Sunday, December 22, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiNền kinh tế lớn nhất EU ngày càng phụ thuộc vào mặt...

Nền kinh tế lớn nhất EU ngày càng phụ thuộc vào mặt hàng quan trọng của Nga

Dữ liệu của Đức – nền kinh tế lớn nhất EU – cho thấy sự phụ thuộc ngày càng tăng vào phân bón của Nga.

Đức tăng nhập khẩu phân bón Nga.

Đức nhập khẩu phân bón Nga tăng hơn gấp 4 lần từ tháng 7.2022 đến tháng 6.2023.

Đức đã tăng cường nhập khẩu phân đạm từ Nga trong năm nông nghiệp vừa qua, bất chấp việc Berlin liên tục bày tỏ ý định tránh xa quốc gia bị trừng phạt – hãng tin Berliner Zeitung đưa tin, trích dẫn các tính toán dựa trên dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis).

Theo thống kê, lượng mua phân bón Nga của nông dân Đức đã tăng khoảng 334%, từ 38.500 nghìn tấn vào tháng 7.2022 lên 167.00 tấn tính đến tháng 6.2023. Chỉ riêng nhập khẩu urê đã tăng 304% trong nửa đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết quả là tỉ trọng của Nga trong tổng lượng phân bón nhập khẩu của Đức đã tăng từ 5,6% lên gần 18%.

Sản lượng phân bón nội địa của Đức đang giảm dần trong bối cảnh giá khí đốt tăng cao, khiến chi phí sản xuất trở nên đắt đỏ hơn. Trong khi trong năm nông nghiệp 2021-2022, các công ty Đức sản xuất 37% tổng lượng tiêu thụ phân bón của cả nước, trong khi năm ngoái chỉ đáp ứng được 5%.

Phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng từ Nga, Đức là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do việc cắt giảm nguồn cung khí đốt Nga, vốn đã giảm đáng kể vào năm ngoái sau khi EU áp đặt lệnh trừng phạt Nga để đáp trả cuộc xung đột ở Ukraina.

Nhập khẩu từ các nguồn thay thế đã giúp Đức hạ giá năng lượng, nhưng chỉ ở một mức độ nào đó và theo dự báo gần đây, giá khí đốt có thể sẽ tiếp tục tăng cao cho đến ít nhất là năm 2027.

Martin May – phát ngôn viên của Hiệp hội Công nghiệp Nông nghiệp Đức, nói với Berliner Zeitung rằng, việc mua phân bón của Nga chỉ là một cách khác để nước này nhập khẩu khí đốt của Nga.

“Đối với Đức, năm ngoái là một nỗ lực lớn để độc lập khỏi nguồn cung khí đốt của Nga. Khí đốt và năng lượng chiếm 80-90% chi phí sản xuất phân bón. Điều đó có nghĩa là cuối cùng, phân bón nhập khẩu chẳng khác gì khí đốt tự nhiên giá rẻ của Nga ở giai đoạn giá trị gia tăng tiếp theo” – bà May nói.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới