Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiThế giới đứng trước ngã ba trong xung đột Mỹ-Trung-Nga

Thế giới đứng trước ngã ba trong xung đột Mỹ-Trung-Nga

Thời kỳ chiến tranh lạnh thế giới chia làm hai phe. Phe các nước xã hội chủ nghĩa và các nước có xu hướng xã hội chủ nghĩa do Liên xô đứng đầu. Phe các nước tư bản chủ nghĩa mà nòng cốt là các nước Tây Âu do Mỹ đứng đầu.

Ảnh minh họa.

Suốt nhiều thập kỷ đối đầu, hai phe đã hình thành hai tổ chức quân sự NATO và khối VACSAVA nhưng không xảy ra xung đột. Duy có cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã là nơi thể hiện sức mạnh quân sự của hai khối. Kết cục với chiến thắng của Việt Nam đã thể hiện sức mạnh quân sự vượt trội của Liên Xô và cả phe xã hội chủ nghĩa, không chỉ là sức mạnh của vũ khí mà là sức mạnh tinh thần – sức mạnh chính nghĩa.

Công bằng mà nói các nước xã hội chủ nghĩa tuy kinh tế còn có khó khăn nhưng xã hội bình yên và cùng muốn chung sống hòa bình không gây hấn. Ngược lại các nước tư bản nhất là các nước Tây Âu và Mỹ luôn tìm cách làm tan rã phe xã hội chủ nghĩa. Về kinh tế họ hạn chế quan hệ thương mại và thường dùng biện pháp cấm vận kéo dài, chặn đường phát triển đối với các quốc gia có sự xung đột trực tiếp với Mỹ. Điển hình là việc cấm vận với Triều Tiên, Cu Ba và sau năm 1975 là Việt Nam.

Nội bộ phe xã hội chủ nghĩa có những bất đồn trước hết là giữa Liên Xô và Trung Quốc. Trung Quốc không chấp nhận vai trò đứng đầu của Liên Xô. Các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu chịu sự chi phối về chính trị, quân sự và kinh tế của Liên Xô, lại bị Mỹ và các nước Tây Âu hạn chế quan hệ thương mại nên kinh tế khó phát triển, đời sống của người dân ngày càng thua kém người dân các nước Tây Âu. Vì vậy tâm lý thoát Xô hình thành và cứ lớn dần, khởi đầu từ Ba Lan với phong trào của Công đoàn Đoàn kết muốn xây dựng xã hội theo kiểu phương Tây.

Lợi dụng những bất đồng đó Mỹ và Tây Âu đưa ra nhiều hứa hẹn, lôi kéo tạo thành làn sóng làm tan rã hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và tiếp đó là sự tan rã của Liên Xô.

Các nước vón là xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sau khi thoát Xô họ muốn thoát hẳn ảnh hưởng của nước Nga nhất là khi Putin trở thành lãnh đạo và đưa sức mạnh Nga dần hồi phục. Các nước Đông Âu trước hết là ba nước vùng Ban tích và Ba Lan muốn dựa hẳn vào Mỹ và Tây Âu cả về kinh tế lẫn quân sự, hăng hái gia nhập EU và NATO. Nhưng sau vài thập kỷ chuyển hướng vẫn là những nước xếp hàng cuối cả về kinh tế lẫn quân sự trong EU và NATO và lại phải chịu sự phụ thuộc và dẫn dắt của Mỹ và EU. Cuộc chiến bùng nổ ở Ukraine, những nước này tỏ ra hăng hái nhất ủng hộ Mỹ và NATO. Một số nước như Hungary, Séc tuy đã vào EU và NATO nhưng vẫn tỏ ra dè đặt trước Nga.

Ở phía Đông, sau khi phe xã hội chủ nghĩa và Liên Xô tan rã, Trung Quốc, Triều Tiên, Lào, Việt Nam vẫn kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng thực hiện công cuộc đổi mới mạnh mẽ nhất là đổi mới về kinh tế.

Trung Quốc và Nga sau Liên xô lại xích lại gần nhau và trở thành đối tác ngày càng gắn kết hỗ trợ nhau về mọi mặt và kiên quyết không chấp nhận thế giới một cực của Mỹ và Tây Âu. Chính vì vậy Mỹ và Tây Âu coi hai nước này là đối thủ hơn là đối tác.

Việt Nam vừa vì quá khứ, vừa vì hiện tại và tương lai đã chủ trương làm bạn với các nước, không chấp nhận ngả về phe nào để chống phe kia và thực sự muốn duy trì hòa bình ổn định để phát triển.

Triều Tiên vốn mang ơn và gắn bộ mật thiết với Trung Quốc, nay quan hệ Trung-Nga đã tốt đẹp nên gắn bó với cả Nga, ủng hộ Nga và sẵn sàng đón đầu với Mỹ. Cho đến nay Triều Tiên vẫn bị Mỹ cấm vận gắt gao trong nhiều thập kỷ.

Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Mỹ và NATO kêu gọi các nước phản đối Nga, nhưng ngoại trừ các nước EU còn các nước khác, đặc biệt là nhân dân các nước đã không phản ứng chống Nga. Nếu như cuộc chiến ở Việt Nam, nhân dân nhiều nước liên tục biểu tình phản đối Mỹ xâm lược thì vừa qua chưa có biểu tình tỏ thái độ phản đối với bên nào. Cuộc chiến này cũng làm cho Nga-Trung-Triều gắn bó hơn.

Thế giới đang đứng trước ngã ba cuộc xung đột Mỹ-Nga-Trung.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới