Sunday, December 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao Mao Trạch Đông thực hiện Cách mạng văn hóa?

Tại sao Mao Trạch Đông thực hiện Cách mạng văn hóa?

Mao Trạch Đông, người lãnh tụ từng lãnh đạo lực lượng nông dân chiến thắng nội chiến Trung Quốc và thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông được coi như vị anh hùng của dân tộc, được mọi người tôn kính. Sau khi thống nhất đất nước, với tư cách người lãnh đạo cách mạng, ông ta có nhiệm vụ vực dậy Trung Quốc và đưa nó trở lại thời hoàng kim.

Nhưng những chính sách của ông để phát triển Trung Quốc không có hiệu quả. Không những thế, còn phản tác dụng. Đại nhảy vọt do Mao phát động đã trực tiếp gây ra nạn đói kinh hoàng nhất lịch sử loài người.

“Trung Quốc là một người khổng lồ đang ngủ. Hãy để nó ngủ, nếu không khi nó thức dậy, nó sẽ làm rung chuyển thế giới”.

Đó là câu nói của vị hoàng đế vĩ đại nước Pháp Napoleon Bonaparte khi nhìn lên bản đồ và chỉ vào Trung Quốc. Hơn 100 năm sau khi Napoleon nói điều đó, Trung Quốc vẫn đang ngủ. Chính quyền nhà Thanh lạc hậu, cổ hủ, bất lực nhìn các nước đế quốc đến và ăn chia miếng bánh Trung Quốc.

Người Trung Quốc quyết định rằng nhà Thanh đã không còn có thể lãnh đạo đất nước và người đàn ông này đã đứng lên và tổ chức một cuộc cách mạng lật đổ chính quyền của người Mãn Châu. Đó là vào những năm 1911, nhưng thay vì mở ra một chương mới tươi sáng trong lịch sử Trung Quốc, cuộc cách mạng lại chỉ kéo dài trường kỳ đen tối. Trung Quốc rơi vào tay các lực lượng quân phiệt và chỉ thống nhất lại lần nữa khi Tưởng Giới Thạch đứng ra dẹp bỏ những thế lực đó. Nhưng Tưởng Giới Thạch cũng không thể giữ được trạng thái đó lâu. Trung Quốc sớm rơi lại vào nội chiến và nhân vật chính của chúng ta bước vào câu chuyện.

Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Mao Trạch Đông dẫn dắt Đảng Cộng sản Trung Quốc chiến đấu với Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Cuộc nội chiến làm Trung Quốc lún sâu hơn nữa vào bùn lầy. Nhìn Trung Quốc đang bất ổn, Nhật Bản thấy giấc mơ xâm lược Trung Quốc cuối cùng cũng có thể thành sự thực.

Năm 1937, Mao và Tưởng nhận ra đây không phải là lúc đánh nhau, họ ngừng chiến và kề vai sát cánh đánh đuổi quân Nhật đi, 8 năm đẫm máu qua đi và Nhật Bản bị Trung Quốc và đồng minh đánh tan và phải về lại hòn đảo của mình. Mao và Tưởng tiếp tục lại cuộc chiến mà họ đang đánh dở, 4 năm sau, cuối cùng Trung Quốc mới được thống nhất và người chiến thắng là nhân vật chính của chúng ta, đánh dấu 100 năm ô nhục đã kết thúc, phía trước là bầu trời.

Nhưng Mao nhìn xung quanh, sau hàng chục năm chiến tranh, Trung Quốc chỉ là một đống đổ nát. Giới quý tộc Trung Quốc đã bỏ chạy theo Tưởng Giới Thạch sang Đài Loan, đem theo hầu hết tiền bạc. Các nhà máy, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề. Thời hoàng kim của Trung Quốc đã ở lại quá khứ rất xa. Mao nhìn ra các nước quanh mình, ai cũng đang đà phục hồi và phát triển. Vậy còn mình? Và còn lời hứa đưa Trung Quốc trở thành siêu cường lần nữa thì sao? Đó chính là lúc câu chuyện bắt đầu.

Năm 1957, Mao đến Liên Xô hội họp với lãnh tụ Khrushchev. Tại đây, ông ta bị mê hoặc bởi kế hoạch của Khrushchev để đưa Liên Xô vượt Mỹ về công nghiệp hóa trong 15 năm. Mao trở về nước và tự đặt cho Trung Quốc một mục tiêu tương tự. Kế hoạch của Mao là thay vì từ từ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như trước đó, để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu Mao sẽ tận dụng nguồn lực lớn nhất của Trung Quốc là “dân số”.

Người nông dân làm việc không ngừng nghỉ trên những cánh đồng trước đây được sở hữu bởi họ, giờ được quản lý bởi nhà nước với cái tên mới: Nhân dân Cộng xã. Hàng triệu người khác ở nhà, rèn những sản phẩm thép trong những lò luyện thép tự chế sau sân vườn. Trong khi đó, những công việc xây dựng cơ sở vật chất thường được thực hiện bởi máy móc ở các nước phương Tây thì được thực hiện hoàn toàn thủ công bởi sức người để tiết kiệm chi phí.

Người lao động làm đường để sản xuất nhiều hơn, tiêu thụ ít hơn. Tay không và gõ sẽ làm thay việc của những cỗ máy họ chưa có.

Không phương pháp nào có hiệu quả cả. Phương pháp canh tác lạc hậu khiến mùa màng thất bát, không đủ cung cấp cho người dân. Sau 100 năm quốc sĩ, người dân Trung Quốc đã quá cổ hủ và lạc hậu. Họ không thể rèn ra được những sản phẩm thép đủ chất lượng để phục vụ sản xuất, khi không có lương thực và công cụ sản xuất, sức vạn người cũng không thể bù đắp cho máy móc được nữa.

Để che giấu những sai lầm của Đại nhảy vọt, các chính quyền địa phương bắt đầu khai khống sản lượng nông nghiệp và công nghiệp lên Trung ương. Trung ương còn ảo tưởng rằng công cuộc của mình đang đi đúng hướng, hay cố tình lờ đi những thất bại. Dù vì lý do gì Mao vẫn tiếp tục giữ chỉ tiêu sản xuất ở mức cao phi lý và thậm chí còn đi khoe khoang về thành tích này. Trong khi đó, người dân trong nước thì chết dần, chết mòn vì đói.

Sau 4 năm, chính quyền Mao Trạch Đông cuối cùng cũng phải công khai thừa nhận sai lầm của Đại nhảy vọt và kết thúc nó vào năm 1962. Ước tính đã có từ 23 tới 55 triệu người chết đói vì là nạn nhân của nó. Mao phải chịu trách nhiệm cho sai lầm của mình. Ông buộc phải nhường chức Chủ tịch nước cho Lưu Thiếu Kỳ và rút lui dần khỏi các vai trò quan trọng trong Đảng. Giờ đây, Mao chỉ còn là biểu tượng về tinh thần và ý thức cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vậy là thời gian với Mao đã hết, nhưng đây vẫn chưa phải là kết thúc.

Trong khi Trung Quốc đang lục đục vì Đại Nhảy Vọt, ở Liên Xô một cuộc chuyển biến quan trọng cũng đang diễn ra. Josef Stalin, người Mao luôn nể trọng và thậm chí còn áp dụng tư tưởng Stalin lên nhà nước của mình đã qua đời. Không lâu sau, người kế vị Stalin là Khrushchev đã hạ bệ những tư tưởng của Stalin trong một cuộc cải cách mà chúng ta vẫn gọi là “Phi Stalin hóa”.

Không chỉ lật ngược và bài xích những tư tưởng của Stalin, Khrushchev còn loại bỏ sự sùng bái cá nhân đối với Stalin ở Liên Xô. Từ Trung Quốc, Mao nhìn thấy hết những điều này, ông bắt đầu lo sợ. Mao đã thống nhất được Trung Quốc, nhưng đó là chuyện từ hơn 10 năm trước. Thảm họa của Đại Nhảy Vọt khiến những người vốn tin tưởng vào ông, nhất là giai cấp nông dân, cũng bắt đầu quay lưng với Mao và tư tưởng của ông ta. Hơn cả thế, những người nắm quyền thay Mao như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và thậm chí cả Chu Ân Lai đều là những người theo chủ nghĩa thực dụng, đi ngược hoàn toàn với tư tưởng của Mao. Mao sợ rằng di sản của mình cũng sẽ bị xóa sạch như Stalin. Khrushchev thậm chí cũng bị hạ bệ ở Liên Xô vào năm 1964, Mao cảm thấy không ai có vùng an toàn nào. Đó là lúc Mao xắn tay áo lên và nghĩ đến lúc tạo nên một cuộc cách mạng mới rồi.

Mao Trạch Đông nổi tiếng là một người thích bơi, không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà còn để tuyên truyền cho lý tưởng của ông ta. Theo Mao, việc một vị lãnh tụ thường xuyên rèn luyện sức khỏe sẽ gạt bỏ được cái biệt danh “con bệnh của Châu Á” gán cho Trung Quốc trong 100 năm nhục nhã và khẳng định ông ta là một người luôn hành động thay vì chỉ nói, mười năm trước khi cuộc cách mạng bắt đầu, Mao từng bơi qua sông Trường Giang. Mười năm sau Mao lại một lần nữa xuống dòng sông Trường Giang. Năm 1966, ông lại một lần nữa hòa mình vào dòng nước để xóa đi hình ảnh một “con bệnh” cho chính mình.

Thất bại của Đại Nhảy Vọt khiến Mao phải rút lui khỏi các vị trí chủ chốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc và ít xuất hiện trước công chúng. Từ đây, đã có những tin đồn về việc sức khỏe Mao đang đi xuống trầm trọng hoặc thậm chí đã chết. Khi đến Trường Giang để bơi ông đã chụp những tấm ảnh: một là Mao đang hòa mình dưới dòng nước, hai là Mao đang vẫy tay về đám đông. Đằng sau là cây cầu bắc qua dòng sông Trường Giang. Cây cầu này từng bị nghĩ là không thể xây được.

“Các kỹ sư phương Tây bảo cây cầu này không xây được…Họ đã xây rồi”

Mao muốn đưa ra một thông điệp rằng ông vẫn còn đủ khỏe và sẵn sàng trở lại cho một cuộc cách mạng mới xoay quanh mình. Mao thông báo thực hiện Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản vào năm 1966, chỉ 2 tháng trước khi ra mặt và bơi qua Trường Giang. Mục tiêu cuộc cách mạng lần này là tiêu diệt những thành phần giai cấp tư sản đang len lỏi vào trong Đảng, nhưng thực tế chỉ là cách gọi hoa mỹ của một cuộc đại thanh trừng những thành phần chống đối tư tưởng của Mao.

Để làm được điều này, Mao xác định lực lượng chính cho cuộc đại cách mạng là giới trẻ, những người được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Mao nắm quyền lực tối cao và chỉ biết đến những gì mà Mao tuyên truyền. Thế hệ trẻ này được biết đến với cái tên Hồng Vệ binh. Họ đi khắp các thành phố, các địa phương, mang trên tay cuốn sổ nhỏ màu đỏ này, nơi ghi chép tất cả những tư tưởng của Mao mà họ xem như báu vật. Mao tổ chức một buổi tập trung trước Thiên An Môn với cả triệu Hồng Vệ binh tham gia.

Tại đây, Mao hô hào, động viên những người trẻ sùng bái mình hãy phá hủy toàn bộ những thứ mà ông nói là phản cách mạng, nhưng thực tế là các đối thủ của Mao. Mao cho phép Hồng Vệ binh được đi miễn phí tàu lửa, ngăn cảnh sát can thiệp các hành động của Hồng Vệ binh. Với sự che chở của Mao, những người trẻ này gây ra sự hỗn loạn và bạo lực khắp toàn quốc, mang theo mình nhiệm vụ phá tứ cự tiêu diệt 4 cái cũ: Tư tưởng, Văn hóa, Tập quán và phong tục.

Phá hủy những thứ họ cho là thuộc về Đế quốc phong kiến Trung Hoa Dân Quốc là thứ phản cách mạng bậc nhất. Họ phá hủy đền chùa, những di tích, di vật lịch sử; đổi tên đường phố; bất kỳ thứ gì liên quan đến những giá trị cũ. Hồng Vệ binh bắt giữ, tra tấn, làm nhục công khai bất cứ ai mà họ cho là đối địch với chủ nghĩa của Mao: từ giáo viên, trí thức và thậm chí cả những quan chức cấp cao của Trung Quốc. Hai người đàn ông này là hai trong số những người tiêu biểu nhất: Đảng Tiểu Bình bị lưu đày, còn Lưu Thiếu Kỳ tồi tệ hơn chết trong giam cầm và ô nhục. Tất cả đều viết lại lịch sử Trung Hoa với nhân vật trung tâm là Mao Trạch Đông.

Người dân Trung Quốc tôn Mao lên như một vị á thần, một vị thánh sống, một kiểu tôn thờ cá nhân chưa từng có ở lịch sử hiện đại. Mặc dù Hồng Vệ binh bị giải tán sau năm 1969 khi họ bắt đầu mất kiểm soát, Cách mạng Văn hóa được tin rằng vẫn còn tồn tại cho đến khi Mao qua đời vào năm 1976. Một thập kỷ đẫm máu, điêu tàn, loạn lạc với hàng triệu người chết cùng nỗi ám ảnh, nghi ngờ theo sau hàng thế hệ đã kết thúc cùng với hơi thở của Mao.. Sau khi Mao chết, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thừa nhận sai lầm của Cách mạng Văn hóa, nhưng Mao đã thành công.

Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo tối cao mới của Trung Quốc, người từng là đối tượng thanh trừng của Mao, đã không hạ bệ Mao như cách Khrushchev đã làm với Stalin. Đặng biết rằng những kẻ tôn sùng Mao vẫn còn rất nhiều; một cuộc “Phi Mao hoá” sẽ chỉ gây nên hỗn loạn một lần nữa, dù loại bỏ chủ nghĩa Mao, Đặng vẫn giữ nguyên di sản lịch sử của Mao. Ngày nay ở Trung Quốc các chân dung, tượng đài Mao Trạch Đông có thể tìm thấy ở những nơi trang trọng nhất ở khắp các địa phương.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới