Friday, November 15, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiChính Mỹ đã thúc đẩy Triều Tiên-Nga thắt chặt quan hệ

Chính Mỹ đã thúc đẩy Triều Tiên-Nga thắt chặt quan hệ

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Triều Tiên thoát khỏi sự chiếm đóng và đô hộ của phát xít Nhật. Có được điều đó là nhờ cuộc chiến đấu của Hồng quân Liên Xô đã đánh bại đội quân Quan Đông của Nhật. Cũng chính vì thế những người cộng sản Triều Tiên muốn xây dựng và đưa đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa của Liên Xô. Nhưng dưới áp lực của các nước đồng minh nhất là Mỹ, Anh lại không muốn điều đó. Theo thỏa thuận của các nước đồng minh, Liên Xô buộc phải nhượng bộ chia Triều Tiên làm hai, phía Bắc Triều Tiên đã theo con đường xã hội chủ nghĩa thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, phía Nam Triều Tiên dưới sự bảo trợ của Mỹ thành lập Hàn Quốc.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bắt tay với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Năm 1949, Đảng cộng sản Trung Quốc đánh bại Quốc dân Đảng thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Lo ngại ảnh hưởng của Chủ nghĩa Cộng sản, Mỹ giúp Hàn Quốc tấn công Bắc Triều Tiên, chỉ trong thời gian ngắn đã chiếm gần trọn toàn bộ Triều Tiên. Trước nguy cơ đó Trung Quốc đã đưa quân đội trực tiếp tham chiến, Liên Xô giúp đỡ về vũ khí và vật chất. Cũng rất nhanh chóng quân đội Triều Tiên và Hồng quân Trung Quốc đã đẩy lui liên quân Mỹ – Hàn về phía Nam. Ngay lập tức Mỹ – Hàn muốn đình chiến và một hiệp ước dừng chiến tranh (chứ không phải hiệp ước hòa bình) được ký kết, đất nước Triều Tiên bị chia làm hai với hai chế độ chính trị khác nhau: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

Triều Tiên chịu ơn của Trung Quốc và Liên Xô, nhưng đặc biệt là chịu ơn sự hy sinh hàng vạn chiến sỹ của Hồng quân Trung Quốc, trong đo có cả con đẻ của chủ tịch Mao Trạch Đông.

Khi bắt tay vào xây dựng đất nước với quyết tâm “Thiên lý mã”, Triều Tiên nhận được sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, Liên Xô và cả phe xã hội chủ nghĩa.

Sự bất hòa sau đó giữa Liên Xô và Trung Quốc làm cho Triều Tiên lâm vào thế khó xử. Triều Tiên mang ơn cả hai nước, nhưng trong nhiều thập kỷ bị Mỹ cấm vận, Triều Tiên phải dựa nhiều vào Trung Quốc để phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

Quan hệ Trung – Nga dần nồng ấm, trở thành đối tác chiến lược toàn diện thì đồng thời Triều Tiên cũng không còn phải e ngại khi hợp tác chặt chẽ với cả Trung Quốc và Nga. Đặc biệt khi Triều Tiên vẫn bị Mỹ cấm vận và đe dọa, cả sự đe dọa của đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc, Nhật Bản thì việc tăng cường hợp tác với Nga là tất nhiên.

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm chấm dứt thời kỳ Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên mà công đầu thuộc về Liên Xô với nòng cốt là Liên bang Nga, ngày 14-8 lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong-Un đã gửi thư cho Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ cam kết phát triển quan hệ chiến lược lâu dài giữa hai nước.

Trong thư, ông Kim khẳng định tình hữu nghị giữa hai nước đang “thể hiện đầy đủ sức mạnh và sự bất khả chiến bại trong cuộc đấu tranh đập tan các hành vị độc đoán, bá quyền của đế quốc”. Ông Kim khẳng định chắc chắn là Bình Nhưỡng và Moskva sẽ luôn hợp tác và ủng hộ nhau.

Đáp lại tình cảm của người lãnh đạo Triều Tiên, Tổng thống Nga Putin cũng đã tuyên bố: “Tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ tăng cường hợp tác song phương trong mọi lĩnh vực, vì hạnh phúc của người dân hai nước, cũng như sự ổn định và an ninh vững chắc của bán đảo Triều Tiên cùng toàn bộ khu vực Đông Bắc Á”.

Việc Nga-Trung-Triều thắt chặt quan hệ ủng hộ lẫn nhau là lẽ tất nhiên khi mà Mỹ tìm cách ngăn cản sự phát triển của ba nước. Tinh thần đó đã thể hiện rất rõ khi Mỹ tìm cách đánh bại Nga trong cuộc chiến ở Ukraina. Triều Tiên đã công khai ủng hộ Nga và tuyên bố trước Liên Hợp Quốc rằng “chính sách bá quyền và độc đoán của Mỹ và các đồng minh phương Tây là nguyên nhân dẫn đến chiến sự”.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới