Wednesday, December 25, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiTình hình phân chia biên giới, Việt Nam - Campuchia

Tình hình phân chia biên giới, Việt Nam – Campuchia

Đầu năm 1835, đường biên giới giữa Đại Nam và Cao Biên về cơ bản đã được xác lập ổn định. Nó dựa trên cơ sở sự tương tác quyền lực qua lại giữa Đại Nam, Cao Nguyên và Xiêm La, được công nhận bởi cả triều đình Huế, Phnom Penh và Băng Cốc. Lúc đó nhà Nguyễn quản lý đất đai và dân cư ven biên giới bằng bộ máy hành chính và quân sự.
Biên giới Việt Nam – Campuchia thời Pháp thuộc
.

Sau khi hoàn tất việc xâm chiếm Đông Dương, năm 1887, chính quyền thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm xứ thuộc địa Nam Kỳ và ba xứ bảo hộ là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Campuchia. Đến cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ 20, sau khi chiếm và sáp nhập thêm được một số vùng đất thì Liên bang Đông Dương đã mở rộng thêm và bao gồm cả xứ bảo hộ Ai Lao.

Căn cứ theo ranh giới tập quán hình thành trong lịch sử, chính quyền Pháp đã ấn định đường biên giới hành chính giữa các xứ trong Đông Dương thuộc Pháp. Riêng ranh giới giữa Nam Kỳ và Campuchia được chính quyền Pháp quan tâm hơn vì Nam Kỳ là lãnh thổ hải ngoại của Pháp.

Mở đầu việc quy định ranh giới giữa Nam Kỳ và Campuchia là việc người Pháp không chấp nhận yêu cầu của vua nước này. Năm 1856, Vua An Doong đã viết thư cho người Pháp bày tỏ ý muốn liên minh với người Pháp. Vị vua này đã thuật lại vắn tắt theo cách nhìn của ông ta về quá trình người Việt thôn tính Nam Kỳ cùng với đó là nêu ra những vùng đất mà theo ông phía Đại Nam đã cưỡng chiếm của Cao Miên. Đoạn cuối thư còn viết: “Nếu người An Nam đến để tặng Đức Vua (tức Hoàng đế Napoleon Đệ Tam) vùng đất nào trong các vùng đất nói trên, tôi mong Đức Vua không nhận vì chúng thuộc Campuchia”. Như vậy, phía Campuchia lúc này muốn liên minh với người Pháp để đánh Nam Kỳ rồi từ đó nhờ Pháp trao lại cho mình.

Tuy nhiên sau khi chiếm được Nam Kỳ, Pháp đã tiến hành điều đình với triều đình Nhà Nguyễn chứ không điều đình với triều đình Campuchia. Điều này chứng tỏ người Pháp xác định ranh giới theo tập quán khi họ tới, tức vùng đất Nam Kỳ lúc người Pháp đến là của Đại Nam chứ không phải là của Campuchia.

Đối với đoạn biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia, đây là bản đồ Nam Kỳ Lục tỉnh năm 1850, biên giới khu vực Hà Tiên và An Giang nằm cách Kênh Vĩnh Tế rất xa về phía Bắc và cũng không có Vùng Lõm khu vực Long An. Tuy nhiên ngày 9/7/1870, việc Campuchia đã ký với Pháp công ước xác định được biên giới Campuchia, còn gọi là Công ước ngày 9/7/1870. Công ước này nêu rõ đường biên giới vẫn giữ nguyên như đã xác định từ cột mốc số 1 ở cửa sông Praktian cho đến cột mốc số 16 ở Ta Sang trên sông Cái Cậy. Vùng đất nằm giữa Cái Bạch và Cái Cậy trước đây thuộc lãnh thổ Pháp sẽ được chuyển nhượng cho Campuchia để đổi lấy 486 căn nhà tạo thành các làng ở khu vực Sóc Trăng và Bangthulous. Cột mốc số 17, 18 và các số tiếp theo cho đến Hung Nguyên sẽ được hủy bỏ và Campuchia sẽ kiểm soát toàn bộ khu vực lãnh thổ có người Campuchia sinh sống. Còn phía Pháp sẽ tiếp tục sở hữu dải đất chạy dọc theo sông Vàm Cỏ do người An Nam nắm giữ hoặc khai thác. Tức là trong thời gian này Pháp đã cắt vùng lồi Svay Riêng (nay là khu vực tỉnh Svay) cho Campuchia. Do vậy ngày nay chúng ta thấy một phần lõm xuống khá sâu ở khu vực tỉnh Long An. Đây là lần đầu tiên mà một phần biên giới trên đất liền giữa Campuchia và Nam Kỳ được đại diện hợp pháp của hai bên xác định cụ thể cho một công ước.

Ngay sau đó, việc phân định đoạn biên giới giữa Campuchia và khu vực Hà Tiên được tiến hành. Công việc hoàn thành vào tháng 1 năm 1872. Biên bản phân định do Quận trưởng Hà Tiên ký vào ngày 23 tháng 1 năm 1872 nêu rõ: Đường phân giới giữa Vương quốc Campuchia và Nam Kỳ thuộc Pháp xuất phát ở phía Đông, đi theo Kênh Vĩnh Tế, đến nơi kênh này gặp Lệch Răng Thành cách Hà Tiên 2 km. Từ điểm này, ranh giới được tạo thành do một thành lũy cũ của An Nam. Sau khi kéo dài 8.040 m thì đi đến gặp Vịnh Xiêm và điểm tên là Hon Tas.

Quá trình xác lập biên giới giữa Trung Kỳ và Campuchia

Cho tới năm 1873, xứ Nam Kỳ thuộc Pháp đã ký với Campuchia Thỏa ước về việc xác định dứt điểm đường biên giới giữa Vương quốc Campuchia và xứ Nam Kỳ thuộc Pháp. Thỏa ước này quy định biên giới giữa xứ Nam Kỳ thuộc Pháp và Vương quốc Campuchia sẽ được đánh dấu bằng các cột mốc có đánh số, có ghi chú nêu công dụng của cột. Tổng số cột mốc là 124. Cột mốc số 1 sẽ được đặt ở điểm cực đông của đường biên giới và các cột tiếp theo sẽ tiến dần về hướng tây theo trật tự tự nhiên của các con số cho đến con số 124, cách Kênh Vĩnh Tế và làng Hoà Thành của Sứ An Nam 1200 m về phía bắc.

Nhìn chung, giai đoạn này Pháp đã cắt khoảng 4000km2 đất sang cho Campuchia, bao gồm phần phía bắc Kênh Vĩnh Tế và vùng đồi Svay Riêng. Từ đó, biên giới của Nam Kỳ và Campuchia không có sự biến động lớn nào; chỉ có sự điều chỉnh nhỏ địa giới và phân giới cắm mốc trong 4 nghị định vào các năm 1914-1935-1936 và 1942.

Biên giới Trung Kỳ – Campuchia

Nét đặc thù của vùng biên giới này là nhiều núi cao rừng già che phủ, dân cư thưa thớt. Vùng đất này khi đó vẫn còn tồn tại một số tiểu quốc như tiểu quốc Gia Rai và tiểu quốc Adam. Cho nên nửa sau thế kỷ 19, biên giới giữa Trung Kỳ và Campuchia vẫn rất mập mờ và không rõ ràng.

Đến năm 1904, cùng với việc xóa bỏ tiểu quốc Gia Rai, thực dân Pháp cũng xóa sổ luôn tiểu quốc Adam của người Ê Đê, thay thế vào đó là hệ thống chính quyền kiểu thuộc địa hoàn toàn do người Pháp nắm giữ.

Trong thời gian này Toàn quyền Đông Dương đã có hai văn bản quy định ranh giới giữa Trung Kỳ và Campuchia. Đó là Nghị định ngày mùng 6/ 12 năm 1904 và ngày mùng 4/7/1905. Riêng đoạn biên giới dọc theo sông Đắk Đam thuộc tỉnh Đắk Lắk và một đoạn ngắn theo sông Sê San thuộc Pleiku (nay là tỉnh Gia Lai) thì được xác định bởi Nghị định của Toàn quyền Đông Dương vào ngày 30/3/1932 và ngày 4/3/1933.

Như vậy ranh giới giữa Trung Kỳ và Campuchia chưa được phân vạch cắm mốc trên thực địa. Cho đến trước khi Pháp rút khỏi Đông Dương vào năm 1954 thì toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia đã được thể hiện tương đối đầy đủ trên bản đồ Boné tỷ lệ 1/1000, do Sở Điện dư Đông Dương xuất bản.

Tiến trình đàm phán giải quyết biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia

Giai đoạn 1954 – 1979

Trong giai đoạn từ sau năm 1954 đến 1979, Campuchia có nhiều chính quyền thay thế nhau. Cùng với đó là từ năm 1954 đến năm 1975, Việt Nam bị chia cắt làm hai miền, sau 30/4/1975 mới thống nhất trở lại. Vậy nên trong giai đoạn này mối quan hệ Việt Nam – Campuchia rất phức tạp. Mặc dù hai bên đã cùng nhau tiến hành một số đợt đàm phán, bước đầu đã đạt được nhận thức chung về nguyên tắc giải quyết biên giới, nhưng không ký kết được văn kiện pháp lý nào về vấn đề biên giới.

Tháng 3/1964, Chính phủ Vương quốc Campuchia đã gửi thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một bản dự thảo Nghị định thư về tuyên bố nền trung lập của Vương quốc Campuchia. Kèm theo bản dự thảo này có bản đồ Boné tỉ lệ 1/100.000 trên đất liền giữa hai nước, nhưng cạo sửa tại 9 điểm chỗ lớn nhất lấn sang lãnh thổ Việt Nam khoảng 50 km2, Kèm theo bản đồ hải quân tỷ lệ 1/200.000, có vẽ đường ranh giới trên biển là đường Revive, vẽ quần đảo Thổ Chu và một số đảo khác của Việt Nam ở phía Nam của đường Revive là của Campuchia.

Phía Việt Nam đã không đáp ứng lời đề nghị vô lý đó của Campuchia.

Ngày 29/9/1964, nhân dịp sang Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gặp Quốc vương Noroshiroshi Hanos. Quốc vương Noroshiroshi Hanos đã đề nghị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận đường biên giới hiện tại của Campuchia với miền Nam Việt Nam. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thể ký trực tiếp về biên giới với Campuchia vì không có biên giới chung, nếu Campuchia và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có thỏa thuận gì về vấn đề này thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng công nhận sự thỏa thuận đó.

Tháng 10 cùng năm, tại Bắc Kinh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Vương quốc Campuchia đã họp bàn về vấn đề biên giới giữa Miền Nam Việt Nam và Campuchia. Hai bên đã thỏa thuận lấy đường biên giới trên bản đồ Sở điện Đông Dương tỷ lệ 1/1000 làm cơ sở và giải quyết các đảo theo đường review. Nhưng cuối cùng không ký kết được văn bản chung.

Đầu tháng 12/1964, cuộc họp 3 bên đã diễn ra ở Bắc Kinh. Bao gồm đoàn Campuchia, đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lần này ngay từ đầu cuộc gặp đã vấp phải vấn đề do phía Campuchia nêu: đề nghị phải ký 3 bên và cấp cao nhất coi đó là một điều kiện tiên quyết. Do đề nghị này mà các cuộc trao đổi tay đôi không chính thức, chỉ xoay quanh các vấn đề là họp hai bên hay 3 bên, hình thức ký kết thế nào và ký kết ở đâu.

Ngoài vấn đề về biên giới, phía Campuchia đề nghị ghi thêm 2 vấn đề vào chương trình nghị sự là vấn đề người Khmer Krom và vấn đề về Liên bang Đông Dương. Cuộc họp cũng phải dừng lại và không đạt được kết quả.

Đàm phán về vấn đề biên giới tiếp tục được nối lại giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Vương quốc Campuchia tại Phnom Penh từ ngày 15/8/1966 đến ngày 17/9/1966. Riêng vấn đề về biên giới, phía Campuchia đã thừa nhận theo nguyên tắc kế thừa đường biên giới lịch sử, nhưng lại đề ra ba nguyên tắc để điều chỉnh đường biên giới hiện tại, bao gồm; theo văn bản cũ, theo dân cư chủ lâu dài và sông suối biên giới là sông suối chung. Hai bên đã tiến hành 7 vòng họp nhưng không thể ký kết được văn bản chung về vấn đề biên giới.

Ngày 18/3/1970, Lon Nol đảo chính lật đổ Sihanouk. Thời kỳ Lon Nol cầm quyền đã có hai lần gặp chính quyền Sài Gòn trao đổi về vấn đề biên giới nhưng không đạt được kết quả.

Tuy vậy, chính quyền Sài Gòn và chính quyền Phnôm Pênh đã nhất trí vạch một đường tuần tra trên biển để tránh sự đụng độ giữa các lực lượng tuần tra của hai bên. Đường này không phù hợp với đồng Review.

Đây cũng là thời kỳ vấn đề về biên giới Việt Nam – Campuchia có những diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng. Phía Campuchia liên tiếp gây ra những sự kiện vi phạm lãnh thổ của Việt Nam cả trên biên giới đất liền và trên biển.

Tháng 6/1975, Việt Nam và Campuchia đã có cuộc họp cấp cao tại Hà Nội, thỏa thuận hợp trù bị tại Phnompenh. Cuộc họp trù bị đã được tiến hành từ ngày mùng 4/5/1976. Hai bên đã trao đổi trên cơ sở thỏa thuận đã đạt được trong các cuộc họp trước đây về vấn đề biên giới. Nhưng đến ngày 18/5/1976, phía Campuchia tuyên bố tạm dừng cuộc họp và không nêu lý do.

Tiếp đó các cuộc xung đột ở biên giới do Campuchia gây ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Và cuối cùng đã trở thành một cuộc chiến tranh biên giới vào cuối năm 1978.

Vào ngày 7/1/1979, chế độ diệt chủng của đoàn Pol Pot – Yengsari ở Campuchia đã bị lật đổ, Nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã được thành lập, mở ra một giai đoạn mới trong mối quan hệ Việt Nam – Campuchia.

Giai đoạn 1979 – 1999

Ngày 18/2/1979, đại diện hai nước Việt Nam và Campuchia đã ký kết Hiệp ước Hòa bình Hữu nghị và Hợp tác giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Trong đó có thỏa thuận hai bên sẽ đàm phán để ký một Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước trên cơ sở đường biên giới hiện tại nhằm xây dựng đường biên giới này trở thành một biên giới hòa bình hữu nghị lâu dài giữa hai nước.

Thực hiện điều khoản nêu trên, từ sau năm 1980, Việt Nam và Campuchia đã cùng nhau đàm phán và thương lượng về vấn đề biên giới giữa hai nước và chính thức ký là có văn kiện pháp lý với biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia.

Ngày 20/7/1983, ký Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia và Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Hai văn kiện này đã được phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 27/9/1983.

Ngày 27/12/1985, ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Hiệp ước đã được phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 22/2/1986.

Theo điều 1 Hiệp ước 1985, đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa hai nước được mô tả chi tiết theo bản đồ UTM của Quân đội Mỹ tỷ lệ 1/50.000. Đây là đường biên giới đã hoạch định được chuyển từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang hai bộ bản đồ đính kèm Hiệp ước, bản đồ Bonne và UTM đều có giá trị như nhau.

Hiệp ước cũng quy định các vấn đề liên quan đến sông suối kênh rạch ở biên giới, các sông suối ở biên giới dù có đổi dòng thì đường biên giới vẫn giữ nguyên những cù lao và bãi bồi dọc sông suối biên giới phía bên nào sẽ thuộc về bên đó. Đối với các cầu biên giới thì đường biên giới đi chính giữa cầu.

Sau khi Hiệp ước 1985 có hiệu lực, hai bên đã tiến hành phân giới được hơn 200 km trong tổng số 1.137 km đường biên giới và cắm được 72 mốc giới trong tổng số 322 mốc dự kiến. Nhưng năm 1989 do những lý do nội bộ Campuchia nên việc phân rời cắm mốc phải tạm dừng.

Phải tới ngày mùng 1/6/1998, nhân dịp chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, thủ tướng Thứ nhất Chính phủ Hoàng gia Campuchia là Ung Húk và Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Phan Văn Khải đã ký Tuyên bố chung Việt Nam – Campuchia trong đó có thỏa thuận về vấn đề biên giới.

Hai bên đã bày tỏ lòng mong muốn xây dựng được biên giới chung hòa, bình hòa, hữu nghị và hợp tác. Hai bên khẳng định tiếp tục tôn trọng các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới trên biển và trên bộ mà hai bên đã ký trong những năm 1982-1983 và 1985 và nhất trí tiến hành các cuộc họp giữa hai bên để tiếp tục giải quyết các vấn đề tồn tại giữa biên giới hai nước.

Giai đoạn từ năm 1999 đến nay

Thực hiện Tuyên bố chung Việt Nam – Campuchia ngày mùng 1/6/1998, từ năm 1999 đến 2011 Việt Nam và Campuchia đã chính thức nối lại các cuộc đàm phán về biên giới. Nhưng đến đầu năm 2002, đàm phán với biên giới giữa ra hai nước lại tạm thời bị gián đoạn do phía Campuchia tập trung chuẩn bị cho tổng tuyển cử.

Từ tháng 3 đến tháng 9/2005, Việt Nam và Campuchia đối lại đàm phán cấp Ủy ban Liên hợp Biên giới hai nước và thống nhất về nội dung của Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định năm 1985. Ngày mùng 10/10/2005 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia là Hun Sen và Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Phan Văn Khải đã ký Hiệp ước giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985, gọi tắt là Hiệp ước bổ sung năm 2005.

Hiệp ước đã được phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày mùng 6/12/2005. Hiệp ước bổ sung năm 2005 khẳng định giá trị của Hiệp ước năm 1985 coi Hiệp ước này chỉ là Hiệp ước bổ sung của Hiệp ước năm 1985. Điều 3 mục 4 và Điều 4 mục 1 khẳng định quyết tâm của hai bên là sớm kết thúc tiến trình phân giới và cả mốc và quy định hai bên thông qua Kế hoạch tổng thể về phân giới cắm mốc trước cuối năm 2005.

Hai bên thống nhất áp dụng các nguyên tắc và thực tiễn quốc tế về biên giới theo sông suối để hoạch định đường biên giới sông suối trên toàn tuyến biên giới đất liền ra hai nước. Đối với những đoạn sông suối biên giới và tàu thuyền không qua lại được thì đường biên giới đi theo trung tuyến của dòng chảy chính, đối với những đoạn sông suối biên giới tàu thuyền qua lại được thì đường biên giới đi theo trung tuyến của luồng chính tàu thuyền qua lại được.

Để bảo vệ quyền lợi và sự ổn định của nhân dân hai bên bờ sông, tránh các thay đổi lớn nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long thì hai bên đã thống nhất ghi vào hiệp ước bổ sung, trong trường hợp nảy sinh khó khăn trong việc áp dụng các quy định trên, hai bên sẽ trao đổi hữu nghị nhằm tìm ra một giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được.

Hai bên đồng ý giải quyết 6 điểm mới thỏa thuận tạm thời trong Hiệp ước năm 1985- tức là các khu vực bỏ trắng. Chẳng hạn như khu vực rừng rậm, khu vực đồi cao không thể hiện địa hình, tiếp viên không khớp trên bản đồ Bonne đính kèm Hiệp ước năm 1985, khu vực không có dân sinh sống ở hai bên đường biên giới.

Sau khi khảo sát thực địa, hai bên đã thống nhất điều chỉnh biên giới trong các khu vực này căn cứ vào các yếu tố địa hình. Hiệp ước bổ sung năm 2005 đã đáp ứng một quan tâm cũng như là lợi ích chung của hai bên. Tiếp tục nâng cao quan hệ Việt Nam – Campuchia lên một tầm cao mới, thể hiện phương châm láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài.

Hiệp ước đã mở đường cho quá trình phân giới cắm mốc tiến tới có một đường biên giới ổn định lâu dài và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Quá trình phân giới cắm mốc trên biên giới Việt Nam – Campuchia

Theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 thì đường biên giới đi qua địa bàn các tỉnh biên giới phía Nam Việt Nam, cụ thể như sau:

– Tỉnh Kon Tum tiếp giáp với tỉnh Ratanakiri, đường biên giới dài khoảng 95 km, được giao cắm tổng số 29 cột mốc chính tại 24 vị trí mốc. Từ cột mốc số 1 đến cột mốc số 24.

– Tỉnh Gia Lai tiếp giáp với tỉnh Ratanakiri, đường biên giới dài khoảng 90 km, được giao cắm tổng số 20 cột mốc chính tại 16 vị trí mốc. Từ cột mốc số 25 đến cột mốc số 40.

– Tỉnh Đắk Lắk tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, đường biên giới dài khoảng 73 km, được giao cắm tổng số 11 cột mốc chính tại 7 vị trí mốc. Từ cột mốc số 41 đến cột mốc số 47.

– Tỉnh Đắk Nông tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, đường biên giới dài khoảng 120 km, được giao cắm tổng số 24 cột mốc chính tại 13 vị trí mốc. Từ cột mốc số 48 đến cột số 60.

– Tỉnh Bình Phước tiếp giáp với 3 tỉnh của Campuchia là Mondulkiri, Kratie và Tboung Khmum, đường biên giới dài khoảng 210 km được giao cắm tổng số 29 cột mốc chính tại 19 vị trí mốc.Từ cột mốc số 61 đến cột số 79.

– Tỉnh Tây Ninh tiếp giáp với 3 tỉnh của Campuchia là Tboung Khmum, Prey Veng và Svay Rieng, đường biên giới dài khoảng 220 km được giao cắm tổng số 108 cột mốc chính tại 100 vị trí mốc. Từ cột mốc số 80 đến cột mốc số 179.

– Tỉnh Long An tiếp giáp với tỉnh Svay Rieng, đường biên giới dài 136 km được giao cắm tổng số 57 cột mốc chính tại 71 vị trí mốc. Từ cột mốc số 180 đến cột 230.

– Tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp với tỉnh Prey Veng, đường biên giới dài 49 km được giao cắm tổng số 16 cột chính tại 10 vị trí mốc. Từ cột mốc số 231 đến cột mốc số 240.

– Tỉnh An Giang tiếp giáp với 2 tỉnh của Campuchia là Kandal và Takeo đường biên giới dài khoảng 96 km được giao cắm tổng số 49 cột mốc chính tại 46 vị trí mốc. Từ cột mốc số 241 đến cột mốc số 286.

– Tỉnh Kiên Giang tiếp giáp với 2 tỉnh của Campuchia là Takeo và Kampot đường biên giới dài khoảng 48 km được giao cắm tổng số 28 cột mốc chính tại 28 vị trí mốc. Từ cột mốc số 287 đến cột mốc số 314.

Ngoài những cột mốc chính hai bên thống nhất bổ sung thêm 1.512 cuộn mốc phụ được cắm tại 1069 vị trí dọc theo biên giới và 221 cọc giấu được cắm tại 221 vị trí để làm rõ hơn hướng đi của đường biên giới trên thực địa tạo điều kiện cho người dân biên giới, cũng như lực lượng chức năng của hai bên dễ nhận biết và dễ quản lý đường biên giới cũng như mốc giới.

Cùng với đó là hai bên đã thỏa thuận mở một loạt các Cửa khẩu quốc tế, Cửa khẩu chính và Cửa khẩu phụ, cả trên đường bộ và trên đường sông để đảm bảo hoạt động giao thương giữa hai nước và các quốc gia lân cận.

Quá trình phân giới cắm mốc trên biên giới Việt Nam – Campuchia

Căn cứ Hiệp ước hoạch định năm 1985 và Hiệp ước bổ sung cùng bản đồ đính kèm Hiệp ước hoạch định năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 xác định trên thực địa hướng đi của đường biên giới, từ điểm ngã ba biên giới giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Campuchia và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đến điểm mút đường biên giới trên bờ biển tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang Việt Nam và Kampot Campuchia.

Trong đó, cột mốc ngã ba Đông Dương là giao điểm biên giới giữa ba nước là Việt Nam, Lào, Campuchia, cột mốc có hình trụ tam giác làm bằng đá hoa cương quanh ba mặt là quốc huy và tên của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, được xây dựng vào năm 2007 trên đỉnh núi cao 1.086 m so với mặt nước biển. Ở phía Việt Nam, cột mốc này tọa lạc ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Cho đến nay, hai nước đã hoàn thành khoảng 84% công việc phân giới cắm mốc trong đó đã xác định và xây dựng được 315 trên tổng số 371 cột mốc chính. Cột mốc đầu nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia, còn cột mốc 314 là cột mốc cuối cùng trên đường biên giới đất liền nằm cách Vịnh Thái Lan khoảng 160m.

10/10 cửa khẩu quốc tế có cột mốc đại gắn quốc huy, còn các cửa khẩu chính nơi biên giới có đường giao thông lớn qua lại khu vực biên giới đông dân cư thì đều có các mốc đơn cỡ trung, ngoài ra hai nước còn xây dựng được 1.511 trên tổng số 1.512 cột mốc phụ và 221 cọc giấu bổ sung giữa các cột mốc chính, ở những nơi đã phân giới xong để làm rõ thêm hướng đi của đường biên giới theo yêu cầu của phía Campuchia.

Nhìn chung, đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia đi qua hai dạng địa hình đặc trưng là rừng núi và đồng bằng. Trong tổng số 1.137 km có tới 500 km đường biên giới là đi theo sông suối và có nhiều điểm giao cắt chuyển hướng hợp lưu do các đặc điểm chuẩn bị địa hình và khí tượng thủy văn cho nên hệ thống cột mốc ở biên giới Việt Nam – Campuchia rất đa dạng và gần như đầy đủ các loại hình cột mốc.

Việc phân loại cột mốc biên giới Việt Nam – Campuchia cũng khá giống với việc phân loại hệ thống cột mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc, được chia làm 3 loại là mốc đơn, mốc đôi và mốc 3. Mốc đơn là dạng mốc biên giới ở vị trí có một cột mốc được cắm trên chính tâm, đây cũng là vị trí chính xác của đường biên giới quốc gia, mốc đơn sẽ được chia làm hai theo chiều dọc đường biên giới chạy ở giữa, một bên thuộc Việt Nam còn bên còn lại thuộc Campuchia.

Mốc đơn được chia ra thành nhiều biến thể khác nhau. Trong đó mốc đơn cỡ đại thường được cắm ở Cửa khẩu quốc tế với chất liệu bằng đá hoa cương, ở mỗi mặt thường được gắn quốc huy, quốc hiệu của hai nước, số mốc và số hiệu mốc. Trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia hiện mốc đại đã được cắm ở cả 10/10 Cửa khẩu quốc tế. Điển hình là mốc 275 ở Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên tỉnh An Giang với đỉnh nhọn phía dưới hai mặt có Quốc Huy hai nước, quốc hiệu hai nước, số hiệu mốc và năm Cắm mốc

Còn mốc đơn cỡ trung cũng có chất liệu bằng đá hoa cương giống mốc đại nhưng kích thước nhỏ hơn và không có quốc huy ở trên thân mốc. Ví dụ như cột mốc 138 tại Tây Ninh, hình dáng khá giống mốc đơn cỡ đại với đỉnh nhọn nhưng phía dưới chỉ có quốc hiệu, số hiệu mốc, năm cắm mốc và không có quốc huy.

Do đặc điểm khí hậu nên vùng đồng bằng sông Cửu Long thường có mùa nước nổi. Do vậy khi xây dựng cột mốc ở các tỉnh thuộc khu vực này phải tính toán sao cho cột mốc đó không bị ngập bởi nước lũ. Từ đó, mốc đơn vượt lũ đã ra đời. Về cơ bản nó vẫn là mốc đơn cỡ trung, tuy nhiên có phần chân đế được xây cao tùy theo điều kiện thủy văn của từng vùng, chân đế có chiều cao khác nhau nhưng phải đảm bảo ngay cả khi ở đỉnh lũ cũng không làm ngập mốc.

Điển hình là cột mốc số 271, một mốc đơn cỡ trung vượt lũ điển hình thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang vào mùa khô, mốc giới như một tháp canh nơi biên giới. Còn vào mùa mưa khi nước lên thì cột mốc sẽ đóng vai trò là điểm đánh dấu ranh giới giữa hai quốc gia giữa biển nước mênh mông.

Do trong Hiệp ước bổ sung năm 2005 có điều khoản hai bên điều chỉnh đường biên giới đi vào giữa lòng sông suối để toàn bộ biên giới là sông suối chung của hai. Để giảm bớt khó khăn trong thi công và để đảm bảo giao thông đường thủy nên trên 500 km đường biên giới hai nước không cắm cột mốc giữa dòng sông suối và sẽ theo thông lệ quốc tế để xây dựng hệ thống cột mốc đôi.

Mốc đôi là dạng mốc được đặt đối xứng ở một vị trí trên bờ sông hoặc suối của hai bên với mốc đôi thông thường, cột mốc đặt ở nước nào thì sẽ ghi chữ nước đó. Trong các trường hợp đặc biệt như đường biên giới sông suối chuyển hướng lên bộ thì cũng đặt mốc đôi nhưng khi đó một trong hai cột mốc sẽ có vai trò là mốc đơn.

Để dễ hình dung thì chúng ta cùng tìm hiểu về mốc đôi 135 ở sông Vàm Cỏ Đông trên biên giới hai nước. Tại đây, đường biên giới đổi hướng từ sông đi vào bờ, đi qua cột mốc 135-1 bên phía Campuchia.

Vậy nên cột mốc 135-2 bên phía Việt Nam sẽ đóng vai trò là mốc đơn. Mặt nào quay về phía Việt Nam thì là chữ Việt Nam. Còn mặt nào quay về phía Campuchia thì là chữ của Campuchia.

Ở địa điểm khác khi đường biên giới đổi hướng lên bộ về phía bờ sông suối bên Campuchia thì cột mốc cắm bên bờ phía bạn sẽ có vai trò là mốc đơn và sông suối sau đó sẽ thuộc đội địa Việt Nam.

Hiện nay, trên sông suối biên giới giữa hai nước còn có các điểm Ủy ban Liên hiệp Phân giới cắm mốc đã thống nhất vị trí cắm mốc đôi, nhưng chưa thi công. Ví dụ mốc đôi 24.525 bên bờ sông Hậu thuộc huyện An Phú tỉnh An Giang, hiện vị trí cắm mốc chỉ được đánh dấu bằng cọc bê tông nhưng lại có giá trị pháp lý tương đương các mốc hoa cương.

Và cuối cùng là mốc 3, mốc 3 là dạng mốc đặt ở biên giới tại vị trí có 3 cột mốc được cắm gần nhau ở những nơi có địa hình phức tạp không cho phép cắm mốc đơn hay đôi. Mốc 3 thường được cắm ở ngã ba của sông suối biên giới, ví dụ như mốc 3 – 246 tại điểm đầu nguồn sông Hậu của tỉnh An Giang trong đó mốc 246-1 thuộc Việt Nam, mốc 246-2 và mốc 246-3 thuộc Campuchia. Tại đây đường biên giới đổi hướng chính là giao điểm của ba cột mốc cắm ở hai nước.

Hiện do hai nước chưa hoàn tất việc phân giới cắm mốc mới nên nhiều nơi vẫn được quản lý theo hiện trạng năm 1986, tức là chỉ dự án các cột bê tông làm cột mốc như đoạn biên giới quản lý theo hiện trạng này ở Vàm Trảng Châu tỉnh Tây Ninh. Tại đây có một cột mốc bê tông được xây dựng vào năm 1986; do chưa xây dựng cột mốc mới nên phần đất nào do Việt Nam sản xuất và canh tác trước đó thì Việt Nam vẫn được sản xuất và canh tác, ngược lại phía Campuchia cũng vậy. Khu vực nào giữ nguyên hiện trạng thì phải giữ nguyên hiện trạng không được phép có bất cứ hoạt động canh tác nào.

Đến năm 2019, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985, Hiệp ước bổ sung năm 2005 và Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia. Trong đó khoản 3 điều 3 quy định, Chính phủ tiếp tục đàm phán giải quyết vướng mắc của các đoạn biên giới còn lại nhằm sớm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia.

Như vậy sau khi hòa bình và ổn định, Việt Nam và Campuchia đã ký bảy văn bản bao gồm các Hiệp ước, Hiệp ước bổ sung, Tuyên bố chung về biên giới trên đất liền. Mặc dù cho đến nay công tác cắm mốc vẫn đang được tiến hành nhưng biên giới phía Tây Nam đã đi vào ổn định, góp phần đưa chủ trương biến biên giới thành thương giới và tạo thuận lợi cho phát triển giao lưu thương mại giữa hai nước.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới