Trên thế giới có cả trăm loại máy bay khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét về máy bay phản lực chở khách thì chỉ có duy nhất hai ông trùm thống trị mảng này đó là Boeing và Airbus. Thế nhưng, giờ đây báo chí Trung Quốc viết rằng hai ông lớn kia sẽ bị đe dọa bởi một công ty đến từ Trung Quốc khi mới đây công ty Trung Quốc đã đưa vào kinh doanh chuyến bay thương mại đầu tiên sử dụng máy bay do chính Trung Quốc sản xuất. Vậy thì phải chăng Trung Quốc đã tự sản xuất được máy bay thương mại và phải chăng giờ họ có thể tự tin sống mà không cần Mỹ?
Nói một chút về chiếc máy bay mới của Trung Quốc, từ rất lâu trước đây các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quyết tâm rằng không thể để phương Tây mãi thống trị ngành sản xuất máy bay. Thế nên năm 2007 họ đã phê duyệt một dự án có tên là C919, một dự án trọng điểm quốc gia trong việc sản xuất máy bay chở khách. Máy bay này được sản xuất bởi công ty Hàng không Vũ trụ Trung Quốc viết tắt là COMAC; công ty này thuộc sở hữu nhà nước. Mẫu máy bay C919 dự định sẽ là máy bay thương mại cùng phân khúc và cạnh tranh với Boeing 737 Max và Airbus A320 trên thị trường hàng không thương mại.
Năm 2008 dự án C919 đã được khởi động, việc sản xuất bắt đầu vào tháng 12 năm 2011 và chiếc máy bay đầu tiên đã được hoàn thiện vào cuối năm 2015. Đến tháng 5/ 2015 chiếc máy bay C919 đã lần đầu tiên bay lên khỏi mặt đất, lần bay đầu tiên đó đã thành công. Tuy nhiên, họ cũng phải xử lý rất nhiều lỗi kỹ thuật và nhiều thay đổi trong thiết kế, phải mất đến 5 năm cho việc hoàn thiện và cập nhật bổ sung. Đến tháng 9/2022, chiếc máy bay C919 mới được cấp chứng nhận của Cục hàng không dân dụng Trung Quốc. Chiếc xe C919 đầu tiên đã được bàn giao vào ngày mùng 9/12/2022 và được đưa vào sử dụng chở khách thương mại vào ngày 28/05/2023, tức là cách đây ít hôm. Cơ bản C919 là mẫu máy bay hơi nhỏ kích thước tương tự như Airbus A320 một mẫu máy bay được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Nó có chiều dài 38m, chiều cao 6m và đường kính thân 3,95m, chiều cao đuôi là 11,95m, cánh máy bay có sải cánh là 35,8m. Con chim sắt này có thể chứa được từ 156 đến 168 hành khách và có thể bay xa tối đa là 5.555 km.
Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã vô cùng phấn khích họ cho rằng đây là kỳ tích mới của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh rằng sự kiện quan trọng này như một biểu tượng cho sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong ngành hàng không vũ trụ toàn cầu.
Tuy nhiên, dù chưa biết chiếc máy bay này có an toàn hay không, có bền và hoạt động ổn định hay không, nhưng nhiều người đã bày tỏ quan điểm rằng có cho tiền họ cũng chẳng dám ngồi máy bay mà Trung Quốc sản xuất. Chưa kể nhiều người khác còn cho rằng chiếc máy bay này có đúng là của Trung Quốc sản xuất hay không khi mà lượng linh kiện được sử dụng đặc biệt là những thành phần quan trọng lại được nhập khẩu từ Mỹ và phương Tây. Ví dụ như bộ phận quan trọng và khó chế tạo nhất của một chiếc máy bay phản lực thương mại đó là động cơ mà chiếc C919 thì lại được sử dụng động cơ phản lực CFM LEAP-1A sản xuất tại Pháp. Nó được chế tạo bởi một công ty liên doanh giữa các nhà sản xuất động cơ Pháp và công ty mẹ có trụ sở tại Hoa Kỳ. CFM LEAP-1A cũng trang bị cho máy bay Boeing 737 Max và Airbus A320. Tiếp theo là hệ thống điều khiển chuyến bay, một thiết bị quan trọng và nhiệm vụ diễn giải các thông tin đầu vào của phi công và di chuyển hệ thống điều khiển chuyến bay, kiểm soát nhiên liệu của máy bay thì hệ thống này được sản xuất bởi Parker Aerospace, chính xác hơn có khoảng 60 linh kiện tạo nên hệ thống này và hệ thống con của Parker trên C919.
Hệ thống điện và thiết bị hạ cánh của máy bay phản lực được sản xuất bởi Honeywel một công ty khác có trụ sở tại Hoa Kỳ, lốp máy bay, buồng lái và hệ thống mô phỏng phỏng được chế tạo bởi Michelin, Eaton và Rookwell Collins tất cả đều có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Theo một báo cáo khoảng 40% các bộ phận cốt lõi trên máy bay đến từ nhà cung cấp phương Tây thì Trung Quốc họ sản xuất cái gì? Câu trả lời của chúng ta là Trung Quốc sản xuất các bộ phận quan trọng bao gồm thân ngoài và bề mặt điều khiển chuyến bay cũng như thiết bị cabin. Theo báo cáo năm 2018 các nhà cung cấp của Mỹ đã chiếm khoảng 50% cấu phần của chiếc máy bay C919 trong khi các nhà cung cấp của Trung Quốc chiếm khoảng 15%, còn các nhà cung cấp của Pháp, Đức và Anh chiếm khoảng 20%, 15% còn lại là các nơi khác trên thế giới. Có thể đến đây nhiều bạn sẽ nghĩ: ồ, thế hóa ra toàn nhập từ nước ngoài về à? Vậy thì bao giờ Trung Quốc mới tự sản xuất được? Thì chắc chắn sản xuất một chiếc máy bay không bao giờ là điều dễ dàng; và chắc chắn là chẳng có nước nào tự sản xuất 100% linh kiện. Tuy nhiên, các nhà phân tích phương Tây dự đoán ông Trung Quốc sẽ sớm làm chủ công nghệ của mình nhờ vào hoạt động gián điệp.
Cụ thể thì COMAC (tức là công ty C919) được cho là đang nghiên cứu sản xuất động cơ của riêng họ. Vấn đề là ở chỗ theo nhiều chuyên gia người Trung Quốc đã đánh cắp thiết kế của nhiều thành phần quan trọng khác từ các công ty phương Tây. Chẳng hạn như vào tháng 11/2020, một tòa án Hoa Kỳ đã tuyên bố phạt 20 năm tù đối với một công dân Trung Quốc đã ăn cắp thiết kế cánh quạt động cơ của nhà sản xuất động cơ Hoa Kỳ General Electric. Cánh quạt động cơ là một trong những bộ phận quan trọng nhất của động cơ phản lực, cánh quạt này được thiết kế để đối mặt với nhiệt độ và áp suất cực kỳ khắc nghiệt. Trên thế giới chỉ có bốn nước là Mỹ, Anh, Pháp và Nga làm chủ được công nghệ này. Các tin tặc của Trung Quốc cũng được cho là đã liên tục nhắm mục tiêu vào các công ty công nghệ phương Tây. Ví dụ như năm 2016, tin tặc của Trung Quốc đã bị cáo buộc đánh cắp thiết kế động cơ F135 của Pratt & Whitney.
Như vậy rõ ràng người Trung Quốc biết họ phải làm thế nào để sớm sản xuất được máy bay và cạnh tranh với phương Tây. Họ công bố rằng chiếc máy bay mới ra mắt C919 đã có tới 1.200 đơn đặt hàng. Nếu điều này là đúng thì có vẻ như cả Boeing và Airbus đều đã mất đi một lượng khách hàng khổng lồ, điều này cũng có vẻ khả thi khi giá của C919 chỉ có 99 triệu đô, trong khi các mẫu tương tự của Boeing có giá 121 triệu đô, còn của Airbus có giá 111 triệu, đều cao hơn nhiều so với C919. Tuy nhiên, vấn đề là Trung Quốc đang phụ thuộc rất nhiều vào phương Tây nên cuộc chiến về máy bay sẽ lại xảy ra, đặc biệt là với Mỹ.
Một số công ty con của COMAC đã bị gắn nhãn là có liên quan đến quân đội Trung Quốc nên những công ty này đã bị Mỹ trừng phạt như vậy thì trong tương lai COMAC có thể sẽ gặp khó khăn khi nhập khẩu linh kiện từ Mỹ để sản xuất máy bay. Và như vậy thì cái ngày mà máy bay Trung Quốc thống trị bầu trời e rằng còn rất xa, trừ khi Trung Quốc cố gắng sao chép công nghệ sản xuất mà các nước Mỹ và đồng minh đang độc quyền.
T.P