Monday, November 25, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiMột loạt kho xăng dầu, khí đốt sắp được xây mới với...

Một loạt kho xăng dầu, khí đốt sắp được xây mới với tổng chi phí lên đến gần 12 tỷ USD

Tổng nhu cầu sử dụng đất để phát triển hạ tầng cung ứng xăng dầu khi đốt theo quy hoạch đến 2030 khoảng 2.076 ha.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mới đây đã ký Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là nhằm phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia bao gồm dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia); dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại, vận tải, lưu thông phân phối, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng.

Cùng với đó là đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 – 80 ngày nhập nông, phấn đấu đạt 90 ngày nhập ròng; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và khí nguyên liệu cho các ngành năng lượng và công nghiệp.

Cụ thể, về hạ tầng dự trữ xăng dầu, đối với hạ tầng dự trữ sản xuất: Đảm bảo hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm theo thiết kế các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu hoạt động ổn định, đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 – 2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030.

Với hạ tầng dự trữ thương mại, đảm bảo hạ tầng dự trữ thương mại ổn định nhu cầu thị trường trong nước với sức chứa tăng thêm từ 2.500 – 3.500 nghìn m3 trong giai đoạn 2021 – 2030, đạt sức chứa tới 10.500 ngàn mở giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng 30 – 35 ngày nhập ròng.

Hạ tầng dự trữ quốc gia, đảm bảo hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia với sức chứa từ 500 – 1.000 nghìn m3 sản phẩm xăng dầu và 1.000 – 2.000 nghìn tấn dầu thô, đáp ứng 15 – 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 – 2030; đảm bảo sức chứa từ 500 – 800 nghìn m3 sản phẩm xăng dầu và 2.000 – 3.000 nghìn tấn dầu thô, đáp ứng 25 – 30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030.

Với hạ tầng dự trữ khí đốt, đảm bảo hạ tầng dự trữ đối với LPG sức chứa tới 800 nghìn tấn giai đoạn 2021 – 2030 và tới 900 nghìn tấn giai đoạn sau năm 2030.

Đảm bảo hạ tầng dự trữ LNG đủ năng lực nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường; góp phần đảm bảo cung cấp nhu cầu khí nguyên liệu cho năng lượng và các ngành công nghiệp với công suất kho tới 20 triệu tấn/năm giai đoạn 2021 – 2030 và tới 40 triệu tấn/năm giai đoạn sau năm 2030.

Về hạ tầng cung ứng, phát triển hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường ống từ nguồn cũng ứng (nhà máy lọc dầu, kho đầu mối xăng dầu, trạm phân phối LPG và kho LNG nhập khẩu) tới các trung tâm, hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng.

Tổng nhu cầu sử dụng đất để phát triển hạ tầng dự trữ xăng dầu khi đốt theo quy hoạch đến 2030 khoảng 1.352 ha bao gồm: Xây dựng mới kho xăng dầu thương mại 467 ha, xây dựng mới kho xăng dầu dự trữ quốc gia 350 ha, xây dựng mới kho ngoại quan xăng dầu 200 ha, xây dựng mới kho LPG 245 ha và xây dựng mới kho LNG 90 ha.

Tổng nhu cầu sử dụng đất để phát triển hạ tầng cung ứng xăng dầu khi đốt theo quy hoạch đến 2030 khoảng 2.076 ha bao gồm: Xây dựng tuyến ống dẫn xăng dầu 224 ha, xây dựng tuyến ống dẫn khí đốt 562 ha, xây trạm chiết nạp LPG 90 ha và xây dựng cửa hàng xăng dầu 1.200 ha.

Địa điểm, quy mô hệ thống kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô tại Nghi Sơn, Thanh Hóa là 1.000.000 tấn, tại Dung Quất – Quảng Ngãi 1.000.000 tấn và tại Long Sơn – Bà Rịa – Vũng Tàu là 1.000.000 tấn.

Địa điểm, quy mô hệ thống kho dự trữ quốc gia đối với xăng dầu vùng Bắc Bộ là 150.000 m3 trong đó, khu vực kho đầu mối tại Hải Phòng, Quảng Ninh. Vùng Bắc Trung Bộ là 50.000 m3 với khu vực kho đầu mối tại Thừa Thiên Huế hoặc Quảng Bình. Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với khu vực kho đầu mối tại Khánh Hòa. Vùng Đông Nam Bộ là 200.000 m3 tại Khu E Tổng kho xăng dầu Nhà Bè và Khu vực Long Sơn, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khi đốt đến năm 2030 khoảng 270.000 tỷ đồng, huy động chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách, vốn của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn vốn ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng dự trữ dành riêng cho hạ tầng dự trữ quốc gia.

Về nguồn vốn đầu tư, quy hoạch nên rõ, bố trí ngân sách Nhà nước để đảm bảo mục tiêu về dự trữ quốc gia đối với sản phẩm xăng dầu, dầu thô, khí đốt. Đa dạng hóa hình thức đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia phát triển cơ sở hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khi đốt. Đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc vốn, thoái vốn các doanh nghiệp xăng dầu, dầu khí nhà nước; xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, dự án chậm tiến độ; tập trung nguồn vốn cho các dự án có hiệu quả kinh tế cao. Đa dạng hóa các hình thức vay vốn: ngân hàng, tín dụng xuất khẩu, vay ưu đãi của chính phủ, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới