Tuesday, November 26, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiLò phản ứng hạt nhân Đà Lạt dùng để làm gì? -...

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt dùng để làm gì? – Kỳ II

Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, ngoài vai trò không thể thiếu trong chẩn đoán và chữa trị các bệnh hiểm nghèo cho người dân thì các sản phẩm đồng vị phóng xạ từ lò phản ứng hạt nhân còn đóng vai trò quyết định trong nhiều lĩnh vực quan trọng khác. Như chiếu xạ phục vụ xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, xác thực chất lượng và truy xuất nguồn gốc lương thực thực phẩm, đánh giá không phá hủy, đánh giá tài nguyên nước, nghiên cứu địa chất thủy văn địa chất công trình, bảo vệ môi trường…..

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.

Ở Việt Nam, thị trường ứng dụng các sản phẩm của lò phản ứng hạt nhân được dự báo tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Do vậy dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Công nghệ Hạt nhân mới với lò phản ứng có công suất lên tới 10 mkW hiện đang rất được quan tâm. Dự án được thực hiện trên cơ sở Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga về xây dựng một Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam được ký kết vào ngày 21/ 11/2011. Trung tâm này được xây dựng để thay thế lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và thúc đẩy các ứng dụng hạt nhân vào phát triển kinh tế xã hội. Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2024.

Việt Nam có đủ khả năng sản xuất vũ khí nguyên tử không?

Việc sở hữu lò phản ứng hạt nhân duy nhất ở khu vực Đông Dương đã từng khiến nhiều trang tin quốc tế hoài nghi rằng liệu Việt Nam có đủ khả năng sản xuất vũ khí nguyên tử không. Thực tế Việt Nam đã chủ trương từ chối việc phát triển vũ khí hạt nhân từ rất lâu.

Ngày 1/7/1968, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân ra đời. Đến tháng 6/1982, trước khi lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt tái hoạt động trở lại thì Việt Nam đã tham gia hiệp ước này và chính thức trở thành một quốc gia phi vũ khí hạt nhân. Theo hiệp ước, chỉ có những nước từng tiến hành các vụ thử bom hạt nhân từ năm 1967 về trước gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc là mặc nhiên được xem có quyền sở hữu các loại vũ khí đó. Còn các quốc gia khác khi tham gia hiệp ước sẽ không được theo đuổi việc chế tạo các loại vũ khí này nhưng lại được quyền tiếp nhận sự chuyển giao giúp đỡ thiết bị, vật liệu, công nghệ, đào tạo…. để triển khai ứng dụng năng lượng nguyên tử vì những mục đích hòa bình. Việc ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân có thể coi là động thái đầu tiên và chính quyền nước ta khẳng định về lập trường phi vũ khí hạt nhân của mình.

Việt Nam cũng đã ký Hiệp định bảo đảm an ninh toàn diện với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế có hiệu lực vào năm 1990. Đến năm 1996 tiếp tục ký kết một Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện. Ngoài ra, Việt Nam cũng trở thành thành viên của Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân khu vực Đông Nam Á hay Hiệp ước Bangkok từ năm 2007 cho đến năm 2013, Việt Nam đã thực hiện dự án thay đổi nhiên liệu uranium từ độ dầu cao sang độ dầu thấp. Khẳng định cam kết sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình của Việt Nam. Toàn bộ nhiên liệu có độ dầu 36% được thay thế bằng nhiên liệu có độ dầu 19,75%.

Ngày 22/7/2014, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua Thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự với Việt Nam, thỏa thuận trên được Ngoại trưởng Mỹ là John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam là Phạm Bình Minh ký kết hồi tháng 10/2013, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Brunei đã được Tổng thống Barack Obama phê chuẩn hồi tháng 2/2014. Khi đó một số nghị sĩ Mỹ lo ngại thỏa thuận trên không cấm Việt Nam tự làm dầu uranium hoặc tái chế plutolium có thể sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên Việt Nam đã ký một bản ghi nhớ không ràng buộc về pháp lý với Mỹ rằng không có ý định tìm kiếm năng lực đó.

Thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự Việt-Mỹ còn được gọi là “Hiệp định 123”, vì có liên quan đến một số điều khoản của Luật Năng lượng Nguyên tử Mỹ sẽ cho phép các công ty Mỹ thâm nhập vào thị trường đang mở rộng của Việt Nam về phát triển địa hạt nhân. Theo đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ, thỏa thuận mà Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã ký kết với Việt Nam sẽ mở cửa thị trường Việt Nam cho các công ty của Mỹ mang lại cho lĩnh vực xuất khẩu hạt nhân của Mỹ từ 10 đến 20 tỷ USD.

Nói cách khác, Hiệp định 123 là cơ sở để Việt Nam có thể tiếp nhận công nghệ hạt nhân tiên tiến và hiện đại trực tiếp hoặc có nguồn gốc từ Hoa Kỳ cho các dự án điện hạt nhân của Việt Nam.

Đặc biệt, việc ký hiệp định này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng về sự tin cậy trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Đồng thời, mở ra những triển vọng to lớn cho cả hai bên trong việc thúc đẩy những dự án hợp tác cụ thể về ứng dụng bức xạ. Cũng như phát triển địa hạt nhân để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.

Nhìn chung, chính sách của Việt Nam theo đuổi từ trước đến nay là không phổ biến và không muốn phát triển vũ khí hạt nhân. Hiện nước ta đã tham gia vào thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế những việc làm của nước ta trong vấn đề hạt nhân chỉ chuyên về nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình cũng như phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới