Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ nói về ‘bàn tay vô hình’, Nga cho rằng đó là...

TQ nói về ‘bàn tay vô hình’, Nga cho rằng đó là câu nói “đùa”

Nga nói rằng Mỹ đang thúc đẩy cuộc xung đột ở Ukraine, cho rằng Ngoại trưởng Trung Quốc đùa khi nói đến “bàn tay vô hình”.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng cho biết, Mátxcơva đang chú ý đến kế hoạch hoà bình 12 điểm cho Ukraine mà Bắc Kinh nêu ra từ tháng trước.

Phát biểu được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương nói rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine có vẻ đang bị thúc đẩy bởi một “bàn tay vô hình”, khiến xung đột mở rộng và leo thang, để phục vụ “mục tiêu địa – chính trị nhất định”.

“Về điều này, chúng tôi có thể không đồng ý với Trung Quốc. Đây tất nhiên là một câu đùa. Bạn biết câu đùa là gì: Đây không phải một bàn tay vô hình, đây là bàn tay của Mỹ, của Washington”, ông Peskov nói với báo chí.

“Washington không muốn cuộc xung đột này kết thúc. Washington muốn và đang làm mọi thứ để tiếp tục cuộc xung đột này. Đây là bàn tay hữu hình”, ông Peskov nói thêm.

Mátxcơva nhiều lần cáo buộc Mỹ và các đồng minh dùng Ukraine để phát động chiến tranh chống Nga.

Nói về sáng kiến ngừng bắn mà Trung Quốc nêu ra tháng trước, ông Peskov cho biết Mátxcơva vẫn trao đổi với Bắc Kinh.

“Một quốc gia lớn mạnh và có quyền lực như Trung Quốc không thể không có tiếng nói của mình trong những vấn đề quan trọng của thế giới. Chúng tôi đang dành sự chú ý lớn đối với tất cả những ý tưởng được nghe từ các đồng nghiệp ở Bắc Kinh”, ông Peskov nói.

Trước đó, ông Tần Cương nói rằng Bắc Kinh phải thúc đẩy quan hệ với Mátxcơva khi thế giới trở nên hỗn loạn hơn.

Số liệu thương mại công bố ngày 7/3 là bằng chứng cho thấy quan hệ thương mại ngày càng phát triển giữa hai quốc gia láng giềng.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga tăng 19,8% trong 2 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu tăng tới 31,3%, khiến thâm hụt thương mại của Trung Quốc với Nga lên tới 3,6 tỷ USD trong tháng 1 và 2.

Kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Nga đạt mức kỷ lục trong năm 2022, khi Mátxcơva bị loại khỏi thị trường phương Tây và Bắc Kinh tranh thủ cơ hội mua dầu mỏ từ Nga với giá chiết khấu cao.

RELATED ARTICLES

Tin mới