Tuesday, January 7, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiNgoại trưởng TQ Vương Nghị và những phát biểu về biển Đông...

Ngoại trưởng TQ Vương Nghị và những phát biểu về biển Đông mới nhất

Hôm 11/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân xác nhận các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ông Vương Nghị tham dự cuộc họp Hiệp hội.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Vương Nghị, Chánh văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, kêu gọi các nước bên ngoài khu vực ngừng gửi tàu chiến và máy bay đến Biển Đông để đe dọa binh đao và kích động sự bất đồng từ các quốc gia trong khu vực để đạt được lợi ích địa chính trị của mình. Nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc bày tỏ hy vọng rằng các nước ngoài khu vực sẽ tôn trọng nỗ lực của Trung Quốc và ASEAN, đồng thời đóng vai trò tích cực trong việc duy trì ổn định khu vực chứ không phải là ngược lại “Không cần thiết phải gửi nhiều tàu và máy bay tiên tiến đến đây một lần nữa để gây hấn. Không nên kích động và lợi dụng sự bất đồng giữa các quốc gia trong khu vực để đạt được lợi ích địa chính trị của mình, càng không nên đưa ra chỉ thị ở đây mà không biết tình hình thực tế”. Vương Nghị nhấn mạnh.

Những lời của ông được Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố vào thứ Bảy. Ông nói thêm rằng Trung Quốc và ASEAN không cần “thầy dạy”, “Chúng ta có đầy đủ tự tin, trí tuệ và khả năng để cùng nhau giải quyết thỏa đáng vấn đề Biển Đông và biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác”.

Trong bài phát biểu mới đây về vấn đề Biển Đông, ông Vương Nghị Ngoại trưởng Trung Quốc không chỉ bóp méo sự thật mà còn đánh tráo khái niệm.

Bài phát biểu đề cập 4 nguyên tắc cần tôn trọng là: tôn trọng sự thật lịch sử, tôn trọng pháp luật quốc tế, tôn trọng sự đồng thuận để giải quyết vấn đề Biển Đông dựa trên cơ sở hòa bình, tôn trọng các nước trong khu vực để tránh bị bên ngoài can dự và gây rối. Thực tế, Việt Nam cũng như nhiều nước khác lâu nay đều luôn tôn trọng 4 nguyên tắc trên, nhưng Trung Quốc thì không. Cụ thể, như về tôn trọng luật pháp quốc tế, bài phát biểu của ông Vương tự cho rằng theo luật pháp quốc tế, Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa cách Trung Quốc tự đặt ra để gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và đương nhiên là có các quyền cũng như là lợi ích biển tương ứng. Điều này không trái với các quy định của Công ước Liên hợp quốc về luật biển được thông qua sau này. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.

Năm 2016, Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Haye đã đưa ra phán quyết bác bỏ chủ quyền “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tuyên bố ở Biển Đông. Tòa phân xử khi đó được thành lập dựa theo các thủ tục đề ra tại phụ lục 7 của Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về luật biển. Chính vì thế mà phán quyết vừa nêu được nhiều nước thừa nhận như một căn cứ pháp lý quốc tế. Thế nhưng, Trung Quốc từ sớm đã không tham gia vào việc phân xử; từ năm 2016 đến nay không chấp nhận phán quyết. Không những vậy, Trung Quốc còn liên tục tiến hành tự xây dựng phi pháp các hạ tầng, đặc biệt là cơ sở quân sự như nhà chứa máy bay, đường băng trên các bãi Vành Khăn, Ruby và Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa mà nước này đang chiếm đóng trái phép; triển khai các hệ thống radar, tên lửa, chiến đấu cơ các loại đến các thực thể trên. Trung Quốc còn tiến đến tìm cách kiểm soát Biển Đông bằng cách ban hành Luật Hải Cảnh mới cho phép lực lượng hải cảnh nước này được quyền nổ súng nhắm vào tàu nước ngoài các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với ý bao hàm cả Biển Đông. Tất cả hành vi này đều đi ngược lại điều mà ông Vương Nghị phát biểu là tôn trọng luật pháp quốc tế.

Hành vi của Trung Quốc gây nhiều quan ngại đã khiến cộng đồng quốc tế phải lên tiếng phản đối Mỹ, Anh, Pháp, Đức cùng một số nước đã đệ trình văn bản lên Liên hợp quốc để phản đối tuyên bố chủ quyền cũng như là hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cũng trong bài phát biểu, chủ đề tôn trọng thứ tư mà ông Vương Nghị nêu rõ “Với nỗ lực chung của Trung Quốc và các nước ASEAN, Biển Đông nhìn chung đã duy trì được tình hình ổn định”, ông cho rằng một số quốc gia ngoài khu vực muốn gây rối nên đã cố tình phóng một số lượng lớn tàu chiến và tàu tối tân vào Biển Đông.

Đây là cách đổ vấy trách nhiệm như nhiều tờ báo, chuyên gia thân Bắc Kinh vẫn đang ngụy biện để nói về tình hình Biển Đông như trong những năm gần đây. Thực tế, chưa xét đến các yếu tố bên ngoài, nhiều năm qua, Bắc Kinh đã tiến hành hàng loạt các hành vi gây rối, đe dọa các bên ở Biển Đông, dẫn đến căng thẳng liên tục xảy ra. Chính tàu hải cảnh, tàu dân binh của Trung Quốc đã liên tục gây rối ở các khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam, liên tục đâm đụng thậm chí là đâm chìm tàu cá Việt Nam đang đánh bắt hợp pháp ở vùng biển thuộc chủ quyền của nước nhà. Trung Quốc còn điều động các tàu khảo sát, giàn khoan với sự tiền hô hậu ủng của nhiều tàu hải cảnh được vũ trang, đã nhiều lần xâm phạm các khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Điển hình là vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014 hay vụ tàu khảo sát Hải Dương năm 2019.

Quân đội Trung Quốc thời gian qua thường xuyên tổ chức tập trận phi pháp ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong đó, nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật với sự tham gia của lực lượng chiến hạm hùng hậu, bao gồm cả tàu sân bay, tàu đổ bộ cỡ lớn và còn nhiều lần có cả chiến đấu cơ tối tân. Ngoài ra, có cả các oanh tạc cơ có thể mang theo tên lửa chứa đầu đạn hạt nhân cũng tham gia tập trận. Năm ngoái, Bắc Kinh còn tổ chức bắn thử tên lửa đạn đạo Đông Phong 21 và Đông Phong 26 ra Biển Đông.

Những hành động đó của Trung Quốc đã gây bất ổn thật sự cho Biển Đông và nhiều lần khiến căng thẳng dâng cao.

Khi được hỏi liệu các nước khác có hành động đáp trả vì hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, ông Vương nói “Trung Quốc hoàn toàn có quyền làm những việc đó vì Trung Quốc cần bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình, vì ngày càng có nhiều áp lực với Trung Quốc, việc Trung Quốc tiến hành thêm nhiều biện pháp tự vệ là điều tự nhiên”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới