Wednesday, November 6, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiXóa món nợ 53 tỷ USD cho Châu Phi và Cu Ba-...

Xóa món nợ 53 tỷ USD cho Châu Phi và Cu Ba- Nga được gì?

Nga xóa khoản nợ Liên Xô 53 tỷ USD cho các nước châu Phi và Cuba để đổi lấy những lợi ích vô hình mà ít người nhìn thấy. Không phải ngẫu nhiên mà Moscow cần phải đóng vai “ân nhân” một lần nữa!

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ các lãnh đạo châu Phi hôm 28/7.

“Nợ xấu” là chỉ là ngôn từ của thế giới phương Tây. Việc chồng chất các khoản nợ không bền vững là một trong những hình thức hiệu quả nhất của chủ nghĩa thực dân mới mà người Mỹ, người châu Âu và người Trung Quốc đang sử dụng rất thành thạo đối với các nước châu Phi. Để từ đó “yêu sách” với châu Phi tuân thủ một định hướng chính sách ngoại giao vô điều kiện và giành lấy những gói thầu ưu đãi, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên…, có giá trị cho mình. Còn Moscow thì không làm như vậy đối với các nước châu Phi cũng như với các đối tác khác, mà ví dụ điển hình là việc Nga đã xóa nợ của Liên Xô cho Cuba với số tiền 30 tỷ USD.

Trong bối cảnh Nga gần như bị cô lập với thế giới phương Tây, cũng như quan hệ khó khăn với Trung Quốc, việc Moscow định hướng lại “Nam bán cầu” để đa dạng hóa quan hệ, tránh những rủi ro kiểu “trứng để một giỏ” dường như là một chiến lược hợp lý.

Theo định nghĩa quốc tế, “các nước Nam bán cầu” là khái niệm chung chỉ toàn bộ Châu Phi, Trung Đông, Châu Mỹ Latinh và Caribê, cũng như các nước đang phát triển ở châu Á.

Rõ ràng là “lục địa đen” dù còn nhiều vấn đề do di sản thuộc địa nặng nề gây ra nhưng lại có tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội rất lớn. Dân số của châu lục này đang tăng nhanh, đầu tư nước ngoài đang được tích cực thu hút trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng và công nghiệp; bên cạnh đó, trình độ giáo dục và phúc lợi cũng đang dần tăng lên.

Hiện tại, một cuộc chiến ủy nhiệm không được tuyên bố đang diễn ra trên thực tế ở Châu Phi để phân chia lại và phân định phạm vi ảnh hưởng mới giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và một số nước Châu Âu.

Trong bối cảnh đó, các tay súng của Công ty Quân sự Tư nhân (PMC Wagner) của Nga, tổ chức không đơn thuần là kiếm lời cho tư nhân mà còn góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia Nga, cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.

Việc cung cấp vũ khí của Nga cho các quốc gia châu Phi đã và vẫn đang là một hạng mục hợp tác quan trọng kể từ thời Liên Xô. Bên cạnh đó, Moscow còn xuất khẩu sang các nước châu Phi các sản phẩm kỹ thuật và hóa chất, cũng như thực phẩm và phân bón.

Tổng thống Putin cho biết, Moscow đang tích cực tham gia vào việc định hướng lại các luồng vận tải và hậu cần tới các quốc gia ở phía nam bán cầu, nên đặc biệt quan tâm đến việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của châu Phi để biến “lục địa đen” trở thành một phần của hành lang giao thông Bắc-Nam mới.

Hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam mà Nga đang phát triển nhằm mục đích cung cấp cho hàng hóa của Nga quyền tiếp cận Vịnh Ba Tư (vịnh Persian) và Ấn Độ Dương, từ đó họ có thể đến lục địa châu Phi bằng con đường biển ngắn nhất. Đương nhiên, hành lang này cũng có thể được sử dụng theo hướng ngược lại để cung cấp hàng hóa châu Phi cho thị trường Nga.

Nói thẳng ra rằng, những khoản nợ với tổng trị giá 23 tỷ USD thực sự là quá sức đối với các quốc gia châu Phi và việc ép họ trả nợ sẽ làm xấu đi hình ảnh của Nga trong mắt người dân “Lục địa đen”. Do đó, Moscow đã khôn khéo xóa nợ cho các nước này, để đổi lấy những lợi ích khác.

Ví dụ như đổi lấy việc xóa nợ, Nga có thể được ưu đãi đầu tư vào một số hạng mục kinh tế ở Cuba, Quân đội Nga có thể “hiện diện miễn phí”, đưa các trang thiết bị quân sự tối tân đến “Hòn Đảo Tự do”, ngay sát nách đối thủ Mỹ.

Điều này cũng đúng đối với các quốc gia châu Phi, khi việc xóa nợ giúp Nga có thể tiếp nhận miễn phí bất kỳ cơ sở hạ tầng cần thiết nào, chẳng hạn như cảng biển hoặc cơ sở trên đất liền.

Hiện nay, Nga chỉ có duy nhất 2 căn cứ quân sự ở nước ngoài, mà thực chất là ở một quốc gia duy nhất là Syria, với căn cứ Hải quân Tartus và Căn cứ Không quân Hmeymim nên việc có thêm những căn cứ quân sự ở nước ngoài là điều vô cùng quý giá đối với lực lượng Hải quân, Không quân Nga.

Việc xóa bỏ các khoản nợ, giúp đỡ các nước châu Phi phát triển nông nghiệp chỉ là một trong những chính sách khôn khéo của Điện Kremlin, giúp Nga gia tăng uy tín trên trường quốc tế, mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới