Tuesday, January 14, 2025
Trang chủQuân sựQuân đội Việt Nam mua tên lửa Bastion là đúng đắn

Quân đội Việt Nam mua tên lửa Bastion là đúng đắn

Trong bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến các bạn một câu chuyện liên quan tới các vấn đề hậu cần mua sắm vũ khí của quân đội ta. Mua sắm là một chuyện, mua đúng hay không, vũ khí đó khi ra chiến trường có thật sự hiệu quả hay không lại là chuyện khác. Cũng như sản phẩm được quảng cáo là tốt, hiện đại nhưng đến lúc khai thác sử dụng như thế nào trong điều kiện khí hậu nước ta, tình hình nước ta lại là vấn đề khác hoàn toàn. Do đó đi mua vũ khí không dễ. Có những chuyện chúng ta không được phép biết thôi chứ mua không dễ tí nào.

Dù nói thế này không phải là nhân văn nhưng thực sự các cuộc xung đột là cơ hội lớn để người ta đánh giá xem loại vũ khí đó có thực sự hiệu quả hay không. Đặc biệt là các loại vũ khí đắt tiền, vũ khí công nghệ cao. Mà gần đây nhất cuộc chiến Ukraine đang trở thành nơi thử nghiệm các loại vũ khí mới của cả hai bên, của cả Nga và thế giới phương Tây bao gồm Mỹ, Anh, Pháp và nhiều quốc gia khác. Thông qua đó chúng ta thấy được uy lực ghê gớm của các loại vũ khí hai bên. Trong khi quân đội các nước thấy được tính hiệu quả của vũ khí mà họ đã chọn.

Mới đây lực lượng vũ trang Ukraine đã thừa nhận sự hiệu quả tuyệt vời của tổ hợp tên lửa hành trình P-800 Oniks của Nga một cách tâm phục khẩu phục. Ukraine hôm 20/07 tuyên bố rằng họ đã bắn rơi 18 trong tổng số 38 vũ khí của Nga tập kích các tỉnh miền Nam của nước này, bao gồm 5 tên lửa hành trình Kalibr và 13 máy bay không người lái tự sát. Tuy nhiên quân đội Ukraine không chặn được mục tiêu nào trong 7 tên lửa siêu thanh P-800 Oniks và 4 quả đạn KH-22 được Matxcơva sử dụng trong đòn tấn công. Một ngày trước đó, lực lượng phòng không Ukraine cũng để lọt 6 quả đạn Oniks và 8 tên lửa KH-22 trong đợt tập kích nhắm vào tỉnh Odessa miền Nam.

Giải thích về vấn đề này, ông Yuriy Anatoliyevich, phát ngôn viên Không quân Ukraine nói rằng: “Oniks có tốc độ gấp 2,6 âm thanh, tương đương 3.200 km/giờ. Các quả đạn thường bay ở độ cao lớn trong suốt hành trình để tiết kiệm nhiên liệu. Khi tiếp cận mục tiêu, nó sẽ hạ độ cao chỉ còn 10 đến 15m so với mặt biển. Điều này khiến hệ thống phòng không rất khó phát hiện và tiêu diệt Oniks. Đại tá Anat thừa nhận: “Các hệ thống phòng không cho biên chế Ukraine hiện nay gần như không thể đánh chặn tên lửa Oniks. Chúng tôi chỉ có thể tác động đến chúng bằng các biện pháp tác chiến điện tử. Đó là lý do một số tên lửa không đến được mục tiêu”, ông nói.

Được biết Nga triển khai các tên lửa P-800 Oniks bằng hệ thống tên lửa K-300P Bastion-P nằm ở bán đảo Crime.

Mặc dù được thiết kế như một tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu mặt nước nhưng ngay từ đầu cuộc chiến, người Nga đã chứng minh sự hiệu quả của Oniks đối với mục tiêu mặt đất, chứng minh được sự đa năng của Oniks. Chỉ có điều, đây là lần đầu tiên người Ukraina lên tiếng thừa nhận tính hiệu quả của loại tên lửa này trước hệ thống phòng không của họ vốn đã sở hữu các hệ thống phòng không Liên Xô kết hợp với vũ khí hiện đại của Tây Âu như Parriot, Sanpêt, Nasan,…. Có thể nói, lời nhận xét của đối thủ là bằng chứng tốt nhất để minh chứng cho sự hiệu quả của một hệ thống vũ khí.

Không còn nghi ngờ gì nữa, quyết định chọn mua hai tiểu đoàn tên lửa K-300P Bastion-P của Việt Nam hồi đầu thập niên 2000 là hoàn toàn đúng đắn. Mặc dù bằng chứng về sự hiệu quả của K300P vừa rồi là đối với mục tiêu đối đất, nhiệm vụ số 2 của K300. Nhưng điều quan trọng, việc hệ thống phòng không Ukraine không thể phát hiện được loại đạn tên lửa Oniks có thể hiểu là đồng nghĩa với hệ thống phòng thủ chiến hạm cũng khó lòng bắt bám Oniks. Tại sao lại có thể nói như vậy? Ukraina làm gì có tàu chiến phòng không hiện tại.

Thực ra ở điểm này, chúng tôi muốn liên hệ nhiều hơn tới câu chuyện của Hải quân Việt Nam.

Hải quân Trung Quốc hiện nay hầu như đều sử dụng các phiên bản chiến hạm của tổ hợp phòng không Lục quân như kiểu HQ16 và HHQ9. Loại HQ16 thường trang bị cho tàu hộ vệ kiểu 054A trong khi HHQ9 xuất hiện trên tàu khu trục kiểu 052C/052D và 055.

Vấn đề là HQ16 thực ra là một phương án cải tiến sâu trên cơ sở tham khảo hệ thống và đạn dược của tên lửa phòng không tầm trung 9K37 Buk của Nga. Theo một số nguồn tin, việc phát triển HQ16 có sự tham gia của Nga vào cuối thập niên 2010. Mặc dù hình dạng bệ phóng và các thành phần khí tài có sự khác biệt nhưng không phủ nhận rằng đạn HQ16 khá giống đạn 9M38 của tên lửa Book. Trong khi HHQ9 là phiên bản Hải quân của tổ hợp phòng không HQ 9 mà Trung Quốc phát triển với sự tham khảo từ cả tên lửa Patriot của Mỹ và F-300PMU của Nga. Nói không quá, thành phần tác chiến của HQ 9 hệt như F-300PMU. Còn HHQ9 giống như phiên bản trên hạm của S-300 được định danh là F300F. Mặc dù thiết kế bố cục của chúng khác nhau.

Trở lại Ukraine, bên cạnh số lượng ít tên lửa của phương Tây hiện nay chiếm số đông trong lực lượng phòng không của họ chủ yếu vẫn là các hệ thống thời Liên Xô như 9K37 Buk và S-300B PS. Ukraine công nhận Oniks vượt qua hệ thống phòng không của họ thì Yakhont cũng có thể làm điều tương tự với các chiến hạm của Trung Quốc.

Các hệ thống phòng không trên bộ của Trung Quốc hiện nay chủ lực vẫn là HQ-16 tầm trung và HQ-9 ở tầm cao. Ngoài ra còn có một số hệ thống phòng không khác như S-300 PMU, S-400 nhưng số lượng là ít so với bầu trời quá sức rộng lớn của Trung Quốc.

Chúng tôi xin phép giới thiệu lại tham số của tổ hợp K-300P Bastion-P cho những ai có nhu cầu được biết thêm. Theo các tài liệu được công khai, tổ hợp tên lửa BK-300P Bastion-P được thiết kế để tiêu diệt các tàu chiến mặt nước, bao gồm: nhóm tàu sân bay, tàu hộ tống, tàu đổ bộ. Một tổ hợp tương đương với biên chế cấp tiểu đoàn có thể bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km trước các hoạt động xâm nhập của kẻ thù. Thời gian đưa tổ hợp vào trạng thái chiến đấu từ hành quân chỉ mất 5 phút.

Một tiểu đoàn Bastion-P bao gồm hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Oniks hoặc nhà kho trong container (tối đa 24 quả đạn trong một tổ hợp chiến), xe phóng tự hành SPM K340P với kíp lái 3 người (mỗi xe được lắp sẵn 2 đạn), xe chỉ huy MBU K380P với kíp chiến đấu 4 người, khí tài giao tiếp thông tin và kỹ thuật giữa tiểu đoàn với sở chỉ huy, hệ thống kiểm soát chiến đấu tự động với kíp chiến đấu 5 người bao gồm 1-2 xe một tiểu đoàn, tổ hợp radar tự hành vượt đường chân trời Bris B, tổ hợp cơ sở bảo trì cơ động tại KUSTO, xe vận tải bốc xếp KM342P, xe hỗ trợ chiến đấu , tổ hợp huấn luyện kíp chiến đấu và tổ hợp chỉ thị mục tiêu hỗ trợ bằng trực thăng. Trong đó, tên lửa là Yakhont có chiều dài tổng thể 8,9m, đường kính thân 720 mili, nặng 3,9 tấn với tờ khởi tốc, sải cánh 1,7m. Tên lửa được trang bị 2 hệ thống động cơ. Một là tầng khởi tốc với thuốc phóng rắn đưa đạn rời khỏi bệ phóng. Khi đã ở độ cao ổn định, tên lửa tách tầng khởi tốc chóp nón bịt đầu đạn, bật ra khỏi đầu mũi. Lúc này, động cơ hành trình phản lực tĩnh siêu âm lực đẩy 4 tấn sử dụng nhiên liệu dầu hỏa T6 được kích hoạt đưa tên lửa tới mục tiêu với vận tốc tối đa đạt được là Mach 2,6, tương đương với 3.182 km/h. Trong hành trình bay, tên lửa bay trên độ cao lên tới 14.000m. Ở pha cuối, hạ độ cao xuống cách mặt nước, mặt đất chỉ 10-15m. Lúc đó tốc độ của đạn vẫn đạt vận tốc siêu âm. Tầm bắn của Oniks là 600km trong phiên bản xuất khẩu Yakhont, đạt 300km với quỹ đạo kết hợp cao-thấp, hỗn hợp. Có thể hiểu nôm na ở pha đầu và pha giữa đạn sẽ bay ở độ cao vài nghìn tới 14.000 m, ở pha cuối mới hạ độ cao. Nếu bay quỹ đạo thấp-thấp liên tục do lực cản của không khí kết hợp với vận tốc siêu âm, tầm bắn giảm xuống 120km nhưng lúc đó rất khó đánh chặn vì tên lửa bay quá thấp, tốc độ lại rất cao.

Hệ thống điều khiển tên lửa bao gồm 2 phần: một là hệ thống máy đo quán tính trên suốt hành trình bay; hai là pha cuối trên đạn được trang bị đầu dò xung chủ động, thụ động có thể phát hiện mục tiêu ở chế độ chủ động không nhỏ hơn 50 km, góc tìm mục tiêu cộng trừ 45 độ, có khả năng kháng nhiễu chủ động. Thời gian làm việc không quá 2 phút, khối lượng 85 kg.

Đối với nhiệm vụ tấn công mặt đất, tuy đầu dò radar chủ động của loại tên lửa không được tối ưu nhưng đạn tên lửa có thể sử dụng hệ thống định vị vệ tinh cho các mục tiêu cố định trên bản đồ hoặc dùng radar để bám bắt mục tiêu có độ tương phản cao so với môi trường xung quanh. Một cách khác cho các loại tên lửa đa vai trò là sử dụng hệ thống định vị quán tính để xác định mục tiêu mặt đất Yakhunt và Oniks được đánh giá là có ưu điểm lớn bao gồm: Tầm bắn vượt quá Đường chân trời; hoàn toàn tự chủ bắn vào quỹ đạo linh hoạt: thấp-thấp, cao-thấp, hỗn hợp cho từng loại nhiệm vụ; ứng dụng hiệu quả trong điều kiện áp dụng các biện pháp đối phó điện tử.

Ngoài phiên bản triển khai trên bờ thực tế là Yakhont có thể trang bị cho cả tàu chiến và tiêm kích. Trong khi phiên bản không đối hải được gọi là KH-61 đạt tầm bắn tối đa 300km, tốc độ Mach 2,6. Dù trọng lượng cắt giảm chỉ còn 2,55 tấn, nhà thiết kế cho biết tiêm kích MiG-29 có thể mang tới hai tên lửa loại này. Trong khi loại Sukhoi Su-33 mang được 3 quả KH-61. Su-33 cơ bản là dùng chung khung thân với đời Su-27/30. Do đó lý thuyết thì Su-30MK2 có thể mang tới 3 quả loại này. Tuy nhiên không rõ lý do vì sao cả hai phiên bản này đều không quá phổ biến, ít nhất là trong Hải quân Nga. Cũng không loại trừ khả năng họ có những loại tên lửa khác để đảm nhiệm nên không cần thiết. Dù vậy năm 2016, phiên bản Oniks phóng từ tàu ngầm đã được trang bị cho các tàu ngầm tấn công đề án 885 Yasen. Tổ hợp tên lửa hành trình Brahamos của Ấn Độ hiện nay cơ bản là sử dụng thiết kế cơ sở từ P-800 Yakhont để cải tiến.

Từ thực tiễn chiến trường và việc phân tích tính năng kỹ thuật để chúng ta khẳng định rằng việc quân đội Việt Nam chọn mua tên lửa Bastion là đúng đắn.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới