Khi thế giới đang bị chia rẽ bởi sự rạn nứt trong quan hệ Mỹ – Trung các công ty viễn thông của Việt Nam đang âm thầm loại bỏ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ra khỏi kế hoạch phát triển mạng 5G của mình. Cuộc chiến giành giật sự thống trị về công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang chia thế giới thành hai phần nhưng không phải theo cách mà nhiều người đang nghĩ.
Các đồng minh của Hoa Kỳ như Anh hay Đức đã có những động thái cho thấy rằng họ sẽ không hậu thuẫn với kế hoạch của Washington và vẫn sẽ tiếp tục hợp tác với Huawei gã khổng lồ công nghệ đến từ Trung Quốc, công ty mà chính quyền Hoa Kỳ đã ví như một con ngựa thành Troy chứa đầy những tên gián điệp công nghệ của Bắc Kinh. Australia đã cấm công ty này tham gia xây dựng hệ thống mạng 5G dù nền kinh tế của quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu khai thác tài nguyên của Trung Quốc.
Ở chiều ngược lại, mặc cho những bất hòa với Trung Quốc, Hàn Quốc và Philippines vẫn hợp tác với Huawei. Trong con mắt của nhiều người, Việt Nam một quốc gia đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc dường như là một khách hàng quen thuộc của Huawei, nền kinh tế của Việt Nam gắn chặt với Trung Quốc và chính quyền Bắc Kinh luôn ca ngợi những nhà lãnh đạo Việt Nam như những anh em cùng chung ý thức hệ. Một thập kỷ trước, khi Viettel bắt đầu xây dựng hệ thống mạng 3G họ đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Huawei và một nhà cung cấp Trung Quốc khác là ZTE.
Thế nhưng thời gian gần đây, những nhà mạng hàng đầu của Việt Nam dường như đang loại bỏ Huawei ra khỏi cuộc chơi 5G của mình kể cả khi mối lo ngại những bất hòa có thể nảy sinh giữa 2 nước ngăn cản họ công khai vấn đề ấy. Những đòn tấn công liên tục của chính quyền tổng thống Donald Trump, nhằm vào công ty công nghệ Trung Quốc đã biến việc mua bán các thiết bị điện tử viễn thông từ một quyết định kinh doanh thành một quyết định liên quan đến địa chính trị, một bài thử để biết được quốc gia nào thể hiện sự ủng hộ đối với Washington hay Bắc Kinh.
Ở Đông Nam Á, một khu vực đã và đang biến đổi mạnh mẽ bởi những đồng tiền đến từ Trung Quốc Huawei được chào đón ở hầu hết các quốc gia. Công ty này đã mở một trạm thử nghiệm 5G tại Thái Lan trong năm nay. Bộ trưởng Truyền thông Indonesia khi trả lời phỏng vấn với Reuters đã nói rằng chính quyền không nên quá hoang tưởng về mối nguy hại của Huawei. Trong khi thủ tướng Malaysia đã phát biểu rằng quốc gia này sẽ sử dụng công nghệ của Huawei nhiều nhất có thể.
Tuy vậy, các nhà mạng lớn tại Việt Nam trong quá trình phát triển mạng 5G đã chọn hợp tác với Ericsson và Nokia thay vì Huawei, nhà mạng lớn nhất Việt Nam – Viettel không sử dụng thiết bị của Huawei trong hạ tầng kỹ thuật phát sóng 4G của mình. Mặc dù họ vẫn sử dụng chúng ở các quốc gia khác bao gồm Campuchia, Lào và Peru. Trong bài phỏng vấn với New Yorks Times, ông Tào Đức Thắng – Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Viettel cho rằng: “Những động thái trên không có nghĩa rằng tập đoàn được sở hữu bởi chính phủ Việt Nam này đang trốn tránh Huawei. Chính quyền Việt Nam chưa bao giờ cấm các nhà cung cấp viễn thông Việt Nam sử dụng các thiết bị của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là, vào một thời điểm nào đó Viettel và Huawei vẫn có thể hợp tác với nhau trong tương lai chúng tôi vẫn chưa rõ”. Nhưng các nhà quan sát hy vọng rằng các nhà mạng Việt Nam sẽ lựa chọn phương án an toàn thay vì mạo hiểm khi ký kết các hợp đồng thương mại liên quan đến mạng 5G.
Trung Quốc và Việt Nam đã từng trải qua một cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu 40 năm về trước. Hà Nội đã và đang hết sức thận trọng trước sự phát triển thần tốc về cả kinh tế lẫn tham vọng quân sự của người láng giềng phương Bắc. “Cả thế giới cần phải cẩn thận với Trung Quốc” – Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược bộ công an nói: “Nếu một siêu cường như Hoa Kỳ coi Trung Quốc là một mối đe dọa về an ninh mạng thì dĩ nhiên Việt Nam cũng cần phải xem xét điều đó”.
Từ trước đến nay Huawei liên tục bác bỏ những cáo buộc cho rằng họ nhận chỉ thị từ chính quyền Trung Quốc và những sản phẩm của họ nguy hại về mặt an ninh. Việt Nam không phải là một thị trường 4G tiềm năng đối với Huawei và Huawei cũng không đặt nhiều tham vọng trong việc tham gia thị trường 5G tại đó. John Kelly người phát ngôn của công ty nói: “Mức độ phủ sóng mạng internet di động đã và đang tăng nhanh tại Việt Nam chính quyền nước này đang gấp rút để phát triển hệ thống mạng lên một tầm cao hơn. Hiện nay ở cả những vùng rừng núi hẻo lánh, biên giới, hải đảo đều đã được phủ sóng 4G”. Các nhà lãnh đạo Việt Nam phát biểu rằng họ mong muốn kết nối 5G sẽ sẵn sàng vào năm sau, với kỳ vọng rằng tốc độ internet cực nhanh sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên, những diễn biến gần đây trong quan hệ với Bắc Kinh có thể đã khiến chính quyền Hà Nội lo ngại về việc giao các dự án cho các công ty Trung Quốc. Mặc dù hai nước có chung quan điểm về việc kiểm duyệt và kiểm soát mạng internet nhưng lại đối đầu với nhau trong nhiều năm về vấn đề chủ quyền tại vùng Biển Đông. Trước những diễn biến trên Hà Nội đã có những động thái hợp tác với Washington. Dù vậy, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và các công ty Trung Quốc vẫn mang lại rất nhiều nguồn lợi về kinh tế cũng như cơ hội việc làm.
Mối quan hệ về vị trí địa lý với Trung Quốc buộc Việt Nam phải giữ người hàng xóm ở gần mình, nhưng không được quá gần. “Chúng ta không thể nhấc đất nước lên và chuyển đến một vị trí khác” – Giáo sư Đỗ Tiến Sâm, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nói. Vì thế Hà Nội đã ủng hộ sáng kiến “vành đai và con đường”, một kế hoạch phát triển kinh tế đa quốc gia của Trung Quốc nhưng đến thời điểm hiện tại chưa có bất cứ kế hoạch xây dựng nào tại Việt Nam được công nhận là một phần của sáng kiến này. “Gần nhưng không quá gần” có vẻ cũng là chiến lược của Việt Nam đối với Huawei. “Họ không muốn tạo ra một lý do để khiến Trung Quốc giận dữ” – Alexander L. Vuving, Chuyên gia về Việt Nam tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á – Thái Bình Dương, Daniel Kariew ở Honoru nói: “Bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử với Trung Quốc sẽ được sử dụng như một lý do để chính quyền Trung Quốc gây thêm nhiều sức ép hơn lên Việt Nam”. Nhiều công ty công nghệ của Trung Quốc đang có một sự hiện diện đáng kể tại Việt Nam, dọc theo những con đường đầy xe máy tại Hà Nội các cửa hàng điện thoại đang bán và quảng cáo những nhãn hiệu của Trung Quốc như Xiaomi, Oppo và Vivo. Không phải lúc nào Việt Nam cũng quá cảnh giác trước thiết bị đến từ Huawei.
Một thập kỷ trước khi Viettel bắt đầu xây dựng hệ thống mạng 3G, họ đã ký kết các thỏa thuận hợp tác với Huawei và một nhà cung cấp Trung Quốc khác là ZTE, theo thông tin của công ty nghiên cứu Telegraphy. Đặng Thanh Sơn – một đối tác tại Hà Nội của hãng luật Baker McKenzie và là nguyên Trưởng ban pháp chế của Viettel, ông Sơn nói rằng, những quy định của pháp luật Việt Nam về ngành viễn thông mang đến cho các công ty một thông điệp rõ ràng về những ưu tiên của chính quyền Việt Nam. “Trong bất cứ quy định nào, chính quyền Việt Nam luôn làm nổi bật tầm quan trọng của an ninh quốc gia” – ông Sơn nói.
Bóng ma của những cuộc chiến tranh với Trung Quốc và phương Tây chưa bao giờ thoát khỏi tâm trí của người Việt Nam. Ông Sơn nói thêm: “Huawei có thể chưa chính thức bị cấm hoạt động tại Việt Nam, nhưng các nhà chức trách đang dần tránh phát biểu về vấn đề này”. Ông Thắng, Phó tổng giám đốc Viettel đã khá cởi mở với phóng viên tờ Times, khi họ gặp nhau tại văn phòng của tập đoàn tại Hà Nội. Ông Thắng cho biết: “Viettel đã và đang tự mình phát triển phần mềm và thiết bị trong nhiều năm qua, đã tuyển 300 kỹ sư trong mảng nghiên cứu và phát triển, tập đoàn đã tự thiết kế và chế tạo thành công các trạm thu phát sóng và cả hệ thống tính cước theo thời gian thực. Ông Thắng cho biết: “Viettel đã trang bị hơn 1.000 trạm thu phát sóng 4G do chính tập đoàn chế tạo trên khắp lãnh thổ Việt Nam, Campuchia và nhiều quốc gia khác”. Nhưng khi được hỏi liệu mục đích của Viettel khi tự phát triển các thiết bị viễn thông là nhằm giữ cho hệ thống mạng của mình được an toàn hay không, ông Thắng không trả lời ngay mà thảo luận với Lê Đức Anh Tuấn, Quản lý truyền thông của tập đoàn, người sau đó trả lời bằng tiếng Anh. Ông Tuấn nói rằng: “Lý do quan trọng nhất của Viettel khi tự phát triển phần mềm của riêng mình, đó là nhằm đáp ứng một cách nhanh nhất những nhu cầu luôn thay đổi của người dùng, an ninh không phải là vấn đề trọng yếu”ông nói. Khi được hỏi về lý do không sử dụng thiết bị của Huawei tại Việt Nam nhưng sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc tại các thị trường khác, ông Tuấn nói rằng: “Các nhà sản xuất đưa ra những điều khoản khác nhau tại từng quốc gia. Chúng tôi hợp tác với rất nhiều đối tác và Việt Nam xem xét những thuận lợi của từng hợp đồng”.
Theo nghiên cứu của Spirum thì đến nay việc phát triển hạ tầng mạng 5G vẫn đang được chính phủ Việt Nam ưu tiên các công ty an toàn và có độ tín nhiệm cao hơn Huawei. Từ phía tập đoàn công nghệ động thái đang được áp dụng cho đến ngày hôm nay vẫn luôn là luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy triển khai 5G trên quy mô lớn, còn tương lai ra sao chúng ta cùng chờ nhé!
T.P