Monday, November 18, 2024
Trang chủQuân sựCông nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam, từ thất bại đến...

Công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam, từ thất bại đến thành công

Công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam, chúng tôi tin chắc rằng ai nấy đều đang mong mỏi một dự án đóng tàu chiến cỡ lớn. là 2.000, thậm chí là 3.000 – 5.000 tấn, trang bị vũ khí tầm xa, có sức chiến đấu cao, đa năng.

Theo một người từng tham gia dự án thiết kế, chế tạo các tàu hộ tống tên lửa BPS-500 và tàu hộ vệ trên 2.000 tấn KBO-2000 cho Hải quân Nhân dân Việt Nam vào thập niên 1990-2000, Hải quân ta khi đó đã chương trình xây dựng lực lượng tàu chiến nội địa hùng mạnh vượt xa các nước Đông Nam Á bây giờ. Kế hoạch vạch ra khi đó sẽ là đóng 12 tàu hộ tống tên lửa BPS-500 và sử dụng khung gầm tàu PPH-500 tạo ra một phiên bản cho bên Cảnh sát biển, với tàu KBO-2000 dự định sẽ đóng 6 tàu hộ vệ gồm 4 tàu thuộc phiên bản do Nga thiết kế cỡ hơn 2.000 tấn và 2 tàu còn lại cỡ 3.500 tấn trang bị hệ thống phòng không tầm xa bảo vệ hạm đội.

Cuối thập niên 80, lực lượng Hải quân vừa thiếu vừa yếu lạc hậu về tàu chiến với 8 tàu tên lửa 200 tấn với tên lửa hành trình bắn xa 40km, 5 tàu hộ vệ chống ngầm PPia với vũ khí lạc hậu. Dựa vào tiềm lực công nghiệp quốc phòng bấy giờ, khả năng đáp ứng của nền kinh tế trong nước cũng như cân nhắc tình hình khu vực, quốc tế trong những năm đầu thập niên 90, các viện nghiên cứu chiến lược và chuyên ngành thuộc Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân đã đề xuất Chiến lược phát triển trang bị vũ khí khí tài Hải quân đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020. Trong đó, tập trung vào việc phát triển nội lực công nghiệp đóng tàu trong nước thông qua hoạt động tiếp thu, chuyển giao và từng bước làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự để tiến tới tự chủ tất cả các công đoạn thiết kế, đóng mới, sửa chữa, nâng cấp, cải hoán các loại tàu quân sự hiện đại phục vụ quốc phòng.

Trong khuôn khổ Chiến được phát triển trang bị vũ khí khí tài Hải quân được Bộ Quốc phòng phê duyệt. Viện Thiết kế Tàu Quân sự thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và kinh tế nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân được giao chuẩn bị Chương trình Đóng Tàu đến năm 2000, mã số chương trình DT2000. Với mục tiêu cụ thể là: Qua trung gian Tập đoàn Roscoveryone Export của Nga, đặt mua đề án thiết kế chi tiết các loại tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới được thiết kế phù hợp với quan điểm và địa bàn tác chiến biển đảo nước ta. Từ sự hỗ trợ các viện thiết kế tàu quân sự có uy tín của Nga, rồi tự đóng trong nước dưới sự cố vấn kỹ thuật của chuyên gia Nga. Năm 1997, Ban soạn thảo dự án chương trình DT2000 đã chọn sơ bộ bản vẽ tuyến hình và bố trí chung của một số mẫu tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ và cỡ lớn do các viện thiết kế tàu quân sự phía Nga cung cấp. Trong đó, Viện thiết kế Đề án Phương Bắc cung cấp hai mẫu:

Một là tàu tên lửa tấn công nhanh BPS-500 được thiết kế trên cơ sở tàu tuần tra biên phòng PS500 của Viện Đóng tàu Quân Bắc. Dự án này còn được ta gọi với mật danh Chương trình đóng tàu P. Con tàu cỡ 600 tấn đầy tải, dài 62m, trang bị 2 động cơ diesel, tốc độ 30 hải lý trên giờ. Sức chứa hành trình 30 ngày, thủy thủ đoàn 49 người. Tàu được đóng theo công nghệ module tiên tiến với bề mặt góc cạnh nhằm tăng khả năng tán xạ radar. Điểm này thì BPS-500 nghìn pro hơn đề án Molniya sau này. Điểm đặc biệt của tàu là không sử dụng chân vịt như truyền thống mà sử dụng hệ thống đẩy PAMZ cho khả năng vận hành tốt hơn ở vùng nước nông, khả năng cơ động cao hơn nhiều khi kết hợp với vòi phun chỉnh hướng và độ ồn khi vận hành giảm đáng kể so với chân vịt. Tàu được trang bị pháo hạm AK-176, hai bệ phóng KT-184 với 8 tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km), hai pháo phòng không cao tốc AK-630 và một giá phóng tên lửa bóp vai tầm thấp. Trên tàu được trang bị radar trinh sát đường không mặt nước Poritit-E có thể hỗ trợ dẫn bắn tên lửa Uran-E và radar điều khiển hỏa lực pháo MR-123 03.

Hai là, tàu hộ vệ tên lửa KBO-2000 hay còn gọi là Đề án 2100 do Viện thiết kế Đề án Phương Bắc thực hiện. Dự án này còn được ta gọi với mật danh Chương trình đóng tàu K. Tàu có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 104,8 m, rộng 13,6m, tốc độ tối đa 30 hải lý/h , tầm hoạt động 4.000 hải lý, dự trữ hành trình 30 ngày. Tàu được trang bị radar trinh sát đường không mặt nước Frigate-MA1, radar điều khiển pháo lực tên lửa MR-123 cùng các hệ thống thông tin liên lạc khác. Ngoài ra, có thể tàu cũng được trang bị hệ thống định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm địch. Về mặt hỏa lực, KBO-2000 trang bị pháo hải quân hạng nặng A-190E 100mm, 8 tên lửa hành trình chống tàu Uran-E, tổ hợp tên lửa phòng không Krinit, pháo phòng không AK-630 và ngư lôi chống tàu ngầm cỡ 400 ly. Bố cục tàu có nhiều nét đáng bàn. Theo đó, hai bệ phóng KT-184 của tên lửa Uran-E được đặt ngay sau tháp pháo phía trước thượng tầng, thay vì bố cục ở giữa thân tàu. Lối thiết kế này làm chúng tôi liên tưởng tới các tàu hộ tống tên lửa Kora của Ấn Độ. Trong khi đó, bệ phóng tên lửa phòng không Krinock phiên bản của tổ hợp phòng không lục quân Tunguska-M1 được bố trí 3 module gồm 24 ống phóng thẳng đứng đặt ngay trước sân đỗ trực thăng. So với tổ hợp Panasu sau này trên Gepard krinock có tầm tác chiến xa hơn một chút với cự ly tấn công 12km, độ cao tấn công 6000m. Nói chung, so với Gepard sau này, cấu hình có phần nhỉnh hơn một chút, ví dụ như dùng hải pháo lớn hơn, cũng như phòng không xa hơn, số lượng đạn nhiều hơn.

Còn nếu xét vào thời điểm cuối thập niên 90, đầu thập niên 2000, KBO-2000 xứng đáng thuộc nhóm tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất nhì khu vực, có lẽ chỉ đứng sau tàu hộ vệ Formic của Singapore. Do vậy, như chúng ta đã biết, lịch sử đã không gọi tên KBO-2000 khi viên gạch đầu tiên của đề án BPS-500 khiến Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Quốc phòng Việt Nam thất vọng. Các tài liệu từ Quân đội ghi nhận: trong khi Ban soạn thảo đang hoàn chỉnh dự án đóng mới tàu hộ vệ cỡ lớn, chương trình đóng tàu K để trình cấp thẩm quyền phê duyệt vào đầu năm 2000 thì xuất hiện nhiều thông tin bất lợi từ quá trình hoàn thành, thử nghiệm và nghiệm thu tàu hộ tên lửa Đề án BPS-500.

Bấy giờ, sau khi nghiệm thu hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế công nghệ tàu PPE-500. Đầu năm 1997, phía Việt Nam chính thức lựa chọn phương án mua vật tư vũ khí trang bị kỹ thuật Hải quân và chuyển giao công nghệ đóng tàu theo phương pháp môđun cho đề án thiết kế BPS-500 như sau: mua 2 bộ vũ khí trang bị kỹ thuật và máy tàu hoàn chỉnh cho hai tàu BPS-500, mua toàn bộ các môđun thân vỏ của chiếc tàu BPS-500 đầu tiên để mang về đấu đảo lắp ráp các tổng đoạn tại Xí nghiệp Liên hợp 3 (Ba Son) dưới sự giám sát của cố vấn kỹ thuật của chuyên gia Nga; mua module mũi và đuôi tàu của chiếc BPS-500 thứ hai, các mô đun còn lại của chiếc này được đóng trực tiếp tại Ba Son. Tháng 4/ 1997, xưởng đóng tàu Phương Bắc của Nga bắt đầu khởi công đóng các phân đoạn, tổng đoạn cho chiếc BPS-500 đầu tiên và tổng đoạn mũi, đuôi tàu cho chiếc thứ hai cùng với lô hai bộ vũ khí trang bị và máy tàu cho Việt Nam.

Sau khi nhận hàng, Ba Son đã hạ thủy chiếc BPS-500 đầu tiên vào ngày 24/6/1998, rồi lắp đặt hoàn chỉnh thiết bị, hiệu chỉnh vũ khí, khí tài. Tháng 10/ 2001, chiếc BPS-500 đầu tiên đạt được biên chế với phiên hiệu 381. Thế nhưng, chiếc đầu tiên mang phiên hiệu HQ 381 đã gặp nhiều trục trặc trong quá trình đóng cũng như không đáp ứng được các tiêu chí đồng bộ và vận hành trong giai đoạn thử nghiệm và kiểm định nghiệm thu vào nửa đầu năm 2001. Cụ thể là gì thì không được phép công bố, nhưng theo các lời đồn thì nguyên nhân chính nằm ở hệ thống đẩy PAMZ khiến chi phí đóng tàu quá cao, chế tạo phức tạp hơn, vận hành kém ổn định, hiệu suất kém khi chạy tải thấp. Không những vậy, thân tàu trông rất pro lại bị coi là chịu sóng gió không tốt. Các tổng kết sau này đánh giá sự thất bại của Chương trình đóng tàu P có nhiều nguyên nhân phát sinh từ việc lựa chọn đơn vị thiết kế phía Nga, từ hiệu quả của đơn vị tham mưu giám sát kiểm định chuyên ngành và kinh nghiệm tiếp thu chuyển giao công nghệ đóng tàu trong nước.

Hệ quả thất bại của Chương trình đóng tàu P kéo theo sự sụp đổ hoàn toàn của Chương trình đóng tàu K hay chính xác hơn là hủy bỏ hoàn toàn thiết kế tàu KBO-2000, ngay cả thân tàu BPS-500 thứ hai cũng không còn nghe tới nữa. Sự thất bại của tàu BPS-500 cũng khiến quá trình trang bị tàu chiến cỡ lớn cho Hải quân Việt Nam bị lùi hơn 10 năm. Quá là tiếc! Sau này, chúng ta đã thay thế dự án tàu P bằng tàu M hay chính là Đề án 12418 Molniya hiện nay với việc đặt đóng mới hai chiếc và chuyển giao công nghệ đóng loạt tàu M tại Ba Son. Về phần dự án đóng tàu K, cơ quan thẩm quyền đã tiến hành điều chỉnh và được phê duyệt lại vào năm 2003, bấy giờ là khởi nguồn của Chương trình đóng tàu hộ vệ tên lửa 11661E Gepard 3.9.

Nếu hai đề án P và K thành công, hệ thống tên lửa hành trình chống hạm vẫn là Kh-35 UranE. Số lượng 8 quả là vừa. Cái này hoàn toàn có cơ sở khi mà cả hai dự án tàu P và K ta đều chọn tên lửa UranE. Do đó, chúng ta có thể xác định rằng đây sẽ là loại tên lửa chủ lực của Hải quân. Và thực tế, đúng là kể cả dự án tàu P thất bại tới giai đoạn tàu M, chúng ta vẫn sử dụng tên lửa Uran.

Lúc đó, Nga chỉ có hai đề án tàu chiến trang bị S-300F bao gồm: tàu tuần dương 1164 Slava và tàu tuần dương nguyên tử 1144 Orlan. Ngoài ra, Nga đã xuất khẩu trường hợp S-300F cho đề án tàu khu trục 051C của Hải quân Trung Quốc, cùng lớn tới mức 6.500 tấn.

Qua đó, có thể thấy rằng về mặt kích cỡ, e rằng việc cố gắng nhồi S-300 lên khung thân tàu hộ vệ KBO là không khả thi. Thay vào đó, nếu dự án đi tới bước này, chúng tôi tin rằng tổ hợp 9K96 Redut là phương án tốt nhất. Mặc dù xét theo mốc thời gian được thiết kế từ đầu thập niên 90, nhưng mãi tới năm 2019, tổ hợp Redut mới vượt qua thử nghiệm cuối cùng. Hiện nay, chúng xuất hiện trên các tàu hộ vệ Đề án 22350. Tùy các loại đạn được sử dụng, phạm vi tác chiến của loại vũ khí này từ 10 đến 150 km. Nói chung, cũng không cần thiết bàn sâu lắm về cấu hình vũ khí làm gì khi mà dự án KBO-2000 chỉ dừng lại trên giấy.

Điều quan trọng mà chúng tôi muốn rút ra qua thông tin này đó là tham vọng to lớn của quân đội ta nói chung và Hải quân Việt Nam nói riêng. Càng đào sâu tìm hiểu mới thấy chúng ta muốn làm chủ mọi thứ ngay từ đầu. Tham vọng rất to lớn, hướng tới việc tự chủ hoàn toàn với một mục tiêu hết sức nghiêm túc. Chỉ có điều, đôi khi mọi việc không được như ý muốn và chúng ta buộc phải chuyển hướng. Không loại trừ khả năng các thất bại từ dự án tàu P khiến chúng ta phải thận trọng hơn trong quá trình tìm kiếm các dự án mới. Mà dự án Sigma 9814 là một ví dụ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới