraine mới chính là thủ phạm gây ra vụ nổ. Các nước châu Âu về cơ bản im lặng vì chưa có bằng chứng ai là thủ phạm. Ngay tổng thống Mỹ lúc đó cũng không đổ lỗi cho Nga, còn Giám đốc CIA William Burus cũng tuyên bố rằng “bằng chứng sẵn có không chỉ ra Nga”.

Tháng 6-2023 báo chí Mỹ lại nêu lại vấn đề ai là thủ phạm nổ đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến châu Âu. Tờ Wall Street Journal ngày 14-6 đưa tin: CIA đã biết ít nhất từ tháng 10 (2022) rằng Nga không làm nổ tung đường ống dầu khí đốt Nord Stream. Còn truyền thông Mỹ nói chung gần như đang hợp sức cùng nhau đưa ra giả thuyết là chính Ukraine đã lên kế hoạch cho nổ các đường ống Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc).

Để có thể làm sáng tỏ vấn đề này phải đi từ vấn đề ai có lợi khi dòng chảy phương Bắc bị nổ tung?

Trước đây đường ống dẫn khí tự nhiên của Nga đến châu Âu đi qua Ukraine vừa ngắn vừa giảm giá thành. Mâu thuẫn với Nga, Ukraine đã nhiều lần làm gián đoạn rồi đến ngừng hẳn việc dẫn khí này. Châu Âu lúc đó, đặc biệt là Đức đang rất thuận tiện từ việc mua khí tự nhiên của Nga, nên đã cùng với Nga xây dựng đường ống dẫn khí mới mà không cần đi qua Ukraine.

Chiến sự Nga – Ukraine bùng nổ, một trong những biện pháp mà Mỹ với phương Tây trừng phạt Nga là ngăn cấm việc các nước mua khí đốt của Nga. Lệnh trừng phạt này làm cho Ukraine hả hê và mong muốn làm cho Nga suy yếu về kinh tế. Mỹ là nước được hưởng lợi từ việc bán được khí tự nhiên hóa lỏng với giá cao cho các nước châu Âu. Các nước châu Âu dù không muốn cũng đành phải đồng thuận với Mỹ. Nhưng các nước châu Âu vẫn hy vọng sau cuộc chiến, quan hệ bình thường trở lại thì vẫn có thể mua khí tự nhiên từ Nga qua đường ống dòng chảy phương Bắc, chính Nga cũng mong muốn điều đó. Vì vậy việc cho nổ đường ống khó có thể từ Nga hoặc các nước phương Tây. Còn với Ukraine việc cắt đứt đường ống dẫn khí tự nhiên quan trọng từ Nga tới châu Âu sẽ loại bỏ khả năng các nước châu Âu dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga và khởi động việc mua khí đốt.

Ngày 6-6 đập thủy điện Kakhovka ở miền Nam Ukraine bị vỡ, gây ra đợt lũ lụt nghiêm trọng. Nga cho rằng Ukraine phá hoại con đập lớn này là nhằm tước đoạt nguồn nước của bán đảo Crimea. Còn Ukraine lại cho rằng chính Nga đã phá hủy con đập để ngăn chặn sự phản công của quân đội Ukraine.

Vụ vỡ đập Kakhovka báo chí Mỹ đã rất thận trọng khi đưa tin và ít đưa ra bình luận về nguyên nhân và thủ phạm.

Dù thế nào hai vụ phá hoại nêu trên đều là tội ác và thủ phạm cuối cùng cũng sẽ bị vạch mặt.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới