Wednesday, November 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiAnh hợp tác với Mỹ để chế tạo tàu ngầm Dreadnough nhằm...

Anh hợp tác với Mỹ để chế tạo tàu ngầm Dreadnough nhằm ‘thay đổi cuộc chơi’

Tờ Business Insider đưa tin hải quân Anh đang hợp tác với Mỹ để chế tạo tàu ngầm Dreadnought mới, với kỳ vọng cung cấp cho London những năng lực tác chiến mạnh mẽ trên biển.

Năm 1906, hải quân Hoàng gia Anh đưa vào hoạt động HMS Dreadnought, loại thiết giáp hạm đã thay đổi cách thiết kế tàu chiến mặt nước và châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang hải quân.

Theo Trung tâm Hàng hải Quốc tế, được trang bị 5 tháp pháo mang 2 khẩu pháo 12 inch (30 cm) và các công nghệ mới như tuabin hơi nước và thiết bị điều khiển hỏa lực điện tử, HMS Dreadnought trở thành tiêu chuẩn cho các thiết giáp hạm tương lai.
Rất lâu sau khi “thời đại” của thiết giáp hạm kết thúc, Dreadnought vẫn là một cái tên khó quên. Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của hải quân Anh, phục vụ từ năm 1963 đến năm 1980, đã được đặt tên HMS Dreadnought.

Giờ đây, hơn 100 năm sau chiếc Dreadnought đầu tiên, 1 chiếc khác đang được chế tạo. Đây là chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo mới, một lần nữa sẽ mở ra kỷ nguyên tàu chiến mới cho Anh.
Răn đe trên biển

Lớp tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân mới của Anh, được đặt tên là SSBN, sẽ lấp đầy khoảng trống trong khả năng răn đe hạt nhân của nước này, theo trang Business Insider.

Các quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân đang sử dụng bộ 3 hệ thống phóng – từ mặt đất, từ trên không và từ biển – để đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân cũng như tồn tại sau một cuộc tấn công. Trong khi đó, Anh chủ yếu chỉ dựa vào tàu ngầm.

Hải quân Anh đã có ít nhất 1 chiếc SSBN tuần tra trong khuôn khổ Chiến dịch “Relentless”. Được bắt đầu từ năm 1969 và kéo dài đến nay, đây là hoạt động quân sự lâu nhất của nước này. Lực lượng SSBN hiện tại của Anh bao gồm 4 tàu ngầm lớp Vanguard, được chế tạo từ năm 1986 đến 1998.
Việc triển khai gần như liên tục trong nhiều thập niên đã gây thiệt hại cho các tàu này. Theo kế hoạch ban đầu, đội tàu chỉ phục vụ trong 25 năm. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên đáng kể. Tuổi thọ tổng thể của chúng hiện được dự kiến là 37 đến 38 năm.

Do đó, vào năm 2007, quốc hội Anh thông qua kế hoạch phát triển 4 SSBN mới để thay thế Vanguard. Sau nhiều năm thiết kế, chiếc Dreadnought đầu tiên đã được đóng vào năm 2016. Để đảm bảo việc chế tạo và bàn giao lớp tàu mới thành công và hiệu quả, Bộ Quốc phòng Anh đã thành lập Cơ quan Cung cấp Tàu ngầm vào năm 2017 để đóng vai trò điều hành và chịu trách nhiệm mua sắm, hỗ trợ tại chỗ cho các tài sản của hải quân.

1 năm sau, các công ty BAE Systems và Rolls Royce của Anh đã ký hợp đồng chế tạo Dreadnought và thành lập “liên minh Dreadnought”, một thỏa thuận thương mại đảm bảo liên lạc và hợp tác liên tục giữa các nhà sản xuất ‘Dreadnought’

Với chiều dài khoảng 500 feet (152 m) và lượng giãn nước 17.200 tấn, Dreadnought sẽ là tàu ngầm lớn nhất từng được Anh chế tạo. Mỗi tàu sẽ có tuổi thọ ít nhất là 30 năm.

Mỗi chiếc Dreadnought sẽ nhận được năng lượng từ PWR3, một lò phản ứng hạt nhân mới do Rolls-Royce chế tạo. Chúng cũng sẽ có bánh lái dạng chữ X và hệ truyền động điện tăng áp mới cung cấp năng lượng cho động cơ điện và có khả năng khiến chúng hoạt động êm hơn so với những người tiền nhiệm thuộc lớp Vanguard.

Cùng với các tính năng giảm tiếng ồn của hệ thống đẩy, các chiếc Dreadnought sẽ có thiết kế góc cạnh nhằm làm chệch hướng sóng sonar, khiến chúng khó bị phát hiện hơn. Hình ảnh mô phỏng chỉ ra rằng những chiếc Dreadnought cũng sẽ được thiết kế để hấp thụ sóng sonar và giảm tiếng ồn từ tàu ngầm.

Hải quân Anh cũng có kế hoạch trang bị cho các tàu ngầm Dreadnought cột quang điện tử, một sự thay đổi đáng kể về công nghệ quân sự. Những chiếc Dreadnought sẽ có 4 ống phóng ngư lôi 21 inch (53 cm) và mang ngư lôi hạng nặng Spearfish. Tuy nhiên, vũ khí chính của chúng sẽ là 12 tên lửa đạn đạo Trident II D5.

Các tên lửa sẽ được cất giữ và phóng từ khoang tên lửa chung (CMC). Đây là dự án quốc phòng giữa Mỹ và Anh bắt đầu vào năm 2008 nhằm tạo ra một hệ thống phóng chung cho tất cả các SSBN của Mỹ và Anh trong tương lai. Mỗi CMC chứa 4 silo tên lửa. Những chiếc Dreadnought sẽ được trang bị 3 CMC, trong khi các tàu lớp Columbia của hải quân Mỹ sẽ có 4 chiếc.

Ngoài dự án CMC, Anh cũng tham gia vào chương trình kéo dài tuổi thọ cho Trident II D5 của hải quân Mỹ, nhằm đảm bảo vũ khí sẽ trụ đến đầu những năm 2060. Chính phủ Anh trước đây đã chỉ ra rằng Tridents của nước này sẽ cần được thay thế vào khoảng năm 2040.

RELATED ARTICLES

Tin mới