Thursday, October 3, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNgười TQ “nằm vùng” tại Liên hợp quốc

Người TQ “nằm vùng” tại Liên hợp quốc

Nắm quyền kiểm soát 5/15 cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc (LHQ), ngày càng có nhiều người Trung Quốc nắm vị trí đứng đầu các tổ chức chủ chốt trên toàn cầu. Người Trung Quốc đã len lỏi vào tổ chức này như thế nào? Và mục đích của chính quyền Trung Quốc là gì?

Ngày 12/4/2019, Tổ chức LHQ toàn thế giới đã có 3 nhân viên tử vong và 189 nhân viên dương tính virus Vũ Hán. Nhìn lại lịch sử của LHQ trong hơn một thập kỷ, có thể thấy rằng người Trung Quốc đã sớm thâm nhập vào các vị trí chủ chốt của tổ chức này.

Nằm trong số 15 cơ quan của LHQ do người của Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn, gồm có:

Thứ nhất: Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) với Tổng thư ký Triệu Hậu Lân. Thẩm quyền của ITU rộng khắp hành tinh: từ việc quy định các chuẩn mực, phân bổ các tần số vô tuyến điện và các quỹ đạo vệ tinh trên không gian, cho đến những vấn đề liên quan đến truy cập Internet và Internet băng rộng, liên lạc hàng hải và hàng không. Ông Triệu Hậu Lân đã lợi dụng vị trí của mình để thúc đẩy Huawei trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông 5G toàn cầu.

Thứ hai: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) với Tổng giám đốc là ông Khuất Đông Ngọc. Cơ quan này cũng có trách nhiệm quy định các tiêu chuẩn toàn cầu và ban hành các quy định quốc tế trong một lĩnh vực thậm chí còn rộng lớn hơn cả viễn thông: nông nghiệp và lương thực, thực phẩm.

Thứ ba: Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Tổng giám đốc là ông Lý Dũng, với mục tiêu thúc đẩy nền công nghiệp của các nước đang phát triển.

Thứ tư: Tổ chức Hàng không quốc tế (ICAO) Tổng thư ký là bà Liễu Phương. ICAO có trách nhiệm giám sát khoảng hơn 100.000 chuyến bay quốc tế hàng ngày, là cơ chế tạo ra các chuẩn mực quốc tế thống nhất áp dụng cho mọi quốc gia trong lĩnh vực hàng không dân sự. Cơ quan này đã từng bị cáo buộc đặt Đài Loan bên ngoài thỏa thuận hàng không dân dụng liên quan đến virus Trung Cộng.

Thứ năm: Phó Tổng thư ký LHQ ông Lưu Chấn Dân, vốn là cựu thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc. Năm 2017, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã bổ nhiệm ông làm Phó Tổng thư ký phụ trách các vấn đề kinh tế xã hội. Nhiệm vụ của cơ quan này là thúc đẩy việc thực hiện các kế hoạch mang tính biểu tượng của LHQ Thúc đẩy việc phát triển, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm thiểu bất bình đẳng.

Ngoài ra, trong các tổ chức quốc tế còn có: Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Ngân hàng Thế giới Dương Thiếu Lâm; Phó tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới WTO Dịch Tiểu Hoài; Tổng thư ký Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Lâm Kiến Hải và Phó chủ tịch Trương Đào, Phó Tổng thư ký Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO Vương Bân Dĩnh, Trợ lý Tổng thư ký của Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO Trương Văn Kiến.

Theo ghi nhận của chuyên gia Edolus Toncho, việc cài người của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào các tổ chức chủ chốt này rõ ràng là kết quả của một kế hoạch được vạch ra từ lâu, một cách rất tỉ mỉ. Chiến lược của Trung Quốc là gửi các cán bộ chính trị năng nổ nhất của Đảng qua nằm vùng trong các cơ quan quản lý toàn cầu mà Bắc Kinh đánh giá là có giá trị chiến lược nhất, rồi chờ dịp là lên giành chức lãnh đạo. Một chuyên gia phân tích thừa nhận: “Chúng tôi không thể đánh lại được Trung Quốc. Họ gửi hàng chục cộng tác viên qua làm việc miễn phí cho các tổ chức vốn bị ràng buộc chặt chẽ về ngân sách”. Ở New York, giới ngoại giao và chuyên gia ngày càng có thái độ quan ngại trước cách làm của Trung Quốc bởi Bắc Kinh có thể bất chấp mọi thứ để đạt được mục tiêu.

Vậy việc thâm nhập của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào các tổ chức này nhằm mục đích gì?

Năm 1942, cựu Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã nói về mục tiêu và nguyên tắc chung, trong đó niềm tin đối với cuộc sống tự do, độc lập, tự do tôn giáo và bảo vệ nhân quyền và công lý. Những nguyên tắc này sau đó đã trở thành nguyên tắc sáng lập LHQ.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã cho thế giới thấy rõ một LHQ dưới ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đi ngược lại với những nguyên tắc sáng lập của mình. Thay vì phục vụ lợi ích của thế giới, tổ chức quốc tế này ngày càng ủng hộ chủ nghĩa quyền lực, đặc biệt là đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhà văn Hồng Kông Nhan Thuần Câu bình luận rằng, trong những năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng các quy tắc chính trị ngầm đang thịnh hành ở Trung Quốc đại lục để áp dụng vào cộng đồng quốc tế, thể hiện ở việc dùng tiền mua chuộc các nước vừa và nhỏ, hối lộ các nhân vật trọng yếu ở các nước, mua chuộc các chính trị gia, sử dụng “Một vành đai, một con đường” để bóp nghẹt kinh tế của các nước yếu.

Trên cơ sở đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã âm thầm thay đổi thành phần và cấu trúc của các tổ chức quốc tế, tăng cường ảnh hưởng mềm, kiểm soát phiếu bầu, kiểm soát các ứng cử viên, cuối cùng đạt được mục đích nắm quyền phát biểu và thay đổi các quy tắc đạo đức trong thông lệ quốc tế. Bằng việc kiểm soát Hội đồng Nhân quyền, Trung Quốc đã cố tình bỏ phiếu một cách sai trái có hệ thống khi thông qua các nghị quyết về nhân quyền. Ví dụ, năm 2018, Trung Quốc đã bỏ phiếu chống một nghị quyết lên án Syria vì vi phạm nhân quyền và phủ nhận quyền tiếp cận nhân đạo tại Đông Ghouta; phủ quyết một nghị quyết về việc gia hạn ủy thác cho báo cáo viên đặc biệt trong việc điều tra các vi phạm về nhân quyền tại Iran; phủ quyết một nghị quyết lên án những vi phạm nhân quyền con người của lực lượng chính phủ Burundi.

Năm 2018, hội đồng này đã thông qua một nghị quyết của Cuba đệ trình, trong đó coi tất cả các lệnh cấm vận của Hoa Kỳ và châu Âu chống lại các chế độ độc đảng chuyên chế là các hành vi vi phạm nhân quyền. Kiểm soát Hội đồng nhân quyền, Trung Quốc có thể đơn phương cắt ngang lời các diễn giả tại các phiên họp hội đồng, nhất là các diễn giả đang tìm cách vạch trần hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.

Một ví dụ khác, tháng 3/2011, phái đoàn Bắc Kinh đã cắt ngang lời của tiến sĩ Dương Tiến Lợi, một người sống sót sau vụ thảm sát Thiên An Môn, khi Dương đang phát biểu về thất bại của Trung Quốc trong việc duy trì những quyền con người cơ bản. Lần phát biểu thứ hai của tiến sĩ Dương vào tháng 3/2018, phía Trung Quốc lại tiếp tục chặn họng ông. Tháng 7/2019, phía Trung Quốc đã hai lần cắt ngang bài diễn thuyết của Hà Văn Thi, một nhạc sĩ và nhà hoạt động dân chủ người Hồng Kông, về phong trào phản đối luật dẫn độ.

Trung Quốc còn gây áp lực lên các quan chức để bắt họ phải làm theo những điều trái với quy trình và đạo đức của LHQ. Văn phòng Nhân quyền LHQ ở Thụy Sĩ không ngừng cung cấp danh sách và thông tin các nhà hoạt động nhân quyền từng chỉ trích chính quyền Bắc Kinh cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có tiến sĩ Dương Kiến Lợi và Đức Đạt Lai Lạt Ma….

Thượng nghị sĩ Ted Cruz nói rằng: “Nếu như LHQ cung cấp thông tin các nhà bất đồng chính kiến cho chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ đó gây ảnh hưởng đến sự an toàn của họ là sự thật, vậy thì điều này đã xác thực những chỉ trích trước đây của ngoại giới cho rằng LHQ thực chất là sào huyệt của một nhóm côn đồ đang tấn công dân chủ, đồng thời còn cúi đầu một cách hèn hạ trước chính quyền tồi tệ nhất thế giới này”. LHQ, với tư cách là một tổ chức quốc tế, nên chống lại sự áp bức từ Đảng Cộng sản Trung Quốc, chứ không phải là chịu khuất phục .

Việc này đã gián tiếp phơi bày một trong những thủ đoạn mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng đằng sau hậu trường để làm suy yếu cơ chế nhân quyền trong nhiều năm, phản ánh sự thâm nhập sâu rộng của nó vào các vấn đề nhân quyền LHQ. Chính phủ Trump đã đúng khi rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ từ tháng 6/2018 và cáo buộc rằng đây là tổ chức ô dù bảo kê cho những kẻ vi phạm nhân quyền, lỗ hổng thiên vị chính trị.

Tháng 10/2017, ông Tập Cận Bình đã nói rõ quan điểm: “Cần phải tích cực tham gia lãnh đạo cải cách hệ thống quản trị toàn cầu”. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lợi dụng LHQ làm công cụ thúc đẩy chiến lược kinh tế “Một vành đai, một con đường”. Vào năm 2019, tại Bắc Kinh, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã chúc mừng sáng kiến này phù hợp với các mục tiêu của LHQ.

Trên thực tế, dự án này đã bị chỉ trích rộng rãi vì coi thường việc bảo vệ môi trường. Trong những năm sau đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tích cực hoạt động để áp đặt các cơ chế phi tự do của mình lên các tổ chức quốc tế bằng cách thành lập các liên minh, rót tài chính và nỗ lực thúc đẩy các hoạt động quyên góp. Chính quyền Bắc Kinh đã đạt được thành công đáng kể trong việc biến LHQ thành nền tảng cho việc mở rộng hành động chính sách đối ngoại của mình. LHQ đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lợi ích kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bóp nghẹt các nhà bất đồng chính kiến, bài xích các nước dân chủ ….. Những dấu vết này có thể được nhìn thấy ở hầu hết mọi ngõ ngách trong tổ chức.

Về chính trị, hành động của Trung Quốc tại LHQ chủ yếu nhằm vào Đài Loan. Phát ngôn viên phía Đài Loan tại New York chia sẻ rằng, Trung Quốc đã ngăn cấm Đài Loan tham gia vào kiểm soát các cơ quan chuyên môn trong LHQ. Càng vô lý hơn nữa, khi những người mang hộ chiếu Đài Loan không được phép vào LHQ, ngay cả với tư cách là khách du lịch. Các nhà báo Đài Loan cũng bị từ chối tham dự các cuộc họp như Đại Hội đồng LHQ.

Chuyên gia Preddy Traver của LHQ chia sẻ: “Trung Quốc lợi dụng Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế cũng như Tổ chức Y tế Thế giới ngăn cấm người Đài Loan được quyền tham gia và thảo luận. Lợi dụng Liên minh Viễn thông Quốc tế, hợp pháp hóa “Vành đai và Con đường” và thúc đẩy mạnh các mục tiêu liên quan đến Internet”. Rất rõ ràng, Trung Quốc có một kế hoạch: Họ nhắm vào các tổ chức nhất định để thực hiện mục tiêu của mình.

Tháng 12/2019, Malaysia đã đệ trình LHQ về yêu sách để thiết lập các giới hạn thềm lục địa của Malaysia tại phần phía Bắc của Biển Đông. Trung Quốc phản đối quyết liệt và cho rằng Malaysia đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa. Bắc Kinh đã sử dụng gã khổng lồ viễn thông Tencent để đánh bóng thương hiệu “quản trị toàn cầu”. LHQ gần đây đã tuyên bố sẽ hợp tác với Tencent để tổ chức các hội nghị trực tuyến. Thực tế là cơ quan này đã hợp tác với Tencent từ năm 2018.

Chương trình Phát triển LHQ (viết tắt là UNDP) đã tuyên bố quyền tặng lô vật tư y tế cấp thiết đầu tiên cho Trung Quốc, trị giá tới 500.000 USD để khắc phục hậu quả do dịch Covid -19 gây ra. Ngạc nhiên hơn, những tin tức của UNDP lại liên tiếp trực tiếp với Wechat và Tencent Video của Trung Quốc. Thậm chí, trang LHQ phiên bản tiếng Trung hầu như đã trở thành phiên bản tuyên truyền thay cho chính phủ Trung Quốc. Trên trang web còn có hàng chữ tiếng Hoa giản thể: “Đồng tâm hiệp lực chiến đấu với dịch bệnh”.

Trung Quốc còn hợp tác với Nga để viết lại các chuẩn mực quốc tế về giám sát và đánh giá thông qua Nghị quyết chung về Tội phạm mạng của LHQ vào 11/2019. Nhiều chuyên gia cho rằng, lý do khách quan cho sự thâm nhập nghiêm trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc tới LHQ chính là do sự cẩu thả và thiếu lãnh đạo của các nước dân chủ phương Tây. Việc này đã cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc tác động tiêu cực tới các cơ quan của LHQ, lợi dụng các quốc gia thành viên bỏ phiếu để thúc đẩy các chương trình nghị sự phản dân chủ.

Bà Christine Lee, một nhà nghiên cứu trong Chương trình An ninh Châu Á – Thái Bình Dương, đã cảnh báo rằng, nếu không có thông tin nhất quán, minh bạch và hướng dẫn rõ ràng từ các cơ quan điều phối quốc tế ban hành, chính phủ và công chúng ở nhiều quốc gia sẽ không chuẩn bị đầy đủ cho thiệt hại cuối cùng do “virus Trung Cộng” gây ra. Hơn nữa, trong tương lai, thảm họa này sẽ xảy ra một lần nữa. Bà Christine nói rằng, khi cuộc khủng hoảng dịu bớt, bài học từ trong đại dịch này có thể cho các quốc gia cơ hội xem xét lại mối quan hệ giữa LHQ và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới