Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnLần đầu Tử Cấm Thành bị ngập

Lần đầu Tử Cấm Thành bị ngập

Hệ thống thoát nước tinh vi của Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh đã được ca ngợi trong hàng trăm năm qua. Nhưng vài ngày trước khi Bắc Kinh có mưa lớn, phần sân ở Từ Ninh Cung lại bị ngập nước. Cư dân mạng chế giễu rằng sau khi được Đảng Cộng sản Trung Quốc “cải tạo và hiện đại hóa”, một Tử Cấm Thành không bị ngập trong suốt 600 năm qua cuối cùng cũng bị ngập.

Theo video trên mạng, sân Từ Ninh Cung ở Tử Cấm Thành đã bị ngập nước hôm 22/7/2023.

Vào ngày 21-22/7, thành phố Bắc Kinh liên tiếp xuất hiện những trận mưa xối xả. Một số con đường ở Bắc Kinh bị ngập lụt, một số khác bị sụt lún, các chuyến bay bị hủy hoặc hoãn, các chuyến tàu và xe buýt ở ngoại ô tạm thời ngừng hoạt động.

Theo một video được đăng trên Internet, các du khách đang che ô, mặc áo mưa và lội nước trên sân phía tây của Từ Ninh Cung. Nước ngập đến mắt cá chân.

Một cư dân mạng Trung Quốc đã đăng ảnh chụp màn hình video và bình luận rằng: “Tử Cấm Thành chưa bao giờ tích nước trong 600 năm. Sau khi trải qua các biện pháp thoát nước khoa học hơn [của nhà chức trách], cuối cùng nó cũng tích được nước!”.

Cư dân mạng hải ngoại chỉ ra: “Trung Nam Hải vốn là nơi thoát nước của Cố Cung, bây giờ bị bịt rồi”; “Một thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ!”; “Tượng trưng cho sự kết thúc của một triều đại”, v.v.

Trong khi đó, các kênh truyền thông của chính quyền Trung Quốc lại tung hô khung cảnh “đẹp như mơ” của Tử Cấm Thành sau cơn mưa lớn và nói rằng “đọng một chút nước, phẳng lặng như gương”.

Thiết kế thoát nước tinh vi của Tử Cấm Thành
Khi các hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về Tử Cấm Thành, thường không thể thiếu phần về hệ thống thoát nước tinh vi của tổ hợp kiến trúc này cũng như trí tuệ của người Trung Quốc cổ xưa.

Do địa hình của Bắc Kinh cao ở phía tây bắc và thấp ở phía đông nam, các kiến trúc sư thời xưa đã tuân theo nguyên lý nước chảy chỗ trũng để thiết kế Tử Cấm Thành cao ở phía bắc và thấp ở phía nam với độ chênh khoảng 2 mét. Vậy nên khi mưa xuống nước sẽ tự động chảy từ bắc xuống nam.

Bên ngoài Tử Cấm Thành có 3 hệ thống hào, lần lượt từ trong ra ngoài là “Sông Ngoại Kim Thủy và sông Nội Kim Thủy”, “Hồ Thái Dịch Tây Uyển và hồ Hậu Hải”, “Hào Đại Minh và hồ Thái Bình”. Thường ngày, hệ thống sông hồ này được dùng để cung cấp nước cho kinh thành, khi có mưa lớn thì được dùng để thoát nước. Tất cả nước mưa trong Tử Cấm Thành đều sẽ chảy vào sông Nội Kim Thủy thông qua các kênh thoát nước, sau đó chảy ra từ cống phía nam của Đông Hoa Môn để hòa vào sông Ngoại Kim Thủy.

Còn bên trong cung, những cung điện ở trục trung tâm như Điện Thái Hòa, Điện Bảo Hòa, Cung Càn Thanh… được đặt trên nền móng cao, cũng tự nhiên trở thành đường phân thủy của hệ thống thoát nước này. Địa hình thoải dần ở phía đông và phía tây của dải phân thủy cho phép nước mưa chảy vào hào, hạn chế tích nước ở khu trung tâm.

Dưới những hàng lan can bằng đá cẩm thạch ở khu vực sảnh ngoài của Điện Thái Hòa, Điện Trung Hòa và Điện Bảo Hòa có hơn 1.000 lỗ thoát nước mưa, đối ứng hướng ra bên ngoài là những chiếc “ly đầu” với lỗ thoát nước ẩn bên trong. Khi có mưa lớn, nước ở khu vực đại điện sẽ thoát ra theo các lỗ này và tạo nên cảnh tượng mà truyền thông Trung Quốc gọi là “ngàn rồng phun nước”. Tuy nhiên đây là đầu ly, không phải đầu rồng, theo truyền thuyết thì “ly” là một trong các con của rồng, miệng “ly” rộng và không có sừng, bụng to có thể chứa nước nên thường được trang trí tại các lối thoát nước.

Các tòa kiến trúc trong Tử Cấm Thành rất nhiều, phân bố dày đặc và cách nhau bởi các khoảng sân, nên người xưa cũng thiết kế hệ thống mương dẫn nước, cống lộ thiên, cống ngầm… chằng chịt để tạo đường thoát cho nước mưa, ngăn chặn tích nước cục bộ.

Truyền thông Trung Quốc nói rằng, hệ thống thoát nước tinh vi cùng với việc bảo trì thường xuyên đã giúp Tử Cấm Thành không bị ngập lụt trong suốt 600 năm.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới