Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiSự thật về sự trỗi dậy của “tân phát xít” Ukraine

Sự thật về sự trỗi dậy của “tân phát xít” Ukraine

Sự thật là không thể tránh né được sự tồn tại của tư tưởng phát xít trong quân đội Ukraina. Việc đó cũng lý giải cho lý do vì sao mà cuộc xung đột ở Donbas lại kéo dài đến hơn 8 năm nay cũng như các cuộc thảm sát nhắm vào dân thường liên tục được ghi nhận tại đây.

Người biểu tình kéo đổ tượng Vladimir Lenin ở trung tâm thủ đô Kyiv, Ukraina.

Những tưởng câu chuyện chỉ dừng lại ở đó, nhưng không các phần tử phát xít không chỉ có mặt trong quân đội chính quy Ukraina mà còn dần dà thành công gây ảnh hưởng lên chính quyền Kiev khi đó. Tháng 11/2014, Nga đã đề xuất với Liên Hiệp quốc một nghị quyết lên án bất kỳ ai có những vi tôn vinh chủ nghĩa phát xít và chính Ukraina là một trong ba nước hiếm hoi bỏ phiếu chống lại nghị quyết này, đồng thời Kiev cũng lên tiếng chối bỏ tội ác chiến tranh mà Đức Quốc xã đã gây ra. Dù vậy Liên Hiệp quốc vẫn thông qua nghị quyết của Nga với 115 phiếu thuận, 3 phiếu trống và 55 phiếu trắng. Tuy nhiên, nó cho thấy một mầm mống nguy hiểm khi các phần tử phát xít đã tiến sâu hơn vào chính quyền Ukraina.

Sự chi phối của tư tưởng phát xít đối với xã hội Ukraina thấy rất rõ. Vào 4/2015 Bộ giáo dục và Khoa học Ukraina đã trực tiếp bổ xung sửa đổi sách giáo khoa lịch sử lớp 11 đã viết rằng: Nga là đội quân xâm lược tổ quốc Ukraina, chúng phá hoại đất nước, chúng giết hại thường dân Ukraina và quân đội nước này đang phải gồng mình trong cuộc chiến tranh nhân dân chống lại nước Nga xâm lược sách quan tâm dạy dỗ giới trẻ Ukraina để họ ôm lòng thù hận nước Nga. Trong các chương trình giáo dục Ukraina những người trẻ tuổi Ukraina xem quá khứ gắn với nước Nga Sa hoàng với Liên Xô và Liên Bang Nga đều là những quá khứ “nhục nhã” cần phải phế bỏ. Họ thẳng tay kéo đổ tượng đài lãnh tụ Liên Xô Vladimir Ilyich Lenin trong tiếng hò vang mà đâu biết rằng đó là một phần lịch sử huy hoàng của Ukraina, họ còn tin rằng lịch sử của Ukraina phải được lớp trẻ Ukraina ngày nay viết lại để không còn liên quan gì với nước Nga.

Tuy nhiên họ sẽ viết lại như thế nào khi giờ đây trong lòng họ ngập tràn sự thù hằn với người Nga chỉ có một con đường để họ hiện thực hóa nó đó là bài trừ Nga, trong số những bức tượng bị phá bỏ còn có bức tượng của Nguyên soái Mikhail Kutuzov một vị tướng nổi tiếng của Nga đã đánh bại quân đội Napoleon vào năm 1812 họ làm như thể những gì liên quan tới nước Nga đều cần phải bị bài trừ.

Tân phát xít Ukraina không phải tự nhiên mà lớn mạnh được như ngày nay nó vốn dĩ đã có một thời gian dài lột xác và lớn lên dưới sự hậu thuẫn của phương Tây. Nhưng đáng trách nhất vẫn là do sự nhu nhược của chính quyền Kiev nắm tổ chức này trong tay không khác gì nắm một con dao hai lưỡi không cẩn thận để cho tổ chức này nắm luôn cả quyền chi phối quốc gia để giờ đây khi Nga buộc phải hành động để dập tắt mối nguy với họ thì người khổ nhất chính là người dân Ukraina, nhưng thật ra cuộc chiến giữa Nga và Ukraina vốn đã bắt đầu từ lâu.

Tháng 4/2015, quốc hội Ukraina đã tuyên chiến Mascova bằng cách chính thức thông qua một điều luật quốc gia về việc lên án và cấm tuyên truyền quảng bá tư tưởng và các biểu tượng của chủ nghĩa phát xít và cộng sản. Chính thức đánh đồng chủ nghĩa cộng sản với phát xít, ở Kiev khi đó nhiều người trong đó có cả quan chức Ukraina ra sức tuyên truyền với giới trẻ Ukraina công nhận chế độ cộng sản 1917-1991 (tức chỉ Liên Xô) là tội phạm khủng bố nhà nước tương đương với chế độ phát xít độc tài. Việc chính quyền Kiev bôi nhọ hình ảnh Liên Xô đã tạo ra một khoảng trống cho chế độ phát xít tự do phát triển chúng bóp méo truyền thông công kích tư tưởng người dân Ukraina và thổi bùng ngọn lửa thù hận với Nga. Do đó việc cáo buộc các phần tử cực đoan như lời của Nga là hoàn toàn có cơ sở. Điều này cũng giải thích cho lý do vì sao Tổng thống Nga Putin lại kêu gọi quân đội Ukraina hãy đứng lên, đừng phục vụ cho những kẻ cực đoan chống lại Ukraina. Ông Putin nói rằng “Một lần nữa tôi kêu gọi các quân nhân thuộc các lực lượng vũ trang Ukraina rằng đừng cho phép những người theo chủ nghĩa Tân phát xít và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ukraina sử dụng vợ con và người lớn tuổi của bạn làm bia đỡ đạn, hãy lên nắm quyền chúng ta sẽ dễ dàng đạt được thỏa thuận hơn”.

Chính vì chủ nghĩa Tân phát xít ở Ukraina không ngừng lớn mạnh từ quân đội cho đến chính quyền nên vì thế chiến dịch đặc biệt của ông Putin mới có mục tiêu là phi quân sự hóa Ukraina, ra đòn trước khi các phần tử cực đoan này dùng tư trang quân đội Ukraina để tấn công vào Nga. Việc làm của Nga ngày hôm nay đúng hay sai hãy để cho lịch sử phán xét, chúng ta chỉ có thể chắc chắn rằng Ukraina không phải là một đất nước phát xít kiểu như Đức Quốc xã, song không thể phủ nhận mầm mống phát xít tồn tại trong lòng Ukraina và đã lớn dần suốt những năm qua. Từ việc ban đầu chỉ là quân cờ dùng để chống Nga, chúng dần đi được vào sâu nội bộ chính quyền Ukraina và nếu một ngày nào đó nếu thực sự xuất hiện một Adolf Hitler của Ukraina thì thế giới chắc chắn sẽ được diện kiến một nhà nước phát xít mang tên Ukraina.

Phương Tây đã từng bước phục vụ hoạt động chủ nghĩa phát xít ở Ukraina bằng Maidan 1 năm 2004 và Maidan 2 năm 2014. Nếu ông Putin không làm điều gì đó Maidan 3 rất có thể sẽ đưa bọn phát xít lên nắm chính quyền Ukraina. Sau khi lên nắm quyền ở Ukraina từ chính biến Euro Maidan 2014 một trong những việc đầu tiên mà phe Maidan làm là bỏ ngày lễ cấp quốc gia là ngày Chiến thắng ngày 9/5 với ý nghĩa là ngày kết thúc cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên bang Xô Viết. Ngày 9/5/1945 và đổi nó thành ngày tưởng niệm các nạn nhân của Liên Xô xâm lược, sau đó chính quyền Maidan của Ukraina tiếp tục tôn vinh chủ nghĩa phát xít bằng cách ấn định ngày 14/10 ngày Stepan Bandera nhà dân tộc chủ nghĩa khét tiếng với chính sách khủng bố do người Do Thái thành lập UPA là ngày thành lập tổ quốc thay cho ngày thành lập quân đội Liên Xô 23/2.

Đến ngày 9/4/2015, Quốc hội Ukraina đã ban hành luật 35281 về quy chế pháp lý và tôn vinh những người đã tham gia tổ chức chống chính quyền Xô Viết từng tồn tại trong lãnh thổ Ukraina là chiến sỹ đấu tranh vì độc lập của Ukraina trong thế kỷ 20 mà nhiều tổ chức trong số đó là đồng minh của Đức Quốc xã. Danh sách này gồm có Cộng hòa nhân dân Ukraina, Cộng hòa nhân dân Miền Tây Ukraina, Tổ chức quân sự Ukraina, Tổ chức dân tộc Ukraina, Hội đồng giải phóng Ukraina, Nhóm Ukraina Hensyky và tất nhiên là có cả quân đội khởi nghĩa Ukraina (UPA) của Bandera.

Cùng ngày 09/4/2015, Quốc hội Ukraina đã thông qua luật về việc lên án và cấm tuyên truyền quảng bá tư tưởng và các biểu tượng chủ nghĩa cộng sản, tuyên bố chế độ cộng sản tồn tại ở Ukraina đến năm 1991 là tội phạm khủng bố nhà nước. Các chính trị gia gồm cả nguyên thủ quốc gia Ukraina cũng thường xuyên tuyên truyền cho giới trẻ bằng những phán xét xằng bậy về lịch sử, những tuyên ngôn bôi nhọ quá khứ của Liên bang Xô Viết, điển hình là thủ tướng Ukraina Denys Shmyhal ông này thản nhiên xuyên tạc lịch sử, coi rẻ xương máu của những chiến sĩ của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô- Viết trong đó có những người con Ukraina đã hy sinh để bảo vệ Liên Xô đánh bại quân Đức, bảo vệ thế giới khỏi hiểm họa phát xít.

Song song với việc xuyên tạc lịch sử chính sách phân biệt chủng tộc bài Nga cũng được chính quyền Kiev đẩy mạnh thể hiện qua chính sách với tiếng Nga, ngày nay trên đất nước Ukraina ở đâu cũng gặp biểu tượng của chủ nghĩa phát xít Đức. Nó có thể thấy nhan nhản ở thành viên của các đảng phái cực hữu, thậm chí trong cả lực lượng vũ trang, hầu như cuộc tuần hành nào cũng có thể bắt gặp dường như đó đã là một lý tưởng sống mới của lớp trẻ hiện nay. Những gì không phù hợp với họ thì phải được đập đi xây lại nhưng không bằng tri thức và nhiệt huyết của tuổi trẻ mà bằng những viên đạn trên đầu mũi súng và nhà cầm quyền Ukraina đã sớm phải trả giá cho những chính sách mang tính phát xít của mình bằng sự nổi dậy của các tầng lớp quần chúng dẫn đến sự ly khai của miền Đông và bán đảo Crime trưng cầu dân ý để trở về với nước Nga.

Hiện nay chính trường Ukraina đang tiềm ẩn những con sóng ngầm cực kỳ khủng khiếp. Tuy nhiên chính quyền Kiev tạm thời giữ được sự ổn định do hướng mũi dùi dư luận vào Nga nhưng nếu không có những chuyển biến mới và yêu sách của các tổ chức cực hữu không được giải quyết Maidan 3 có thể xuất hiện trong thời gian tới.

Phương Tây đã phục hoạt chủ nghĩa phát xít ở Ukraina bằng cách thực hiện cách mạng cam với Maidan 1, Maidan 2 và Maidan 3 rất có thể sẽ đưa chủ nghĩa phát xít lên vị thế lãnh đạo ở Ukraina.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới