Thursday, September 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao Mông Cổ sợ TQ thôn tính?

Tại sao Mông Cổ sợ TQ thôn tính?

Mông Cổ là một trong những đế quốc mạnh nhất trên thế giới trong lịch sử, thế nhưng đến nay mọi thứ đã lật ngược 180 độ. Mông Cổ giờ là một quốc gia dễ bị tổn thương, nhiều người Mông Cổ lo sợ rằng Trung Quốc có thể sẽ thôn tính đất nước của họ. Tại sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua chia sẻ của nhà phân tích chính sách đối ngoại Trung Quốc Denny Roy.

Mông Cổ là một đất nước rộng lớn gấp 4 lần diện tích của nước Đức, với dân số thưa thớt chỉ 3 triệu người. Mông Cổ được bao quanh hoàn toàn bởi hai quốc gia lớn hơn và đông dân hơn rất nhiều; những nước mà có thể dễ dàng chinh phục họ nếu muốn. Mông Cổ rất giàu tài nguyên khoáng sản, bao gồm than đá, đồng và uranium. Trong khi đó, Trung Quốc lại là nước sử dụng rất nhiều than, đồng và cần nguồn uranium từ bên ngoài để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân ngày càng nhiều của họ.

Hơn 1 thế kỷ trước, khi nhà Thanh sụp đổ (năm 1911) Mông Cổ đã được độc lập. Tuy nhiên, đến năm 1919 thì họ lại bị Trung Quốc chiếm đóng và sáp nhập, rồi đến năm 1921 họ giành lại độc lập và là quốc gia liên kết mật thiết với Liên Xô, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Đến năm 1990, khi Liên bang Xô Viết sụp đổ vào cuối “Chiến tranh Lạnh” thì Mông Cổ đã tự đứng ra tuyên bố độc lập và rất may mắn được sự chấp thuận của cả Trung Quốc và Nga. Mông Cổ độc lập sẽ trở thành một vùng đệm thuận tiện giữa hai nước và mỗi bên đều muốn tránh gây bất an cho bên kia.

Đất nước Mông Cổ độc lập, nằm sát biên giới Trung Quốc là một trở ngại đối với kế hoạch đồng hóa các dân tộc thiểu số của Trung Quốc, bởi Mông Cổ duy trì và truyền cảm hứng cho chủ nghĩa dân tộc của người Mông Cổ ở Trung Quốc.

Tháng 6/2020, chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch hạn chế việc sử dụng tiếng Mông Cổ, thay vào đó dùng tiếng Quan thoại trong các trường học của khu tự trị Nội Mông. Người Mông Cổ đã biểu tình tại thủ đô của họ nhằm thể hiện tình đoàn kết văn hóa với đồng bào của họ ở Trung Quốc. Cựu tổng thống Mông Cổ đã gửi một lá thư tới chính phủ Trung Quốc. Trong thư ông gọi việc thay đổi chính sách ngôn ngữ là một hành động tàn bạo.

Một Mông Cổ độc lập đã thiết lập quan hệ song phương thân thiết với Hoa Kỳ theo chính sách “láng giềng thứ ba”, nhằm tạo đối trọng chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, mối liên hệ với Hoa Kỳ đang đe dọa Trung Quốc theo hai cách:

Đầu tiên, các quan hệ này bao gồm có hợp tác an ninh, Mông Cổ là một quốc gia đối tác của NATO họ đã tham gia vào các hoạt động huấn luyện và đào tạo chung với Hoa Kỳ và cũng đóng góp binh sĩ cho các cuộc chiến do Hoa Kỳ dẫn dắt ở Afghanistan và Iraq.

Thứ hai, quan hệ Mỹ và Mông Cổ có mối quan tâm chung là vấn đề dân chủ, mà chính phủ Trung Quốc lại coi việc thúc đẩy dân chủ của Mỹ là hoạt động nhằm lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc cho nên Mông Cổ cũng được xem là một tiền đồn tiềm năng của hoạt động lật đổ nằm ngay trên biên giới Trung Quốc.

Một nước Mông Cổ độc lập mang lại một không gian chiến lược mà các đối thủ tiềm tàng của Trung Quốc có thể tận dụng. Người Trung Quốc vẫn nhớ việc, Liên Xô đã triển khai quân đội và vũ khí tại Mông Cổ trong “Chiến tranh Lạnh” và việc một đội quân Liên Xô – Mông Cổ đã tiến thẳng vào Trung Quốc từ lãnh thổ Mông Cổ trong những ngày cuối của thế chiến thứ hai, biên giới Mông Cổ và Trung Quốc chỉ cách Bắc Kinh có 350 dặm, chủ nghĩa thu hồi lãnh thổ của Trung Quốc hay sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc nhân danh chủ nghĩa đó được áp dụng ở Mông Cổ.

Người Trung Quốc thường nghĩ rằng, Mông Cổ thuộc về Trung Quốc trong lịch sử. Hiến pháp của Trung Hoa Dân Quốc trước đây mà hiện nay vẫn đang được áp dụng tại Đài Loan coi Mông Cổ là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Tỉnh Nội Mông của Trung Quốc nơi tiếp giáp với Mông Cổ về phía Nam và phía Đông đã là một tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và điều thú vị là số người dân tộc Mông Cổ ở đây còn đông hơn cả dân số của quốc gia Mông Cổ. Nếu Trung Quốc tiến vào rất có thể người Mông Cổ sẽ khó có thể trông chờ vào sự giải cứu từ Hoa Kỳ, tương tự như với Ukraine hay các đồng minh người Kurd ở Syria.

Vào năm 2019, Mỹ không can thiệp trực tiếp để hỗ trợ, việc lực lượng Mỹ cố gắng can thiệp quân sự và một cuộc chiến trên bộ chống lại Trung Quốc ở một khu vực sâu bên trong lục địa Châu Á và được bao quanh bởi lãnh thổ và không phận của Trung Quốc và Nga là một điều không thể tưởng tượng.

Còn với Nga thì sao? Nếu Trung Quốc tấn công Mông Cổ, Nga có làm gì hay không?

Cho đến nay, việc Trung Quốc muốn duy trì quan hệ tốt với Nga đã ngăn Trung Quốc không thôn tính Mông Cổ. Tuy nhiên, cán cân quyền lực giữa Trung Quốc và Nga đang thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Nga với một nền kinh tế có quy mô tương đương với Ý và phụ thuộc vào đầu tư của Trung Quốc đã thất thế trong mối quan hệ này. Nếu sự gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc so với Nga vẫn tiếp tục tăng thì Bắc Kinh có thể sớm yêu cầu Matxcơva chấp nhận việc Trung Quốc nuốt chửng Mông Cổ và Matxcơva sẽ phải miễn cưỡng tuân theo.

Thật không may cho Mông Cổ lập luận mạnh mẽ nhất cho rằng, Trung Quốc sẽ không thôn tính nước này nhưng thực tế là, Bắc Kinh đã kiểm soát Mông Cổ thông qua sự thống trị về kinh tế. Trung Quốc chiếm tới 80% lượng hàng hóa xuất khẩu của Mông Cổ, cung cấp các khoản đầu tư trực tiếp quan trọng và giúp kết nối Mông Cổ với thế giới bên ngoài thông qua tuyến đường sắt nối với cảng Thiên Tân của Trung Quốc.

Trong quá khứ thì Trung Quốc đã từng không ngần ngại sử dụng kinh tế để trừng phạt Ulan Bato – Thủ đô của Mông Cổ, về các vấn đề kinh tế chính trị như khi Mông Cổ tổ chức đón tiếp chào Đạt Lai Lạt Ma.

Trong thời kỳ tiền hiện đại, Mông Cổ từng thống trị một đế chế lớn nhất trong lịch sử của nhân loại, trong đó bao gồm cả lãnh thổ Trung Quốc. Tiếc rằng ngày nay Mông Cổ đang đứng trước khả năng bị Trung Quốc thôn tính.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới