Monday, January 27, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaBí quyết sống lâu của các lãnh đạo TQ

Bí quyết sống lâu của các lãnh đạo TQ

Từ thời Mao Trạch Đông, các quan chức lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu sống lâu khác thường, Mao sống đến 83 tuổi, Chu Ân Lai sống 78 tuổi, Chu Đức 90 tuổi. Khi ấy, tuổi thọ trung bình của người dân Trung Quốc chỉ quãng hơn 60 tuổi mà thôi. Vậy nên, nếu đem so với bách tính thiên hạ, các quan chức lãnh đạo quả là giống như “hạc đứng giữa bầy gà”.

Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc hiện nay hầu như ai cũng ít nhất sống gần 100 tuổi; Đặng Tiểu Bình sống đến 93 tuổi; Vạn Lý sống 99 tuổi; nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương ĐCSTQ Uông Đông Hưng sống 100 tuổi; nguyên Bí thư Ban Bí thư Đặng Lực Quần sống 100 tuổi; Nguyên Uỷ viên Quốc vụ Trương Cẩn Phu sống 101 tuổi; cựu Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Lữ Chính Thao và Lôi Khiết Quỳnh lần lượt sống đến 105 tuổi và 106 tuổi v.v…

Ví dụ gần đây nhất, ngày 30/11/2022, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân chết tại Thượng Hải do ung thư máu và suy đa tạng, dương thọ 96 tuổi.

Vì sao các lãnh đạo ĐCSTQ “thọ lâu”

Đãi ngộ đặc biệt

Ngày 20/6/2023, một cư dân mạng đã đăng một video nói rằng ông Phạm Tổ Tường 76 tuổi, cựu Bí thư Tòa án Cấp cao Thượng Hải, đã sống ở khu ICU phòng điều trị tích cực của Bệnh viện Thụy Kim Thượng Hải liền một mạch trong 4 năm, uớc tính rằng chi phí y tế rơi vào khoảng từ 10 đến 20 triệu nhân dân tệ. Bốn năm trước, ông Phạm bị nhồi máu não, cứu được tính mạng, nhưng về cơ bản ông này đã nằm liệt trên giường, không nói được, không ăn được, giống như người thực vật. Để kéo dài sự sống, người nhà ông Phạm đã để ông nằm lại ở ICU của Bệnh viện Thụy Kim Thượng Hải từ đó đến nay.

Vấn đề sẽ chẳng có gì nếu khoản tiền hàng chục triệu nhân dân tệ chi phí y tế là tiền gia đình ông Phạm tự chi trả. Thế nhưng, trong cộng đồng mạng Trung Quốc xì xầm rằng, nhiều khả năng chi phí điều trị y tế với nhiều loại thuốc nhập khẩu đắt tiền đều là đồng tiền của người đóng thuế.

ICU là nơi cứu mạng, không phải là nơi duy trì sự sống. Sự luân chuyển của nó rất nhanh, người dùng mạng Trung Quốc phân tích như vậy. Người thông thường vào ICU chỉ cần thoát được giai đoạn nguy hiểm thì phải chuyển qua hoặc chuyển viện. Có nhiều tiền cũng không thể nào ở liên tục tại đó được. Việc ở ICU một mạch 4 năm thế này không phù hợp với quy trình thông thường. Về cơ bản, không phải cứ có tiền là có thể làm được, phải là quan chức lãnh đạo mới có đãi ngộ này.

Chúng ta hãy xem xét một vài số liệu. Theo thông tin từ tạp chí Động Hướng tại Hồng Kông vào năm 2014, chi phí cho quan chức cấp cao nghỉ hưu của Trung Quốc lên đến hơn 67,5 tỷ nhân dân tệ. Riêng cán bộ cấp cao nghỉ hưu như Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Trưởng quốc vụ viện, Phó Chủ tịch Trung Quốc, chi tiêu công lên đến 326 triệu nhân dân tệ. Bình quân mỗi người 27,25 triệu nhân dân tệ. Các cán bộ khác cũng được nâng theo từng cấp bậc, khiến cho chi phí ngân sách biến thành con số khổng lồ. Như thế, tình huống nằm ICU 4 năm của ông Phạm không có gì khó lý giải. Mạng xã hội Trung Quốc cho rằng, làm như vậy cả 3 bên đều có lợi. Bệnh viện có thu nhập đáng kể và ổn định; người nhà bệnh nhân và bệnh nhân.

Như người nhà chẳng hạn, một số cư dân mạng nói rằng thân nhân ông Phạm làm thế là để có được tiền, bởi mỗi tháng, họ nhận được 10.000 đến 20.000 tệ tiền lương hưu cầm trên tay đúng ngày, trong khi tiền nằm viện và tiền thuốc không cần chi trả.

Quan chức cấp thứ trưởng trở lên có thể trú hàng tháng hàng năm trong bệnh viện chuyên khoa hoặc phòng bệnh dành cho cán bộ cấp cao để hưởng thụ điều trị y tế tỉ mỉ chu đáo, dùng những loại thuốc đắt tiền mỗi ngày để tiếp tục kéo dài mạng sống.

Năm 2013, truyền thông nhà nước đưa tin một cán bộ cấp tỉnh về hưu được chi tới 3 triệu nhân dân tệ cho một lần nằm viện. Phúc lợi đối với các quan chức cấp tỉnh, cấp bộ đã là như thế thì đãi ngộ đối với những nguyên lão cấp trên còn như thế nào chúng ta có thể tưởng tượng ra được.

Bí mật sau đặc quyền điều trị y tế.

Ngày 15/09/2019, trên WeChat Trung Quốc đã lan truyền rộng rãi một đoạn quảng cáo của Bệnh viện 301 Bắc Kinh. Trong đó, trọng điểm là tuyên truyền về cái gọi là “Công trình sức khỏe thủ trưởng 981” dành cho các lãnh đạo đảng. Tiết lộ mục tiêu kéo dài tuổi thọ của lãnh đạo lên đến 150 tuổi.

Vâng, bạn không nhầm, 150 tuổi, gấp đôi tuổi thọ trung bình hiện tại của người dân Trung Quốc.

Ngay ngày hôm sau, quảng cáo này đã bị chặn. Có lẽ vì chủ đề quá nhạy cảm hoặc vì con số quá chênh lệch so với tuổi thọ của người bình thường. Sau đó, dự án này không còn được tiến hành với nhiều sự phô trương.

Tuy vậy thì mọi người đều biết Bệnh viện Quân y 301 Bắc Kinh là căn cứ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe quan trọng của Trung ương nhiều năm qua phụ trách việc điều trị và bảo vệ sức khỏe của các lãnh đạo cấp cao.

Theo đoạn video quảng cáo mà một số kênh truyền thông quốc tế đã kịp lưu giữ, nội dung tiết lộ rằng “Công trình sức khỏe thủ trưởng 981” đã chính thức khởi động vào tháng 5/2015. Đồng thời, quảng cáo hệ thống chăm sóc điều trị này là số 1 trên thế giới, giúp bình quân tuổi thọ của lãnh đạo Trung Cộng phổ biến sẽ cao hơn so với bất kỳ lãnh đạo các nước phương Tây phát triển nào.

Công trình 981 tuyển chọn những chuyên gia đầu ngành và kỹ thuật y học tiên tiến nhất Trung Quốc. Trong đó, có 7 chuyên gia là người đứng đầu trong cơ quan trị bệnh và bảo vệ sức khỏe, 30 bác sĩ trưởng và hơn 170 chuyên gia hội chuẩn, thiết lập hơn 11 phòng khoa chống ung thư, kiểm soát bệnh mạn tính, khoa y học chống lão hóa… Tất cả nhằm hướng tới nhóm tinh anh xã hội và lãnh đạo để bảo vệ sức khỏe cho họ. Tài liệu cũng cho thấy dự án 981 bao gồm 3 công trình lớn: công trình Thúc đẩy khỏe mạnh, công trình Tái hiện Thanh xuân Bất lão và công trình Trường thọ 150 tuổi. Trong số này, công trình Trường thọ 150 tuổi có nội dung hoàn toàn tương tự với quảng cáo của Bệnh viện 301 Bắc Kinh.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới