Friday, November 15, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ đã thành công trong việc vận động Anh, Đức “thoát Trung”

Mỹ đã thành công trong việc vận động Anh, Đức “thoát Trung”

Mỹ, EU trong nhiều năm đã luôn chi phối nền kinh tế thế giới, cộng với NATO chi phối quân sự toàn cầu. Cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ, khối các nước này càng quyết tâm cố kết để giữ vững vai trò thống trị của mình. Đối với khối này Nga và Trung Quốc luôn bị coi là những nước có thể làm giảm, thậm chí làm mất vai trò của Mỹ, EU.

Mỹ, nền kinh tế, quân sự số một thế giới luôn tìm cách dẫn dắt EU, NATO tìm cách hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc vì lo sợ Trung Quốc sẽ chiếm mất vị trí số một thế giới của họ.

Tuy nhiên Trung Quốc lại có nhiều hấp dẫn với các nước EU vì nơi có nhiều tài nguyên, nguồn nhân lực và thị trường to lớn. Trong ba thập kỷ vừa qua, trong EU thì Anh và Đức là hai nước có quan hệ kinh tế, thương mại rất lớn với Trung Quốc. Đức đã coi Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất. Năm 2022 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia đạt gần 300 tỉ EURO (tương đường 335 tỉ USD). Đức phụ thuộc vào Trung Quốc trong các lĩnh vực quan trọng như y học, pin lithium sử dụng trong ô tô điện và các nguyên liệu thiết yếu để sản xuất chip. Nước Anh cũng có kim ngạch thương mại rất lớn với Trung Quốc, trong nhiều năm đã cho Trung Quốc đầu tư, đặc biệt là đầu tư về viễn thông.

Mỹ luôn cảnh báo EU trong quan hệ với Trung Quốc về vấn đề an ninh và gần đây Mỹ hối thúc các nước giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Vì sự hối thúc ấy mà nước Anh đã giảm bớt quan hệ với Trung Quốc, chặn việc đầu tư mạng 5G.

Cuộc chiến ở Ukraine là cơ hội để Mỹ tập hợp lực lượng, hối thúc các nước thoát Trung trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hợp tác với Nga, đối thủ mà Mỹ và EU muốn “tiêu diệt”.

Ngay sau hội nghị của những người đứng đầu các nước NATO và các nước EU, chính phủ Đức lần đầu tiên đã công bố “chiến lược về Trung Quốc”.

Tài liệu chiến lược của Đức cho rằng Trung Quốc “theo đuổi lợi ích của mình một cách quyết đoán nhiều hơn và đang cố gắng định hình lại trật tự quốc tế đựa trên các quy tắc hiện có theo nhiều cách khác nhau”, với những hậu quả đối với an ninh toàn cầu. Tài liệu cũng khẳng định “Trung Quốc đã thay đổi. Do kết quả của điều này và các quyết định chính trị của Trung Quốc, chung tôi cần thay đổi cách tiếp cận của mình với Bắc Kinh”.

Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu nên Đức vẫn muốn duy trì quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc, nhưng giảm phụ thuộc vào Trung Quốc ở các lĩnh vực quan trọng. Đó là cách biện minh của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, vì thực tế nhiều công ty lớn của Đức như BMW và Volkswagen luôn coi Trung Quốc là thị trường trọng điểm.

Dù thế nào thì đây cũng là đầu mối thể hiện kết quả tác động của Mỹ trong việc vận động các nước đồng minh thoát Trung.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới